LOÀI NHÁI CÂY MỚI ĐƯỢC MÔ TẢ Ở HAI TỈNH SƠN LA VÀ ĐIỆN BIÊN
Phạm Văn Anh - Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học quốc gia Hà Nội
Tháng 3 năm 2023, nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học của Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học quốc gia Hà Nội, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Vườn thú Cologne (CHLB Đức) và Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc đã phát hiện và mô tả loài Nhái cây mới cho khoa học có tên là Nhái cây trường (Gracixalus truongi Tran, Pham, Le, Nguyen, Ziegler, and Pham, 2023), với các các mẫu vật thu ở huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên và huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
Loài mới này có tên khoa học là Gracixalus truongi, tên Việt Nam là Nhái cây trường, tên này được đặt theo tên của Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Quảng Trường - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, người đã có nhiều đóng góp cho việc phát hiện, bảo tồn các loài lưỡng cư, bò sát ở Việt Nam. Bên cạnh đó Giáo sư cũng là người thầy đào tạo ra nhiều thế hệ học trò nghiên cứu và giảng dạy về lĩnh vực đa dạng và bảo tồn đa dạng sinh học nhóm lưỡng cư, bò sát ở Việt Nam.
Hình 1. Mẫu chuẩn phụ loài Nhái cây trường - Gracixalus truongi, mẫu cái (ảnh Phạm Văn Anh)
Sau khi tiến hành so sánh đặc điểm hình thái và phân tích sinh học phân tử (ADN), đánh giá mối quan hệ di truyền giữa loài mới với các loài cùng giống Gracixalus. Các đặc điểm hình thái và phân tử của loài Nhái cây trường (Gracixalus truongi) hoàn toàn khác biệt với các loài khác cùng giống, nhóm nghiên cứu đã mô tả loài mới, với các đặc điểm nhận dạng:
Kích thước cơ thể nhỏ, SVL 32,2–33,1 mm ở con đực, 37,6–39,3 mm ở con cái; đầu hơi rộng hơn dài; thiếu răng lá m; mút mõm tròn, tỷ lệ dài mõm/dài thân 0,17–0,19 ở con đực, 0,16–0,17 ở con cái; thiếu gai trên mý mắt; nếp da trên màng nhĩ rõ; màng nhĩ rõ; da trên lưng nhẵn; mặt bụng nhẵn; thiếu nếp da đầu gối; màng bơi có ở gốc ngón tay, mối tương quan giữa các ngón tay I

Hình 2. Mẫu chuẩn phụ loài Nhái cây trường - Gracixalus truongi, mẫu cái (ảnh Phạm Văn Anh)
Loài nhái cây này được phát hiện sống trên cây ở trong rừng thường xanh trên núi đá vôi, vào ban đêm các mẫu thường bám trên lá cây cách mặt đất từ 1 đến 2 m.
Phát hiện này được công bố trên tạp chí ZooKeys 1153: 15–35 (2023), doi: 10.3897/zookeys.1153.93566, (SCIE, Q1) của Bungaria (số 1153: 15–35 (2023).
Đây là loài lưỡng cư thứ hai phát hiện ở tỉnh Sơn La được đặt theo tên của GS.TS. Nguyễn Quảng Trường.
