No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và tình hữu nghị
Lượt xem: 86

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và tình hữu nghị

anh tin bai

Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1946. Ảnh tư liệu lịch sử. 

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người thiết tha yêu chuộng hòa bình và Người đã tiên phong trong việc kêu gọi tình hữu nghị giữa các quốc gia trên thế giới.

Biểu tượng của hòa bình và tình hữu nghị

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) ra đời vào ngày 2/9/1945. Ngành ngoại giao Việt Nam rất vinh dự và tự hào được Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp đảm nhiệm cương vị Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên (tháng 8/1945 – 3/1946 và tháng 11/1946 – 3/1947).

Xuất phát từ cái chung, cái nhân loại, từ những chân lí phổ biến, những “lẽ phải không ai chối cãi được” là “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” (Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ năm 1776), Bản Tuyên ngôn Độc lập của nước ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình vào ngày 2/9/1945 đã “suy rộng ra” rằng: “tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.

Chỉ ba tuần sau ngày Việt Nam tuyên bố độc lập, thực dân Pháp đã nổ súng tấn công Sài Gòn (23/9/1945), mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 16/2/1946, trong thư gửi Tổng thống Mỹ Harry S. Truman, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Cuộc xâm lược của Pháp đối với một dân tộc yêu chuộng hòa bình là một mối đe dọa trực tiếp đối với an ninh thế giới… Liên Hiệp Quốc phải giữ lời hứa. Họ phải can thiệp nhằm ngăn chặn cuộc chiến tranh phi nghĩa này, và để tỏ ra rằng trong thời bình họ có ý định thực hiện những nguyên tắc mà vì chúng, họ đã chiến đấu trong thời chiến”[1].

Trong Lời kêu gọi Liên Hiệp Quốc (12/1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Đối với các nước dân chủ, nước Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực”[2].

Trả lời nhà báo Mỹ S.Elie Massie, hãng International News Service, vào tháng 9/1949 về chính sách đối ngoại của Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố Việt Nam sẽ thực hiện chủ trương “Làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai”[3].

Trong Lời tuyên bố của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cùng Chính phủ các nước trên thế giới ngày 14/1/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Căn cứ trên quyền lợi chung, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ nước nào trọng quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của nước Việt Nam, để cùng nhau bảo vệ hòa bình và xây đắp dân chủ thế giới”[4].

 file-icon

Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và tình hữu nghị. Ảnh tư liệu lịch sử.

Ngày 12/1/1967, khi tiếp đoàn nhà báo Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: “Chúng tôi chìa bàn tay hữu nghị với bất kỳ quốc gia nào thừa nhận Việt Nam là một nước tự do và độc lập”[5].

Ngày 5/9/1969, Tổ chức những người bạn Mỹ đánh giá về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh rằng: “Người là một nhân vật xuất chúng, đã quên mình hiến dâng cả cuộc đời cho sự nghiệp độc lập dân tộc và xây dựng xã hội. Đức độ liêm khiết và lòng trung thành tận tụy của Người được nhân dân thế giới khâm phục và kính trọng”[6].

Ngày 5/9/1969, Uỷ ban toàn quốc Đảng Cộng sản Mỹ nhận định: “Tên tuổi của đồng chí Hồ Chí Minh sẽ mãi mãi gắn bó với những hành động cao cả nhất và những ước mơ cao quý nhất của nhân loại nhằm thực hiện một cộng đồng anh em thực sự của nhân dân các nước được hưởng quyền bình đẳng và được thỏa mãn đầy đủ những nhu cầu vật chất và tinh thần của mình, một thế giới không có chiến tranh, không có sự tàn bạo, sự nghèo khổ và sự phân biệt đối xử… Tấm gương vĩ đại của đồng chí Hồ Chí Minh suốt đời đấu tranh quên mình để phục vụ nhân dân Việt Nam, phục vụ những người lao động trên thế giới và toàn thể loài người bị áp bức sẽ mãi mãi cổ vũ trái tim và dìu dắt tư tưởng của các chiến sĩ hòa bình đấu tranh cho tự do và chủ nghĩa cộng sản”[7].

TIME, một trong những tờ báo nổi tiếng và uy tín nhất nước Mỹ, đã nhận định: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật đã làm thay đổi dòng chảy lịch sử nhân loại, làm nên lịch sử hiện đại và là nhân vật vĩ đại nhất châu Á trong thế kỷ XX”.

Tính đến nay, đã có 35 tượng, tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng ở 20 nước thuộc châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi (Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines, Singapore, Sri Lanka, Lào, Thái Lan,Pháp, Nga, Hungary, Cuba, Venezuela, Argentina, Mexico, Chile, Panama, Dominica, Madagascar...). Có nhiều đường phố, đại lộ (riêng Pháp có 7 đường phố, Italy có 21 đường phố), 16 khu tưởng niệm và công viên, 6 bia tưởng niệm, 6 trường học mang tên Người ở nước ngoài.

