No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Người dạo chơi trong những pho sách cổ
Lượt xem: 6326




Người dạo chơi trong những pho sách cổ







Trần TuấnĐạt


Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Sơn La













Ảnh: Ông Hoàng Trần Nghịch và một số sách xuất bản tiêu biểu




Ở độ tuổi 85 vẫn miệt mài bên trang sách, nghiên cứu và viết sách là niềm đam mê cả cuộc đời, ngày ngày ông làm bạn với sách và những trang viết. Với ông thời gian là đối thủ trên đường đua marathon của cuộc đời mình. Ông là nhà nghiên cứu văn hóa dân gian dân tộc Thái, Hoàng Trần Nghịch. Hoàng Trần Nghịch là một học giả uyên thâm về chữ và văn hóa Thái, là một trong những người tiêu biểu về sưu tầm, nghiên cứu văn hóa dân tộc Thái và là một trong vài người có khả năng đọc được sách Thái cổ. Ông giành được nhiều giải nhất và xuất bản nhiều sách về dân tộc Thái nhất. Thế nhưng ít ai nghĩ ông lại trưởng thành từ vùng đất heo hút, nghèo khó, và có một tuổi thơ thất học kéo dài…







Tuổi thơ thất học, đầy gian khó



Sinh ra tại Bản Sốp Cộp, châu Điện Biên, tỉnh Lai Châu cũ nay là xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Nơi đã từng chịu sự cai trị hà khắc của Thực dân Pháp và chính quyền tay sai phìa tạo, cũng như các miền khác trên đất nước ta, chính quyền thực dân áp dụng chính sách ngu dân rất hà khắc, chúng đốt sách không cho mở trường học, nhân dân sống cùng cực của kiếp sóng nô lệ. May mắn ông được hưởng giáo dục từ người cha yêu nước và hiểu sâu sắc phong tục, tập quán văn hóa Thái. Mẹ ông là người Kinh mang họ Trần, là cháu của một nghĩa binh Hoàng Công Chất, người có công bảo vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống các bản mường vùng Tây Bắc. Cha của Ông là giòng dõi thầy mo, là người có tấm lòng yêu văn hóa Thái, ông thuộc rất nhiều bài ca nghi lễ của người Thái vùng Tây Bắc và đã sưu tầm lưu giữ nhiều cuốn sách, trong kho sách của gia đình ông có nhiều sách Thái cổ. Cha ông đã truyền dạy cho các con chữ Thái cổ qua những câu thơ, lời hát dần dần cái gốc văn hóa Thái đã thấm đậm trong ông và các anh chị em… Riêng ông được cha dày tâm sức dạy tiếng Thái cổ cộng với sáng dạ nên mới 8 tuổi ông đã “đọc thông viết thạo” chữ Thái. Cuộc đời Ông Nghịch rẽ sang ngả rẽ đầy gian khổ khi cha lâm bệnh nặng qua đời, anh ruột của ông tham gia phong trào nam tiến 1945-1946 xung phong vào Nam đánh giặc khi Thực dân Pháp với dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa đã nổ súng đánh chiếm Sài Gòn - Gia Định rồi sau đó đánh rộng ra cả Nam Bộ, Nam Trung Bộ. Khi đó con đường học hành dang dở, cuộc sống gia đình túng quẫn, để đỡ đần, san sẻ gánh nặng cho mẹ ông đã phải đi ở nhờ nhà chùa khoảng 6 tháng ở Mường Ét nước bạn Lào. Nhưng vốn ham học, tranh thủ những lúc không phải làm việc là ông tìm đến những người già trong bản để học đọc và viết chữ Thái cổ.




