No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Chủ trương phát triển công nghiệp tỉnh Sơn La trong những năm tới
Lượt xem: 7125
Chủ trương phát triển công nghiệp tỉnh Sơn La trong những năm tới




Chủ trương phát triển công nghiệp tỉnh Sơn La trong những năm tới



Tỉnh Sơn La chủ trương phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, hiệu quả và thân thiện với môi trường. Phát triển một số ngành, lĩnh vực: công nghiệp sản xuất chế biến gắn với thế mạnh của lĩnh vực nông, lâm, thủy sản; khai thác chế biến khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng gắn với sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên trên địa bàn tỉnh; sản xuất điện và công nghiệp chế tạo, lắp ráp, sửa chữa cơ khí; điện tử; hỗ trợ là các ngành công nghiệp mà tỉnh có tiềm năng thế mạnh.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh Sơn La có 55 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ với tổng công suất khoảng 613 MW và 03 nhà máy thủy điện lớn với tổng công suất 3.120 MW, sản lượng điện năm 2021 ước đạt 11.000 triệu KWh.















Nhà máy thủy điện Sơn La, công suất 2.400 MW





Nhà máy thủy điện Nậm La, công suất 27 MW



01 nhà máy sản xuất sữa, sản lượng năm 2021 ước đạt 70 triệu lít/năm; 01 nhà máy đường, sản lượng ước đạt 66.000 tấn đường/năm; 02 nhà máy chế biến tinh bột sắn, sản phẩm tinh bột sắn công suất trên 60.000 tấn tinh bột/năm, năm 2021 sản phẩm của 02 nhà máy sản lượng ước đạt 45.000 tấn, niên vụ 2021 -2022 đạt 100% công suất.





















Nhà máy sữa Mộc Châu Nhà máy đường Sơn La
Nhà máy tinh bột sắn BHL Nhà máy tinh bột sắn Sơn La



07 nhà máy chế biến cà phê nhân với trên 1.000 cơ sở sản xuất nhỏ với sản lượng trên 29.000 tấn cà phê nhân xuất khẩu/năm; có 25 nhà máy sản xuất chè với sản lượng đạt trên 15.000 tấn, trong đó có trên 10.000 tấn xuất khẩu. Ngành sản xuất chế biến rau, củ, quả có 3 nhà máy lớn (Nhà máy Chế biến hoa quả tươi và Thảo dược Vân Hồ của CTCP chế biến thực phẩm sạch thuộc Tập đoàn TH; Nhà máy chế biến chanh leo, rau, củ, quả xuất khẩu của Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc; Nhà máy chế biến, bảo quản nông sản công nghệ cao của Công ty IC Food SonLa); 05 cơ sở chế biến quả (HTX nông nghiệp Quyết Thanh Mộc Châu; Công ty TNHH một thành viên Đạt Thủy; HTX dịch vụ phát triển nông nghiệp 19/5; Công ty cổ phần rượu Việt Pháp; Công ty cổ phần thực phẩm Hải Đăng: chế biến các loại quả xoài, nhãn, mận, dứa, hồng, cam, chanh leo, mắc ca…) và trên 1.000 cơ sở nhỏ lẻ chế biến rau, quả (long nhãn, sơn tra sấy…), sản lượng rau, quả chế biến các loại hàng năm đạt trên 20.000 tấn sản phẩm.






























Dây chuyền chế biến long nhãn của Tập đoàn TH tại Vân Hồ

Nhà máy chế biến chanh leo, rau, củ, quả xuất khẩu của CTCP Nafoods Tây Bắc


NM chế biến, bảo quản nông sản công nghệ cao của Công ty IC Food SonLa Một số sản phẩm sau chế biến của Công ty IC Food SonLa
Nhà máy cà phê Phúc Sinh Sơn La Chế biến hồng sấy – HTX nông nghiệp Quyết Thanh Mộc Châu



Với tiềm năng lớn về khoáng sản, đặc biệt là đá vôi, Sơn La hiện có 40 mỏ được đưa vào khai thác với 35 chủ đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản. Nhiều loại khoáng sản đã được khai thác và chế biến hiệu quả cao, công nghệ hiện đại như: xi măng lò quay đạt 1triệu tấn/năm; khai thác đá sản xuất vật liệu xây dựng đạt sản lượng 1,5 triệu tấn/năm; khai thác một số khoáng sản khác phục vụ cho chế biến trong và ngoài tỉnh như quặng Nikel, sắt, chì kẽm, thạch anh, đồng...

Cùng với các chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư, tỉnh Sơn La đã quy hoạch 02 khu công nghiệp với tổng diện tích là 390 ha (trong đó Khu công nghiệp Mai Sơn với diện tích 150 ha, đã đầu tư cơ sở hạ tầng giai đoạn I và đang trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi giai đoạn II; Khu công nghiệp Vân Hồ với diện tích 240ha, hiện đang được lập quy hoạch phân khu).

Tỉnh đã quy hoạch 08 cụm công nghiệp (trong đó có 03 cụm công nghiệp đã có quyết định thành lập là: Cụm công nghiệp Mộc Châu; Cụm công nghiệp Gia Phù; Cụm công nghiệp Mường La) với tổng diện tích 144,57 ha. Hiện nay, Sở Công thương đang chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố xây dựng phương án phát triển cụm công nghiệp để trình UBND tỉnh tích hợp vào quy hoạch chung của tỉnh.

Hàng năm, giá trị tăng thêm các ngành sản xuất công nghiệp (theo giá hiện hành) trên 10.000 tỷ đồng, chiếm trên 20% giá trị tổng sản phẩm của tỉnh.

