Tập huấn kỹ năng tư vấn, phản biện và giám định xã hội cho Liên hiệp hội các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc
LIÊN HIỆP HỘI VIỆT NAM
Tập huấn kỹ năng tư vấn, phản biện và giám định xã hội
cho Liên hiệp hội các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc
Trong khuôn khổ của Dự án hợp tác giưa Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp hội Việt Nam) và tổ chức Rosa Luxemburg Stiftung Cộng hòa Liên bang Đức, Văn phòng khu vực Đông Nam Á tại Hà Nội. Từ ngày 04/11 đến ngày 06/11/2015, tại Sông Hồng Resort, thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) Liên hiệp hội Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tập huấn “Kỹ năng tư vấn, phản biện và giám định xã hội” cho Liên hiệp hội các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc.
Ông Nghiêm Vũ Khải, PCT LHH Việt Nam, phát biểu tại Hội nghị tập huấn
Dự Hội nghị tập huấn có ông Nghiêm Vũ Khải, Phó Chủ tịch Liên hiệp hội Việt Nam; ông Trần Việt Hùng nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp hội Việt Nam; giảng viên là các chuyên gia tư vấn, phản biện và giám định xã hội (TV, PB & GĐXH) đến từ Liên hiệp hội Việt Nam; đại diện tổ chức Rosa Luxemburg Stiftung Văn phòng khu vực Đông Nam Á tại Hà Nội; và trên 40 học viên là lãnh đạo và chuyên viên Liên hiệp hội các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc.
Ông Hoàn Văn Kể, CT LHH Hải Phòng (ảnh trái) và ông Trần Đình Yến, CT LHH Sơn La (ảnh phải) tham luận tại Hội nghị tập huấn.
Tại Hội nghị tập huấn các học viên đã được nghiên cứu và chia nhóm thảo luận, thực hành các chuyên đề: tổng quan về hoạt động TV, PB & GĐXH; phương pháp và cách tiếp cận, các bước triển khai hoạt động TV, PB & GĐXH; phương pháp và cách thức truyền đạt TV, PB & GĐXH.
Các học viên chia nhóm thảo luận, thực hành và báo cáo kết quả
Ngoài ra các học viên còn được cập nhật thông tin và chia sẻ kinh nghiệm của hoạt động TV, PB & GĐXH của Liên hiệp hội Việt Nam và các địa phương; phương pháp xác định vấn đề cần TV, PB & GĐXH; các bước triển khai thực hiện TV, PB & GĐXH; phân tích thuận lợi và khó khăn trong hoạt động TV, PB & GĐXH hiện nay ở tại các Liên hiệp hội địa phương; chia sẻ kinh nghiệm và phân tích một số trường hợp điển hình của một số Hội ngành, Liên hiệp hội địa phương. Qua đó thấy rằng việc chọn vấn đề, chủ đề để thực hiện hoặc đề xuất thực hiện TV, PB & GĐXH là rất quan trọng. Nó phải đảm bảo được các yếu tố: là vấn đề xã hội đang quan tâm; Liên hiệp hội có nhiều chuyên gia giỏi am hiểu về lĩnh vực sẽ TV, PB & GĐXH; là vấn đề mà Liên hiệp hội có đủ thông tin chính xác, có cơ sở khoa học. Một vấn đề quan trọng có tính quyết định là hiệu quả của hoạt động TV, PB & GĐXH: có được dư luận xã hội đồng tình không? các nơi được gửi báo cáo, đề xuất việc TV, PB & GĐXH đến có quan tâm xem xét, tiếp thu hoặc có động thái, phản ứng gì không? Hoạt động TV, PB & GĐXH đối với một vấn đề cụ thể nếu không có chính kiến, đề xuất, tham mưu, tham vấn cụ thể hoặc bị xem là có cũng được, không có cũng chẳng sao (dạng ba phải, lấp lửng, thiếu cơ sở khoa học, không kịp thời...) sẽ dễ làm cho Liên hiệp hội và hoạt động TV, PB & GĐXH của Liên hiệp hội bị ảnh hưởng về vị thế, chức năng của mình...
Kết thúc Hội nghị, Liên hiệp hội Việt Nam và tổ chức Rosa Luxemburg Stiftung Cộng hòa Liên bang Đức, Văn phòng khu vực Đông Nam Á tại Hà Nội đã cấp chứng chỉ hoàn chương trình tập huấn cho các học viên./.
Tin, ảnh: Hữu Đức – LHH Sơn La.