No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Đồng chí Hoàng Nó – Người cộng sản trung kiên
Lượt xem: 171

ĐỒNG CHÍ HOÀNG NÓ – NGƯỜI CỘNG SẢN TRUNG KIÊN

anh tin bai

Đồng chí Hoàng Nó (1925 – 2003)         


          Từ lâu, cái tên Hoàng Nó đã trở nên gần gũi, gắn bó với nhiều thế hệ người dân Sơn La, bởi ông là người đã cống hiến hết mình cho cách mạng và sự nghiệp phát triển tỉnh Sơn La. Để hiểu sâu hơn về quá trình hoạt động cách mạng, đồng thời tỏ lòng kính trọng đối với người chiến sỹ cách mạng trung kiên Hoàng Nó, xin lược qua vài nét về quá trình hoạt động của ông.

 

Đồng chí Hoàng Nó tên khai sinh là Cầm Văn Lượng, sinh ngày 4/8/1925 tại Bản Kéo, xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La - vùng đất bao đời bị phìa tạo Thái cai trị. Tuy sinh ra trong gia đình quý tộc, nhưng vì là con vợ lẽ, bị gia đình ghẻ lạnh nên mẹ con Cầm Văn Lượng sớm phải chịu cảnh khổ cực như bao người nông dân khác. Sau khi học xong sơ học yếu lược, mẹ không đủ sức nuôi lên tỉnh ăn học, nên phải theo mẹ kiếm sống qua ngày. Sau ngày mẹ ông tái giá, về sinh sống ở Mường Bon, Mai Sơn, ông nhận thấy nơi đâu cũng có nhiều người nghèo khổ như mình, nhất là mỗi khi đến kỳ nộp thuế hay lúc mất mùa, thiên tai, nhiều người chết đói, nhiều nhà phải bán con cho chức dịch. Là người có học, được đọc nhiều sách báo tiến bộ và tiếp xúc với tù chính trị, ông sớm lĩnh hội được tinh thần yêu nước và thường xuyên tìm cách giao lưu với những người cùng chí khí.

Năm 1942, Cầm Văn Lượng được tiếp xúc với đồng chí Cầm Văn Minh (khi đó phụ trách làm sổ thuế ở châu Mai Sơn) và đồng chí Bế Nhật Huấn (là thông phán tòa sứ Sơn La, đảng viên của Chi bộ nhà tù). Được đồng chí Bế Nhật Huấn và Cầm Văn Minh giác ngộ, tuyên truyền Điều lệ Việt Minh, từ đó mở ra con đường cách mạng cho người thanh niên trẻ tuổi Cầm Văn Lượng. Ngày 3/8/1943, Cầm Văn Lượng được kết nạp vào Hội Thanh niên cứu quốc (Mú nóm chất mương), phụ trách tuyên truyền thanh niên ở xã Mường Bon, huyện Mai Sơn. Trong quá trình hoạt động ở địa phương cho đến khi cách mạng tháng Tám thành công, Cầm Văn Lượng luôn tích cực tuyên truyền, vận động đội ngũ thanh niên và các tầng lớp nhân dân theo chương trình Việt Minh và tham gia khởi nghĩa, thành lập chính quyền cách mạng ở xã Mường Bon và huyện Mai Sơn.

          Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, cuối năm 1945, thực dân Pháp trở lại xâm lược Sơn La. Đồng chí Cầm Văn Lượng tiếp tục tham gia cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, cùng Ban Cán sự Việt Minh Mai Sơn củng cố phong trào cứu quốc, mở các lớp huấn luyện cán bộ tại Mường Bon. Cùng các đồng chí trong Ban Chấp hành Huyện bộ Việt Minh như Cầm Van, Tích, Lãng… vận động nhân dân Mai Sơn quyên góp tiền mua sắm vũ khí, dự trữ lương thực, tập luyện quân sự, chuẩn bị kháng chiến lâu dài. Tháng 5/1946, đồng chí Cầm Văn Lượng được Tỉnh bộ Việt Minh cử xuống hoạt động ở Mộc Hạ (Mộc Châu), bí mật vận động nhân dân các xã Quang Minh, Mường Tè, Quy Hướng, Hướng Càn kháng chiến chống Pháp.