Cuộc đời sang trang mới



Năm 1953 phần lớn các vùng thuộc khu vực Tây Bắc được giải phóng, quê hương ông cũng được hưởng tự do, hưởng niềm vui sướng đó. Chính quyền cách mạng được thiết lập và các lớp bình dân học vụ được mở để xóa mù chữ cho người dân trong vùng. Khi đó cuộc đời ông lại bước sang một trang mới tràn đầy niềm tin và hy vọng, ông thoát kiếp sống nô lệ. Năm đó ông 19 tuổi, lần đầu tiên trong đời ông được đến trường, cảm xúc háo hức đến vui sướng như con trẻ ngập tràn trong ông cho dù khi đó đã là thanh niên cường tráng. Đến trường được học chữ quốc ngữ và cả chữ Thái. Với niềm ham mê cộng với sáng dạ nên ông nhanh chóng biết đọc, biết viết thông thạo chữ quốc ngữ, ông tham gia phụ trách công tác thanh niên của xã và được cử làm giáo viên xóa mù chữ cho người dân trong vùng tại các lớp bình dân học vụ. Một năm sau Chính quyền Khu tự trị Thái – Mèo cử ông đi học ở Trường Thiếu sinh quân Quế Lâm, Trung Quốc nhưng do đường sá xa xôi, khó khăn cho việc đi lại nên ông đi mất nửa tháng ròng mới đến nơi tập kết muộn và lỡ mất cơ hội hiếm có trong đời. Bù lại chính quyền cử ông đi học Trường Sư phạm cấp I Tây Bắc đóng tại Nghĩa Lộ. Năm 1955 ông được cử đi học tại Trường sư phạm miền núi Trung ương ở Hà Nội. Năm 1960 tốt nghiệp ông nhận công tác tại Viện Nghiên cứu Khoa học Giáo dục. Viện giao cho ông xây dựng phương án về ngôn ngữ Thái thuộc tổ xây dựng chữ dân tộc. Ba năm sau ông tiếp tục học Đại học Sư phạm I khoa ngữ văn. Trong những năm công tác ở Viện ông may mắn được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Huyên đặc cách cấp thẻ đọc sách báo tại Thư viện Quốc gia, Thư viện Khoa học và được sử dụng kho sách chữ Thái cổ do Ủy ban hành chính Khu tự trị Thái – Mèo cấp. Ông nói đây là một đặc quyền mà mình được hưởng vì khi đó ở viện có khoảng 30 người, chỉ có 5 người được cấp thẻ mà chỉ có mỗi ông chưa là đảng viên. Khi đó, trước mắt ông đã mở toang cánh cửa nghiên cứu chữ Thái cổ mà ông ham mê từ lâu. Nó thắp sáng niềm đam mê ông ấp ủ từ nhỏ. Và rồi năm 1963 Chính phủ thông qua phương án chữ Thái do ông xây dựng. Cũng năm đó chính quyền Khu khi đó đổi tên thành Khu tự trị Tây Bắc giao cho ông Nghịch biên soạn cuốn từ điển Thái - Việt. Đó cũng là lúc ông tìm thấy con đường đi của cuộc đời mình là gắn bó với chữ Thái cổ. Chính vì đam mê nghiên cứu chữ Thái và sách Thái cổ, ông đã từ chối công việc, nhà ở được Nhà nước cấp cho ở Hà Nội và xin trở về quê hương theo đuổi niềm đam mê của cuộc đời mình. Tiếp đó, về đến quê hương Sơn La ông làm việc ở Ty Giáo dục nay là Sở Giáo dục phụ trách Phòng Ngữ văn. Năm 1979 ông học Trường Chính trị Nguyễn Ái Quốc phân hiệu 5 để về làm giáo viên giảng dạy môn Chính trị ở trường cấp III. Tốt nghiệp, năm 1982-1983 ông giảng dạy tại Trường Cao đẳng Sư phạm Tây Bắc chính là Đại học Tây Bắc ngày nay. Sau đó làm hiệu phó rồi hiệu trưởng Trường Đào tạo cán bộ các dân tộc Tây Bắc ở Thuận Châu, Sơn La. Năm 1984 ông từ chối chức Chủ tịch huyện Sông Mã ở lại thành lập Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Sơn La và giữ chức Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội cho đến khi nghỉ hưu, tính ra cũng tròn 25 năm ông đảm nhiệm cương vị Bí thư chi bộ. Quả thật, với Ông đam mê là nghiệt ngã, là hy sinh… Bước vào con đường học hành, công danh, sự nghiệp đầy gian nan, thử thách. Hai mươi năm xa quê hương là cũng chừng đó thời gian xa người vợ yêu dấu, tình cảm vợ chồng, thời thanh xuân của ông bà trôi dài trong xa cách. Thời đó đường từ Sông Mã về Hà Nội là cả chặng đường gian khó, phần lớn là đường đất, đường rừng núi, đi bộ là nhiều, không thuận xe như bây giờ, từ Sơn La xuống Hà Nội phải mất 3-4 ngày. Mỗi khi vợ chồng gặp nhau là một hành trình gian nan, thử thách, nước mắt, biệt li… không sao kể hết… Quả thật đời ông quá may mắn khi có được người vợ hiền thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ, hi sinh vì chồng, sống cảnh xa chồng đằng đẵng, nhưng luôn động viên chồng dành hết trí lực cho niềm đam mê nghiên cứu chữ và văn hóa Thái.