Để công nhiệp Sơn La trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, công nghiệp chế biến nông lâm sản sẽ được cơ cấu lại trên cơ sở gắn kết vùng nguyên liệu với nhà máy chế biến, xây dựng thương hiệu sản phẩm, chỉ dẫn địa lý; khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới, ứng dụng công nghệ hiện đại, công nghệ cao trong sản xuất, chế biến theo hướng tiết kiệm nhiên liệu, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm; tăng cường liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Ưu tiên thu hút một số dự án có quy mô vừa và lớn, chủ lực trong lĩnh vực chế biến các sản phẩm tinh bột sắn, chè cao cấp, cà phê rang say, rau, sản phẩm thực phẩm từ quả (xoài, nhãn, chanh leo, mận, chuối, cam, sơn tra…, gỗ ghép thanh, gỗ ván ép như: đồ gỗ nội thất, dân dụng, gỗ lắp ráp; các sản phẩm thực phẩm, thủy sản; chế biến rau quả, phát huy lợi thế của từng địa phương, phù hợp với mục tiêu phát triển công nghiệp nông thôn. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia chế biến nông lâm sản, thực phẩm ở vùng cao.

Với ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, sẽ tăng cường đầu tư chế biến sâu, nâng cao giá trị sản phẩm, thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường; rà soát, thu hồi các dự án đầu tư không triển khai hoặc triển khai chậm tiến độ theo quy định của pháp luật, tiến tới chấm dứt cấp phép đầu tư đối với các dự án khai thác, tiêu thụ sản phẩm thô. Tập trung phát triển một số sản phẩm có tiềm năng, sản lượng lớn, giá trị cao tạo bước đột phá: Nikel, đồng, chì, kẽm,...

Công nghiệp sản xuất điện, sẽ phát triển theo hướng khuyến khích đầu tư các dự án sản xuất điện mới, sử dụng năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, điện sinh khối, điện khí sinh học, điện gió). Chỉ xem xét, chấp thuận cho khảo sát, nghiên cứu đầu tư các dự án thủy điện nhỏ có quy mô công suất từ 10 MW trở lên đảm bảo không tác động lớn đến đời sống, sản xuất của nhân dân, không ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, không sử dụng đất rừng tự nhiên...

Bên cạnh đó, tiếp tục thu hút các Nhà máy sản xuất công nghiệp sử dụng nhiều lao động, nhằm giải quyết nguồn lao động tại địa phương, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh trật tự như: May mặc, giày da…







Nhà máy may công nghiệp - Công ty TNHH may Phù Yên



Phát triển ngành công nghiệp tỉnh Sơn La theo hướng bền vững, hiệu quả, thân thiện với môi trường, phù hợp với quy hoạch phát triển ngành công nghiệp cả nước, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh Sơn La thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 là định hướng cho thời gian tới của tỉnh. Từ đó, đóng góp tích cực vào tăng trưởng GRDP của địa phương và trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Tỉnh sẽ quan tâm ưu tiên đầu tư nguồn lực để phát triển dựa trên tiềm năng, thế mạnh là định hướng phát triển theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường. Ưu tiên lựa chọn các dự án công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, công nghiệp sạch, công nghệ sinh học. Quan tâm đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp để thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến tiêu thụ hết nông sản cho nông dân, tạo việc làm có thu nhập ổn định cho vùng nông thôn. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, trên cơ sở xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa ngành công nghiệp với nông nghiệp và các ngành dịch vụ liên quan.


Hồng Hạnh



Thông tin doanh nghiệp
  • Hội thảo tư vấn Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu thị trường lao động và việc làm tại Sơn La
  • Phát động, khởi công hợp thực hiện các dự án bảo vệ, phát triển rừng và các hoạt động hỗ trợ sinh kế cho người dân
  • Bản tin Trí thức với Khoa học và Công nghệ số 56/2025
  • UBND tỉnh Sơn La làm việc với Đoàn Công tác Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
  • Từ thợ “chân đất” thành nhà sáng chế triệu đô
  • Sơn La công nhận 7 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao
  • 34 ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH ĐƯỢC QUỐC HỘI THÔNG QUA NĂM 2025
  • Một nền giáo dục tốt không thể phụ thuộc vào học thêm
  • NHỮNG NGƯỜI TIÊN PHONG ĐI MỞ ĐẤT
  • Sơn La gặp mặt các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình tiêu biểu về sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê
  • TS. Nguyễn Thị Kim Thanh: 17 năm theo đuổi hiệu ứng Kondo
  • Năng lượng tái tạo: Cơ hội tăng tốc xanh cho Việt Nam
  • Hội thảo tư vấn tham gia ý kiến các dự thảo luật sửa đổi
  • Tư duy chiến lược và những đột phá từ bộ tứ trụ cột ​
  • Liên hiệp Hội Sơn La và các hoạt động Kỷ niệm Ngày Khoa học Công nghệ Việt Nam
  • Tổng Bí thư Tô Lâm và tư duy lý luận mới về kinh tế tư nhân
  • Hội thảo tư vấn tham gia ý kiến vào dự thảo một số luật sửa đổi, bổ sung
  • Hội thảo tư vấn tham gia ý kiến vào dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Doanh nghiệp
  • Hội thảo tư vấn, tham gia ý kiến vào dự thảo một số luật sửa đổi, bổ sung
  • Hội thảo tư vấn tham gia ý kiến vào dự thảo một số luật sửa đổi, bổ sung
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Tôn vinh trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam
  • Chủ tịch của NVIDIA và 4 nhà khoa học thắng giải thưởng 3 triệu USD của VinFuture
  • Công bố chi tiết 5 bộ, 4 Ủy ban dự kiến sáp nhập, kết thúc sau khi tinh gọn bộ máy
1 2 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 37
    • Hôm nay: 2807
    • Trong tuần: 24 192
    • Tất cả: 15697189
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này