No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Hội thảo tư vấn Công nghệ cấy lúa hiệu ứng hàng biên
Lượt xem: 3380

HỘI THẢO TƯ VẤN “CÔNG NGHỆ CẤY LÚA HIỆU ỨNG HÀNG BIÊN”



Ngày 14 – 9 -2015, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La tổ chức Hội thảo tư vấn giới thiệu công nghệ cấy lúa mới “Công nghệ cấy lúa hiệu ứng hàng biên”.



Hội thảo đã thu hút sự quan tâm và tham dự của đại diện Trung tâm khuyến nông tỉnh, Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi thủy sản tỉnh, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN tỉnh, Trạm Khuyến nông huyện Mường La, Trạm Khuyến nông Thành phố Sơn La, Sở KHCN, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, sở Khoa học và công nghệ, Hội Khoa học Kinh tế tỉnh, Hội ngành nghề Nông nghiệp nông thôn tỉnh, Hội Nông dân, Phụ nữ, Câu Lạc bộ Nghiên cứu Sinh – Hóa trường Đại học Tây Bắc, đặc biệt các cán bộ khuyến nông một số xã bản của huyện Mai Sơn và TP. Sơn La và một số hộ nông dân đã áp dụng công nghệ này và công nghệ cấy lúa hàng rộng hàng hẹp SRI trên địa bàn một số xã của huyện Mai Sơn và Thanh phố.



Ảnh: Kĩ sư Chu Văn Tiệp giới thiệu “Công nghệ cấy lúa hiệu ứng hàng biên” tại hội thảo.



Tác giả của “Công nghệ cấy lúa hiệu ứng hàng biên” là Kĩ sư Chu Văn Tiệp và Trịnh Thị Thanh – Trung tâm Tư vấn, Đào tạo và chuyển giao tiến bộ khoa học nông nghiệp (Hội Sinh học Hà Nội) đã dày công nghiên cứu bằng tiền túi của mình.


Tham gia đoàn chuyên gia Kĩ sư Chu Văn Tiệp có Tiến sĩ Nguyễn Văn Biểu – Giám đốc Trung tâm Tư vấn, Đào tạo và chuyển giao tiến bộ khoa học nông nghiệp. Kĩ sư Chu Văn Tiệp đã giới thiệu công nghệ cấy lúa mới vừa được công nhận độc quyền sáng chế tại Việt Nam hôm 11/9/2015 “Công nghệ cấy lúa hiệu ứng hàng biên”, công nghệ gồm 2 “phát minh khoa học” đó là: Quy luật hiệu ứng tối ưu hàng biên. Đó là hiện tượng cây hàng biên (cây đầu bờ, đầu dãy, quanh bờ). Hiện tượng này người nông dân nào cũng biết, song chưa ai nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa đúng nên chưa có hoặc ứng dụng hiệu quả thấp và Quy luật sức tạo bông tối ưu/khóm. Đối với quy luật này, bất kể giống lúa nào nếu được gieo cấy đúng đều cho số bông/ khóm cao từ 15 – 40 bông/khóm, giúp tăng số hạt chắc/bông từ 20-60%.




Ảnh: Ông Dương Gia Định – PGĐ Trung tâm khuyến nông báo cáo tham luận


kết quả áp dụng công nghệ cấy hàng rộng hàng hẹp tại Mai Sơn.



Khác với phương pháp cấy lúa thông thường hiện nay là 40-50 khóm/m2, “Công nghệ cấy lúa hiệu ứng hàng biên” cần 15-16 khóm/m2 (lúa lai), 18-20 khóm/m2 (lúa thuần) do đó chi phí giống giảm 40-50%, phân bón giảm 30%, sâu bệnh giảm trên 70%, nhân công giảm trên 50-70% và đặc biệt năng suất tăng từ 20-60%.



Ảnh: Cán bộ khuyến nông xã Chiềng Mai chia sẻ kết qủa ứng dụng công nghệ SRI.



