No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Những phát hiện mới về các loài cóc (Anura: Bufonidae, Megophryidae) ở tỉnh Sơn La
Lượt xem: 1123




NHỮNG PHÁT HIỆN MỚI VỀ CÁC LOÀI CÓC (Anura: Bufonidae, Megophryidae) Ở TỈNH SƠN LA




PGS.TS. Phạm Văn Anh, trường Đại học Tây Bắc


Trong hai năm gần đây, các nhà khoa học của Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Trường Đại học Tây Bắc, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Vườn thú Cologne (Đức) đã nghiên cứu các loài lưỡng cư ở tỉnh Sơn La và phát hiện tới 8 loài cóc cho tỉnh này.

Đáng chú ý có hai loài ghi nhận mới cho Việt Nam là Cóc rừng lu chun - Bufo luchunnicus công bố vào năm 2020và Cóc mày - Megophrys gigantica. Kết quả này đã được chúng tôi công bố trên tạp chí khoa học Russian Journal of Herpetology (Nga), số 26 (2019) và 27 (2020).

Cóc lu-chun - Bufo luchunnicus đặc điểm nhận dạng: Kích cỡ trung bình (59,2 mm); đầu rộng hơn dài; tuyến mang tai phát triển dài; màng nhĩ không rõ; chi trước có cánh tay khoẻ; mút ngón tròn; có màng bơi giữa các ngón chân; khớp cổ chày vươn tới giữa mắt; mặt lưng và hai bên nổi mụn cóc; mặt bụng ráp; khi còn sống mặt lưng màu nâu với một vài đốm sẫm màu; tuyến mang tai màu đen ở mặt bên và nâu vàng ở mặt trên; bên sườn nâu đen với một vài mảng sáng màu; mặt bụng màu nâu với các vệt màu vàng sáng.



Cóc rừng lu chun - Bufo luchunnicus, ảnh: Đậu Văn Triều


Cóc mày gi-gan-ti-ca – Atympanophrys gigantica có đặc điểm nhận dạng: Kích thước lớn (85,1 mm); đầu rộng hơn dài; mút mõn nhọn, màng nhĩ không rõ; không có răng lá mía; mút ngón tay tròn; có riềm da bên ngón tay; có màng bơi giữa các ngón chân; có riềm da bên ngón chân; khớp cổ chày vươn tới góc sau ổ mắt; da nhẵn; khi còn sống mặt lưng màu nâu vàng; má và bên dưới nếp da màng nhĩ đen; môi trên vàng; sườn nâu vàng; mặt bụng nâu, với một vài vệt vàng ở vùng ngực.



Cóc mày -Megophrys gigantica, ảnh: Phạm Văn Anh



Bên cạch các loài ghi nhận mới cho Việt Nam với mẫu thu ở tỉnh Sơn La, chúng tôi còn phát hiện sáu loài ghi nhận mới cho tỉnh này, đó là loài Cóc mày ai-lao-ni-cum - Leptobrachium ailaonicum, Cóc mày sung - Leptobrachella sungi, Cóc mày phê - Megophrys feae, Cóc mày jin đông - Megophrys jingdongensis, Cóc mày nhỏ - Megophrys microstoma và Cóc mày pa-r-va – Megophrys parva (Pham et al., 2019). Kết quả này đã được chúng tôi công bố trên tạp chí khoa học Biodiversity Data Journal (Bu-ga-ri), năm 2019.





Cóc mày ai-lao-ni-cum - Leptobrachium ailaonicum, ảnh: Phạm Văn Anh



Cóc mày sung - Leptobrachella sungi, ảnh: Phạm Văn Anh




Cóc mày phê - Megophrys feae, ảnh: Phạm Văn Anh




Cóc mày nhỏ - Megophrys microstoma, ảnh: Phạm Văn Anh




Cóc mày jin đông - Megophrys jingdongensis, ảnh: Phạm Văn Anh




Cóc mày pa-r-va – Megophrys parva, ảnh: Phạm Văn Anh



Các kết quả này tiếp tục cho thấy mức độ đa dạng sinh học của Sơn La là rất cao, đây chính là nguồn tài nguyên thiên nhiên ban tặng cho chúng ta. Trong tương lai, chúng tôi tin rằng các khám phá mới về đa dạng sinh học sẽ tiếp tục được công bố.


Thông tin doanh nghiệp
  • Liên hiệp Hội triển khai hoạt động dự án GEF SGP tại xã Ngọc Chiến, huyện Mường La
  • Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam qua các kỳ đại hội
  • Trường Chính trị tỉnh Sơn La đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước
  • Mường La: Ngày hội Hoa sơn tra năm 2023
  • Hội nghị “Học viện nông nghiệp Việt Nam đồng hành cùng doanh nghiệp, người nông dân vì một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn”
  • Bệ phóng kỳ lân hỗ trợ 20.000 doanh nghiệp chuyển đổi số toàn diện
  • GS.VS. Trần Đại Nghĩa - Người đặt nền móng xây dựng Liên hiệp Hội Việt Nam
  • Liên hiệp Hội Sơn La chủ trì tổ chức Hội thảo tư vấn “Những vấn đề đặt ra trong việc phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt” ​
  • Phát huy vai trò của đội ngũ nữ viên chức trong xây dựng và phát triển Trường Chính trị tỉnh Sơn La
  • Chi bộ cơ quan Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Sơn La tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên ​
  • Dự báo công nghệ cho Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2023
  • Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Sơn La được chọn chủ trì 01 đề tài KHCN cấp tỉnh năm 2023 ​
  • Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam tại Châu Âu muốn đóng góp cho sự phát triển của đất nước
  • HASU: Cầu nối xã hội cho người cao tuổi
  • Hồi tưởng của hai Nguyên soái Liên Xô về trận Stalingrad ​
  • Các mẫu hình của sự đột phá (phần 2)
  • Có hay không việc Ông Lò Văn San tham gia hoạt động trước cách mạng tháng 8/1945?
  • Các mẫu hình của sự đột phá (phần 1)
  • Hội nghị Ban Chấp hành Hội Khoa học Lịch sử lần 9 và gặp mặt cộng tác viên Bản tin “Sơn La xưa & nay”
  • Hội nghị Ban Chấp hành Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật lần thứ 4, nhiệm kỳ 2020 - 2025
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Sổ Hộ Khẩu, Sổ Tạm Trú Sẽ Hết Giá Trị Sử Dụng Sau Ngày 31/12/2022 | TVPL
1 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 17
    • Hôm nay: 337
    • Trong tuần: 10 200
    • Tất cả: 13315454
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này