Tháng 7/1948, Tỉnh ủy tiếp tục giao nhiệm vụ cho đồng chí Cầm Văn Lượng tham gia đội Quyết Tiến, bí mật từ Mộc Châu, luồn sâu vào hoạt động trong vùng hậu địch Yên Châu và Mai Sơn. Trên đường tiến lên Mai Sơn, Cầm Văn Lượng cùng các đồng chí phối hợp với đội Trung Dũng phát triển cơ sở kháng chiến ở Tú Nang, Chiềng Pằn, Chiềng Hắc, Yên Châu.

Trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn mọi bề, đồng chí Cầm Văn Lượng cùng các thành viên trong đội Quyết Tiến hằng ngày phải ăn măng rừng thay cơm (măng tiếng Thái gọi là “nó”), đồng chí tự đặt bí danh cho mình là “Hoàng Nó” với ý nghĩa: măng là thực phẩm quan trọng nhất, đảm bảo sự sống để hoạt động cách mạng. Từ đó, tên Hoàng Nó luôn gắn với cuộc đời cách mạng của ông. Tháng 8/1948, đồng chí Hoàng Nó vinh dự được kết nạp vào Đảng, được phân công làm Bí thư Chi bộ, phụ trách khu vực Cò Nòi - Hát Lót, Mường Bon - Chiềng Chăn.

file-icon

Đồng chí Hoàng Nó cùng đồng trí Trần Quyết (Bí thư Tỉnh ủy Sơn La từ 1946 – 1951), đồng chí Pha May, Trưởng ty Công an tỉnh Sơn La

Vùng Bon – Chăn, Hát Lót – Cò Nòi là nơi địch xây dựng hệ thống mít – xe, do thám khắp nơi. Ban đầu được tỉnh giao cho đội Chiến Thắng phụ trách (do đồng chí Hoàng Cầm La làm đội trưởng). Do địch càn quét ác liệt, nhân dân bị ép tập trung vào tỉnh lỵ Sơn La và Nà Sản, Đội Chiến Thắng không hoạt động được, phải chuyển sang hoạt động ở vùng Tả ngạn sông Đà. Đồng chí Hoàng Nó cùng một số thành viên trong đội Quyết Tiến được giao tiếp quản và bám sát địa bàn, cùng Huyện ủy Mai Thuận gây cơ sở trong lòng địch, vận động, tổ chức nhân dân kháng chiến, xây dựng các khu du kích vững chắc ở vùng Hát Lót, Cò Nòi.

 

Cuối năm 1950, quân Pháp thua nặng trong chiến dịch Biên Giới, chúng dồn lực lượng về củng cố lại Tây Bắc. Lúc này ta đang chủ trương rút các đơn vị bộ đội độc lập về thành lập các đơn vị chủ lực mạnh. Ở Mai Sơn, Mường La, các đơn vị 870 và 860 của Trung đoàn 148 đều được lệnh rút về. Địa bàn hoạt động của đồng chí Hoàng Nó bị địch tập trung càn quét ác liệt, nhân dân bị dồn về khu tập trung, các khu du kích đều tan vỡ, đường dây liên lạc với Huyện ủy Mai Thuận cũng bị địch cắt đứt. Trước tình hình đó, đồng chí Hoàng Nó vẫn kiên cường lãnh đạo Chi bộ Bon – Chăn quyết tâm ở lại bám chắc cơ sở, hướng dẫn nhân dân đấu tranh, đòi nới lỏng kiểm soát, bớt đi phu, cho về bản cũ làm ăn. Đồng thời, tìm mọi cách bắt liên lạc với Huyện ủy Mai Thuận (lúc này chuyển về đóng ở vùng Chiềng Lương, Mường Sai, Chiềng Nơi...). Với quyết tâm kiên cường bám trụ cơ sở, Chi bộ Bon – Chăn đã nối được liên lạc với Huyện ủy và Chi bộ chính thức được Tỉnh ủy Sơn La chuyển giao cho Huyện ủy Mai Thuận lãnh đạo.

file-icon

Đồng chí Hoàng Nó, Bí thư Tỉnh ủy Sơn La (người đứng thứ 2 từ trái sang) và đoàn công tác của đồng chí Đỗ Mười trong chuyến khảo sát địa điểm xây dựng Nhà máy thủy điện Sơn La tại Tạ Bú (Mường La) năm 1974