Ảnh: Nhà văn hóa dân gian Thái Hoàng Trần Nghịch nhận phần thưởng cao quý của Nhà nước










Thành quả từ niềm “đam mê nghiệt ngã”



Những cuốn sách Thái cổ có một ma lực lạ kì đối với ông, chứa đựng trong đó là cả thời gian, không gian cổ xưa. Ông nghiên cứu, nghiền ngẫm để tìm ra ngữ nghĩa của những con chữ âm vị, tượng hình, không dấu thanh điệu, không dấu chấm câu. Bắt tay vào giải mã là việc rất khó khăn, người nghiên cứu nếu không thật sự đam mê sẽ dễ bỏ dở giữa chừng. Dù nắm bắt được mặt chữ thì cần có vốn văn hóa khá sâu sắc thì mới luận giải được nghĩa của chữ. Nghề này giống như việc đãi cát tìm vàng vậy, rất công phu, cần nhiều sự kiên trì, nhẫn nại… đi tìm hiểu, nghiên cứu từng chữ, học hỏi, đúc rút từ những người đi trước, từ sự trải nghiệm tích lũy của bản thân để tìm ra nghĩa thực của từng từ cổ. Ông bỏ rất nhiều công sức để nghiên cứu, tư liệu, sách cổ. Cả cuộc đời nghiên cứu, ông đã đọc gần như trọn vẹn kho sách Thái cổ có trong các thư viện, bảo tàng ở Hà nội và Sơn La. Nghiên cứu chữ Thái cổ ngoài hiểu rõ ý nghĩa của chữ, của từ còn phải được kiểm chứng bằng thực tế. Chính vì thế hành trình đam mê của Ông thật dài, bắt đầu nghiên cứu chữ Thái cổ từ những năm đầu thập kỉ 60 của thế kỉ XX cho đến hơn 30 năm sau ông mới liên tục cho ra đời những đứa con tinh thần, những công trình nghiên cứu của mình đã được thai nghén mấy chục năm ròng, như: Khắp báo sao - Tiếng hát giao duyên (1993), Phương ngôn tục ngữ Thái (1994), Báo hồn dưới trần gian (1995), Phương thức giáo dục cổ truyền dân tộc Thái (1996), Báo hồn trên mường trời (1997), Sổ coi ngày xem giờ dân tộc Thái (1998), Sách: lời tang lễ dân tộc Thái (1999), Lời cúng giỗ tổ tiên dân tộc Thái (2000), Gọi hồn (2002), Lời cúng (2004), Lời có vần ông cha truyền lại (2006)... Cùng với cuốn Từ điển Thái - Việt được Ủy ban Khu tự trị Thái - Mèo giao cho biên soạn từ năm 1963 mãi đến năm 1991 ông mới hoàn thành và xuất bản, trong đó có hàng trăm bài viết đăng trên các tạp chí địa phương và trung ương… Các công trình viết về đề tài tâm linh như Báo hồn dưới trần gian, Báo hồn trên mường trời, Sổ coi ngày xem giờ dân tộc Thái, Bộ sách tang lễ dân tộc Thái, Lời cúng giỗ tổ tiên dân tộc Thái, Gọi hồn, Lời cúng.... một thời không được nhìn nhận đúng, người ta cho rằng đó là những cuốn sách mê tín dị đoan nhưng với ông thì luôn tâm niệm đã nghiên cứu thì phải dám chọn những đề tài độc, gai góc bởi chỉ có ở đó mới cần đến sự lí giải, đánh giá, thẩm định của tác giả để làm rõ vấn đề còn đang bỏ ngỏ, còn nhiều ý kiến đa chiều. Thủa nhỏ ông cũng rất thích nghe khúc hát lời ca, những chuyện thơ như Sống chụ xôn xao, Khùn Lu nang ủa... nên ông đã sưu tầm, biên dịch những cuốn sách truyện đó, tập hợp những bản tình ca của dân tộc dựng được khoảng 20 băng đĩa xin phép xuất bản nhằm lưu giữ và giới thiệu cho những người quan tâm nghe… Và chính những công trình nghiên cứu đó đã đem về cho ông những giải thưởng quốc gia về văn học nghệ thuật dân gian. Ông được Viện Hán Nôm công nhận là người dịch chữ Thái cổ giỏi nhất. Đến nay Ông có 23 công trình nghiên cứu đã xuất bản và đạt giải của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam: Sổ coi ngày, xem giờ dân tộc Thái; ; Lời cúng giỗ tổ tiên dân tộc Thái; Lời có vần cha ông truyền lại- dân tộc Thái; Lời gọi hồn buồn dân tộc Thái; Những quan niệm về đất - trời - sinh vật và sự sống - dân tộc Thái; Nguồn gốc, đặc điểm của dân tộc Thái; Lời răn dạy người- dân tộc Thái; Cách giáo dục trẻ em của dân tộc Thái; Phương ngôn tục ngữ dân tộc Thái; Phương thức giáo dục cổ truyền của dân tộc Thái; Tục ngữ, thành ngữ dân tộc Thái; Xên Tống ký (Lời cúng hồn); Tìm hồn gọi vía; Cúng ma tình yêu; Câu đố Thái, Từ điển Thái - Việt, Lời răn người, Sách lời tang lễ của dân tộc Thái, Lời có vần cha ông truyền lại, Nàng Chiêu Quân (đồng tác giả), Trường ca dân tộc Thái (tập 1,2,3 với 27 truyện viết theo lối chữ Thái cổ - đồng tác giả), Tiếng hát giao duyên (đồng tác giả), Tục dựng nhà mới, Tống ký, Lời cúng tế của dân tộc Thái, Tóm tắt truyện thơ chữ Thái cổ tập 1 (gồm 20 truyện thơ), …

















