Sinh vật nhỏ giúp con người “nghiền nát” túi nilon, chống ô nhiễm
Sinh vật nhỏ giúp con người “nghiền nát” túi nilon, chống ô nhiễm
(Khỏe Plus 24h) - Nhựa, đặc biệt là túi nilon quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng, nhưng là hiểm họa gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, mất 200 đến 500 năm mới phân hủy, nhưng những con sâu gạo có thể giúp phân hủy chúng dễ dàng.
Ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa, đặc biệt túi nilon là điều đáng báo động. Túi nilon có mặt hầu như khắp mọi nơi, thải ra môi trường ngày càng gia tăng. Một túi nilon phải mất 200 đến 500 năm mới phân hủy gây nên hiện tượng ô nhiễm nặng nề và trở thành một vấn nạn bức xúc đối với xã hội.
Sâu gạolà giải pháp phân hủy rác thải tự nhiên mà chúng ta cần, để đối mặt với sự ô nhiễm nghiêm trọng do rác thải nhựa gây ra.
Các nhà khoa học đã cung cấp những bằng chứng nghiên cứu chuyên sâu về việc, nhữngcon sâu nhỏ có thể tiêu hóa nhựa xốp(styrofoam – một biến thể của nhựa polystyrene) và một số loại polystyrene khác. Trước đây, loại rác thải này được cho là không thể phân hủy sinh học và khó tái chế.
Đó chính là những con sâu gạo hay còn gọi làsâu quy, là một loài bọ cánh cứng của họ Tenebrionidae, có tên khoa học là Zophobas morio. Riêng ấu trùng của chúng còn được gọi là sâu gạo. Chúng có ba giống với ba kích cỡ lớn nhỏ khác nhau: superworm, mealworm, miniworm, được biết đến là thức ăn cho chim, sinh sản nhanh.
Ấu trùng Zophobas morio tương tự như của loài Tenebrio molitor. Chúng có kích thước rất lớn, khoảng 50–60 mm. Một khi đạt đến kích cỡ trưởng thành, chúng thành nhộng và sau đó lột xác thành bọ cánh cứng màu đen.
Zophobas morio là thức ăn ưa thích của thằn lằn, rùa, ếch, kỳ nhông, chim và các động vật ăn côn trùng khác
Các nhà khoa học nuôi khoảng 100 con sâu gạo với “khẩu phần ăn” khoảng 34-39 milligram Styrofoam - tương đương với liều lượng một viên thuốc nhỏ mỗi ngày. Với sự hỗ trợ của các vi khuẩn đường ruột, các con sâu chuyển đổi một nửa số nhựa này thành CO2 và sau đó bài tiết phần còn lại qua phân - loại chất thải có thể được phân hủy sinh học. Kết quả những con sâu gạo được cho ăn xốp vẫn sống khỏe mạnh như những con sâu có chế độ ăn thông thường.
Kết quả cũng chứng minh rằng ruột râu bọ có thể tiêu hóa những sản phẩm được cho là không thể phân hủy sinh học - đặc biệt là loại chất thải phố biến và gây ra vấn đề nghiêm trọng với môi trường như nhựa polystyrenes. Phát hiện mở ra một cánh cửa mới để giải quyết các vấn đề ô nhiễm chất thải nhựa toàn cầu.
Tuy nhiên, rác thải nhựa dưới đại dương vẫn là vấn đề đau đầu, rất nhiều chất thải nhựa đang tràn lan trên biển, có đầy trong ruột của chim biển, rùa và cá, chúng đều không thể được tiêu hóa và có thể gây ra những cái chết hàng loạt cho động vật biển, làm mất cân bằng sinh học.
Nguồn: khoeplus24h.vn