       Từ đầu năm 1951 đến cuối tháng 7/1951, sau khi dự lớp đào tạo huyện ủy viên Trường Hoàng Văn Thụ tại Liên khu, đồng chí Hoàng Nó trở về tiếp tục công tác tại vùng tạm chiếm Mường La và Mai Sơn (gồm các xã Chiềng Ngần, Mường Bằng, Mường Chùm, Mường Bon, Chiềng Chăn, Tà Hộc). Trong hoàn cảnh các khu du kích bị địch phá vỡ, mật thám, tai mắt của địch ở khắp nơi; được nhân dân đùm bọc, che chở, vượt qua bao gian khổ, đồng chí Hoàng Nó đã cùng cán bộ, đảng viên Mai Thuận xây dựng lại cơ sở ở vùng Cò Nòi, Hát Lót, Nà Sản từ vùng trắng không dân, trở thành địa bàn đứng chân vững chắc cho bộ đội chủ lực trở lại giải phóng quê hương.

 

Sau chiến dịch Tây Bắc năm 1952, tỉnh Sơn La cơ bản được giải phóng, đồng chí Hoàng Nó được điều sang phụ trách công tác tuyên giáo (khi đó gọi là Ban Tuyên văn giáo huấn Sơn La). Đồng chí đã cùng các cán bộ tuyên huấn của tỉnh tích cực tuyên truyền, huấn luyện đội ngũ cán bộ địa phương vững vàng bám chắc cơ sở, vận động nhân dân tham gia vào chiến dịch tiễu phỉ năm 1953 và chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử năm 1954 toàn thắng.

Sau ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng, đồng chí Hoàng Nó liên tục công tác tại nhiều cơ quan của tỉnh và khu, có nhiều đóng góp cho công tác tuyên truyền, phát triển văn hóa ở Sơn La và Tây Bắc. Tháng 6/1954 đến tháng 5/1955, đồng chí Hoàng Nó là Trưởng ty Tuyên truyền văn nghệ tỉnh Sơn La. Tháng 4/1955, Khu tự trị Thái – Mèo được thành lập, đồng chí Hoàng Nó là Ủy viên Ban Tuyên huấn Khu. Tháng 9/1957, đồng chí tham gia Ban Chấp hành Khu ủy Khu tự trị Thái - Mèo. Sau khi tốt nghiệp trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc tháng 8/1959, đồng chí được bổ nghiệm làm Giám đốc Sở Văn hóa Khu Tự trị Thái – Mèo.

Tháng 12/1962, tỉnh Sơn La được tái lập, đồng chí Hoàng Nó được chỉ định làm Bí thư Tỉnh ủy. Tháng 10/1963, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ II đã bầu đồng chí làm Bí thư Tỉnh ủy. Trên cương vị là Bí thư Tỉnh ủy liên tục từ năm 1962 đến năm 1986 (các khóa II, III, IV, V, VI, VII), Ủy viên Trung ương Đảng (khóa V), đồng chí Hoàng Nó cùng Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh chỉ đạo các ban ngành nỗ lực giải quyết những công việc cấp bách, phấn đấu hoàn thành các kế hoạch 5 năm, đẩy mạnh công cuộc xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, phát triển kinh tế, văn hóa, nâng cao mức sống của nhân dân, đồng thời tăng cường chi viện cho miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược (1965 – 1975), hoàn thành phong trào hợp tác hóa, phát triển kinh tế tập thể.

Từ sau năm 1986, bước vào thời kỳ đổi mới, tuy tuổi cao, sức yếu, nhưng đồng chí vẫn quan tâm dìu dắt lớp cán bộ lãnh đạo kế cận thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, đưa Sơn La thoát khỏi đói nghèo, hòa vào sự phát triển chung của cả nước.

Bên cạnh hoạt động chính trị, cuộc đời cách mạng của đồng chí Hoàng Nó còn gắn với sáng tác thơ văn. Quan điểm của ông, sáng tác thơ văn là để phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Thơ văn làm cho tinh thần con người thêm hăng hái, sảng khoái, thêm yêu quê hương đất nước và thúc đẩy con người hành động sáng tạo hơn, nhiệt tình hơn trong xây dựng và bảo vệ quê hương ngày càng giàu đẹp.