Ảnh: Nhà văn hóa dân gian Thái Hoàng Trần Nghịch được tôn vinh Tríthức tiêu biểutoàn tỉnh.





Trong đó tiêu biểu là tác phẩm “Phương ngôn tục ngữ dân tộc Thái” với hơn 800 câu phương ngôn, tục ngữ được tác giả Hoàng Trần Nghịch sưu tầm giới thiệu được xuất bản năm 1995 bằng cả tiếng Thái và tiếng Việt. Tác phẩm vẽ lên bức tranh toàn cảnh đa dạng, phong phú về thế giới quan, nhân sinh quan những kinh nghiệm sống, lao động sản xuất và đấu tranh giai cấp được đúc kết, thể hiện ngắn gọn, súc tích và lưu lại trong suốt quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Thái. Đây là viên ngọc quý của nền văn học dân gian Thái nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Nhiều tác phẩm của ông xuất bản khá đồ sộ, phải kể đến cuốn Xên Tống ký dày gần 600 trang được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam in năm 2014, cuốn Lời tang lễ dân tộc Thái được Chính phủ tài trợ in dày gần 900 trang… Với những cổng trình có giá trị cao trên, đặc biệt là những cống hiến xuất sắc thể hiện trong 3 cuốn sách Lời tang lễ dân tộc Thái, Lời có vần ông cha truyền lại, Phương thức giáo dục cổ truyền của dân tộc Thái, năm 2017 Ông Hoàng Trần Nghịch đã được trao tặng giải thưởng cao quý, Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật, và được đánh giá là cụm tác phẩm xuất sắc về văn học, nghệ thuật. Cho đến nay Ông là người thứ tư và là người Thái thứ hai của tỉnh Sơn La vinh dự được nhận giải thưởng cao quý này. Với những đóng góp của mình Ông đã được vinh danh tại Lễ Tôn vinh Trí thức tiêu biểu, điển hình lao động sáng tạo tỉnh Sơn La năm 2017.