Thực hiện lời dạy của Người

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Việt Nam đã trở thành một nhân tố tích cực xây dựng tình hữu nghị giữa các quốc gia trên thế giới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nước ta đã tạo dựng, củng cố ngày càng vững chắc cục diện đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá, tạo tiền đề thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Những đặc trưng của mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 và được hoàn thiện thêm một bước trong Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011. Đó là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đánh giá vị thế, uy tín, vai trò của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới ngày càng được nâng cao. Đại hội cũng đã xác định xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân để tiếp tục nâng tầm vị thế quốc gia. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng ta khẳng định: “Tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước”[8]

Trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” (năm 2021), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nước ta đã giành được những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử và toàn diện trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, xây dựng Ðảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa... Tại cột mốc năm 2020, Việt Nam đứng trong tốp 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới[9]. Tại mốc năm 2021, Việt Nam thuộc top 20 nền kinh tế có quy mô thương mại lớn nhất thế giới[10]. Theo công bố của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy quy mô GDP của Việt Nam năm 2022 ước đạt 9,513 triệu tỷ đồng, tương đương 409 tỷ USD, GDP bình quân đầu người của nước ta năm 2022 tương đương 4.110 USD.

Hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 192 quốc gia trên thế giới thuộc tất cả các châu lục (bao gồm 190/193 nước thành viên Liên Hiệp Quốc), trong đó, 3 nước có quan hệ đặc biệt (Lào, Campuchia, Cuba), 18 đối tác chiến lược (trong đó có 5 đối tác chiến lược toàn diện là Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ); có quan hệ kinh tế thương mại với hơn 230 nước và vùng lãnh thổ. Việt Nam cũng đang là thành viên tích cực của trên 70 tổ chức khu vực và quốc tế, đóng vai trò quan trọng trong nhiều cơ quan quan trọng của Liên Hiệp Quốc. Việt Nam là một trong những Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 77 nhiệm kỳ 2022-2023 vừa qua, đại diện cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Kết quả này phản ánh sự tín nhiệm của cộng đồng quốc tế dành cho Việt Nam sau quá trình dài đóng góp vào hòa bình, an ninh thế giới.

                                                                                                             Nguyễn Văn Toàn

Chú thích:

[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 4 , Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr. 176

[2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 470

[3] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 256

[4] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 311

[5] Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, “Hồ Chí Minh-Biên niên tiểu sử”, tập 10, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016, tr. 11-12

[6] Thế giới ca ngợi và thương tiếc Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1976, tr. 384

[7] Thế giới ca ngợi và thương tiếc Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1976, tr. 528-529

[8] Đảng Cộng sản Việt Nam, “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII”, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2021, tr. 162

[9] TS Nguyễn Minh Phong – TS Nguyễn Trần Minh Trí, “Vị thế và cơ đồ kinh tế Việt Nam”, Báo Nhân Dân điện tử, cập nhật ngày 10/1/2021.

[10] Ngọc An, “Việt Nam vào top 20 nền kinh tế có quy mô thương mại lớn nhất”, Báo Tuổi Trẻ điện tử, cập nhật ngày 1/1/2022.

Thông tin doanh nghiệp
  • Lễ công bố Nghị quyết của Ban Thường vụ Quốc hội về thành lập thị xã Mộc Châu
  • Hội thảo tư vấn Tham gia góp ý vào Dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI
  • Cảnh giác với những thủ đoạn lừa đảo trên mạng xã hội
  • Đồng chí Chu Huy Mân với cách mạng Việt Nam
  • Đồng chí Khuất Duy Tiến với nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia
  • Một số hoạt động nổi bật của Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Sơn La năm 2024
  • Liên hiệp Hội Sơn La tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025
  • Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sơn La tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025
  • Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sơn La Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025
  • 10 Kết quả nổi bật trên các lĩnh vực của tỉnh Sơn La năm 2024
  • Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
  • 10 sự kiện Khoa học và Công nghệ nổi bật năm 2024
  • Nữ giáo sư Việt được lấy tên đặt cho 1 tiểu hành tinh
  • Ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và tình hữu nghị
  • Hội thảo Vai trò của Liên hiệp Hội Việt Nam trong bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia
  • Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam tiên phong trong một số lĩnh vực trọng tâm
  • Những chính sách hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp của chính phủ
  • “Xây dựng thành phố Sơn La từng bước trở thành cực tăng trưởng đô thị xanh của vùng Tây Bắc và Khu vực miền núi phía Bắc”
  • Họp Hội đồng xét tặng Giải thưởng Khoa học và công nghệ tỉnh Sơn La lần thứ nhất, năm 2024
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Tôn vinh trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam
  • Chủ tịch của NVIDIA và 4 nhà khoa học thắng giải thưởng 3 triệu USD của VinFuture
  • Công bố chi tiết 5 bộ, 4 Ủy ban dự kiến sáp nhập, kết thúc sau khi tinh gọn bộ máy
1 2 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 22
    • Hôm nay: 2399
    • Trong tuần: 31 070
    • Tất cả: 14918899
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này