Những sáng tác của đồng chí Hoàng Nó đã đặt nền móng cho sự nghiệp văn học cách mạng bằng tiếng dân tộc ở Sơn La trong những ngày đầu cách mạng. Ông đã dìu dắt, bồi dưỡng, đào tạo lớp nhà thơ, nhà văn người dân tộc thiểu số và các nhà văn nhà thơ người miền xuôi lên công tác tại Sơn La. Các thế hệ cầm bút Sơn La noi theo ông để sáng tạo nghệ thuật phục vụ đồng bào các dân tộc. Các tác phẩm của nhà thơ Hoàng Nó có nội dung tư tưởng vững vàng, cách thể hiện trong sáng, giản dị, vừa ngời chất thép mà vẫn ấm áp, sâu nặng nghĩa tình. Với vai trò nhà lãnh đạo chính trị, nhà thơ Hoàng Nó đã đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân các dân tộc Sơn La, góp một tiếng nói vào nền thơ ca cách mạng Việt Nam theo tư tưởng của Đảng “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.

Cả cuộc đời đồng chí Hoàng Nó cống hiến cho cách mạng, một lòng phụng sự Tổ quốc và Nhân dân, không tơ hào bổng lộc. Với những đóng góp to lớn đó, đồng chí Hoàng Nó vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì, Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Ba, Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng Nhất. Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương, kỷ niệm chương của chính phủ các nước Liên Xô, Lào… và các bộ, ngành, đoàn thể trao tặng. Cuộc đời và hoạt động của đồng chí Hoàng Nó đã góp phần không nhỏ vào sự trưởng thành của Đảng bộ tỉnh và sự nghiệp cách mạng tỉnh, trở thành niềm tự hào lớn lao của nhân dân các dân tộc Sơn La./. 

Hà Ngọc Hòa Hội Khoa học Lịch sử Sơn La

Thông tin doanh nghiệp
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chúng ta làm cách mạng là để tranh lấy bình quyền bình đẳng, trai gái đều ngang quyền như nhau”
  • Hội nghị biểu dương Điển hình tiên tiến phong trào nuôi ong mật tỉnh Sơn La giai đoạn 2019-2023
  • Nghiệm thu cấp cơ sở Đề tài Đánh giá tác động của các chính sách về phát triển cây ăn quả tỉnh Sơn La
  • RYNAN - Hệ sinh thái khởi nghiệp nông nghiệp 4.0
  • Ứng dụng thương mại điện tử trong việc kết nối tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả cho một số doanh nghiệp, HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Triển khai cơ chế thử nghiệm cho lĩnh vực đổi mới sáng tạo có tiềm năng tạo bứt phá cho nền kinh tế”
  • Đổi mới hoạt động của Cụm thi đua số 3 góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
  • Tài liệu Hội thảo Tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2023 của Cụm thi đua số 3
  • Tài liệu Hội thảo PBKT Ứng dụng TMĐT trogn DN&HTX cây ăn quả
  • Tổng kết và trao giải Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Sơn La lần thứ 6, năm 2023
  • Hội thảo tư vấn Báo cáo kết quả thực hiện đề tài tư vấn, phản biện Đánh giá về tác động của các chính sách hỗ trợ phát triển cây ăn quả của tỉnh Sơn La từ năm 2017 đến nay
  • Những người thầy giáo của của Bác Hồ
  • Tác động của các chính sách hỗ trợ phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Sơn La
  • Một số nội dung cần nghiên cứu, bổ sung trong dự thảo “Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ”
  • Xếp hạng hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu 2023
  • ​Bác Hồ kêu gọi toàn dân rèn luyện sức khỏe
  • Đêm hội Phù Hoa
  • Làm thế nào để thu hút nhân lực giỏi vào hệ sinh thái khởi nghiệp
  • EYEQ TECH - Câu chuyện về thuyết phục người tiêu dùng
  • Tôn vinh Trí thức tiêu biểu, điển hình lao động sáng tạo tỉnh Sơn La năm 2023
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Những Tỉnh Thành Nào Sẽ Bị Sáp Nhập?
  • Sổ Hộ Khẩu, Sổ Tạm Trú Sẽ Hết Giá Trị Sử Dụng Sau Ngày 31/12/2022 | TVPL
1 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 13
    • Hôm nay: 801
    • Trong tuần: 12 016
    • Tất cả: 13677986
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này