Thực tế nhiều hộ nông dân áp dụng đã tăng từ 50-70 kg/sào bắc bộ. Sau khi thu hoạch, trừ chi phí mỗi ha thu lãi từ 18-28 triệu đồng. Công nghệ cấy lúa mới này đã được áp dụng tại tỉnh Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hà Nam, Thái Bình và thành phố Hà Nội, Lạng Sơn, Bến Tre... Tại Sơn La, nông dân huyện Phù Yên, Mai Sơn đã bước đầu áp dụng công nghệ cấy lúa mới này vào sản xuất.


Tại hội thảo đại diện lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi thủy sản tỉnh, một số cơ sở và hộ nông dân đã áp dụng thử nghiệm chia sẻ kết quả áp dụng công nghệ cấy lúa hàng rộng hàng hẹp SRI và công nghệ cấy lúa hiệu ứng hàng biên. Các đại biểu đã chia sẻ, trao đổi cởi mở những băn khoăn thắc mắc liên quan tới công nghệ này và được tác giả giải đáp cụ thể.


Tác giả khẳng định qua kết quả ứng dụng trên đồng ruộng khẳng định, “Công nghệ cấy lúa hiệu ứng hàng biên” giúp tạo năng suất đột biến cho mọi giống lúa hiện nay đang sử dụng.


Sau hội thảo Liên hiệp hội sẽ có kế hoạch phối hợp cùng ngành nông nghiệp, Trung tâm Khuyến nông trình tỉnh đầu tư xây dựng mô ứng dụng quy mô, bài bản để làm cơ sở nhân rộng trong tỉnh.


Qua hội thảo này nhằm giúp các hộ nông dân thay đổi nhận thức, cách nghĩ, cách làm từng bước nâng cao ý thức áp dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất, đồng thời góp phần giúp tăng năng suất, chất lượng lúa gạo nâng cao thu nhập cho nông dân. Trong tình trạng diện tích đất canh tác đang ngày một thu hẹp như hiện nay, đây có thể sẽ là một giải pháp góp phần ổn định an ninh lương thực.


Tuấn Đạt.



Thông tin doanh nghiệp
  • Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều các Nghị định về kinh doanh trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường
  • Rèn luyện sức khỏe - thể hình qua thiền
  • Tổng quan các xu hướng công nghệ năm 2023 (phần 3)
  • Hội nghị Công bố và trao quyết định nghỉ hưu đối với Đồng chí Nguyễn Thị Kim Thanh – Phó chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật
  • Hội thảo tư vấn đánh giá về tác động của các chính sách hỗ trợ phát triển cây ăn quả của tỉnh Sơn La từ năm 2017 đến nay
  • Hội thảo tư vấn phản biện và giám định xã hội - những vấn đề đặt ra trong thời gian tới
  • Tại sao chỉ dùng cát sông khi xây dựng mà không sử dụng cát sa mạc và cát biển?
  • Chưa đủ tuổi hưởng lương hưu thì có được nhận trợ cấp thất nghiệp không?
  • Lý Quang Diệu chống tham nhũng và phát triển đất nước Singapore
  • 5 bảng lương theo vị trí việc làm 2024 khi cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức? ​
  • Vai trò của ong mật đối với cây trồng, giải pháp khuyến khích sử dụng ong mật thụ phấn cho cây trồng ở Sơn La
  • Linh thiêng nguồn cội, đất tổ Hùng Vương
  • Ai giàu ba họ….
  • Tổng quan các xu hướng công nghệ năm 2023 (Phần 2)
  • Tổng quan các xu hướng công nghệ năm 2023 (phần 1)
  • VBEE - Dự án chuyển chữ viết thành giọng ảo đầy cảm xúc
  • Ga Vĩnh Yên
  • Sơn La: Hội thi “Tìm hiểu kiến thức Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2023”
  • Thế giới ca ngợi và tưởng nhớ Bác Hồ
  • Những ấn tượng kinh tế của Mộc Châu qua nửa nhiệm kỳ Đại hội và quyết tâm tăng tốc để cán đích mục tiêu kinh tế của Huyện vào năm 2025
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Những Tỉnh Thành Nào Sẽ Bị Sáp Nhập?
  • Sổ Hộ Khẩu, Sổ Tạm Trú Sẽ Hết Giá Trị Sử Dụng Sau Ngày 31/12/2022 | TVPL
1 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 9
    • Hôm nay: 109
    • Trong tuần: 11 180
    • Tất cả: 13572156
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này