Đến giờ niềm đam mê chữ Thái cổ vẫn tiếp tục cháy trong ông, những mong gìn giữ cho con cháu đời sau những giá trị tinh thần của dân tộc. Phải chăng ông sinh ra là để dành riêng cho những pho sách cổ. Giờ đây sống trong lòng phố núi trẻ trung, nhịp sống hối hả ông cảm thấy mình lạc lõng giữa những đổi thay đến chóng mặt của xã hội hiện đại. Phải chăng nhịp sống hiện đại đã cuốn con người ta vào công việc, lo toan cuộc sống nên con người ta nhiều khi dễ quên, và dần mai một đi nét văn hóa độc đáo, đặc sắc và cả lịch sử của dân tộc mình? Liệu những pho sách cổ, những cuốn sách và cả những tập bản thảo đang viết kia một ngày nào đó nó sẽ chỉ còn nằm im trong những chiếc tủ kính của bảo tàng, rồi cũng như ông nó cũng sẽ trở thành thiên cổ… Ông mong mỏi được truyền lại chữ Thái cổ cho lớp trẻ tiếp tục gìn giữ nét văn hóa của dân tộc cho muôn đời sau nên ngoài việc nghiên cứu viết sách ông còn tham gia nhiều dự án phim truyền hình, đi diễn thuyết và dạy chữ Thái cổ... bởi hiện nay trong cả nước chỉ còn duy nhất mình ông là người hiểu sâu sắc về chữ Thái cổ./.






Tài liệu tham khảo:


1. Hoàng Trần Nghịch - Tác giả cuốn từ điển Thái - Việt đầu tiên, tác giả Nguyễn Chiếndantocmiennui.vn.


2. Người cổ trong những trang sách cổ Thái Linh- cand.com.vn; Phóng sự Người Thái ở Sơn La “sốngđẹp” lắm, tác giả Nguyễn Văn Minh - qdnd.vn.


3. Đề tài khoa học Văn học Sơn La giai đoạn 1930 đến nay. Chuyên đề Tác giả Hoàng Trần Nghịch và

các công trình dịch thuật, Trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La, in tháng 6 năm 2005.



Thông tin doanh nghiệp
  • Tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm thi đua số 3
  • DOCTRANSLATE – Cầu nối tri thức cho người Việt
  • Startup giáo dục trực tuyến Việt lọt Top 3 ngôi sao đang lên của Edtech thế giới
  • Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua việc sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 12 tỉnh, thành phố
  • Hội thảo tư vấn Những vấn đề đặt ra trong phòng trừ sâu bệnh cho cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Sơn La
  • Mộc Châu Milk Vinh Dự Được Công Nhận Thương Hiệu Quốc Gia Việt Nam 2024
  • Hội thảo Phát triển công nghiệp cây giống chất lượng phục vụ phát triển ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
  • 22 Giải pháp đoạt giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Sơn La lần thứ 9, năm 2024
  • Mộc Châu - Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch, dịch vụ
  • Đại hội Đại biểu Hội Cựu giáo chức tỉnh Sơn La lần thứ 3, nhiệm kỳ 2024-2029 ​
  • Xã Mường Bằng trong kháng chiến chống Thực dân Pháp
  • Mộc Châu - Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao
  • Tổng kết và trao giải Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 20
  • 70 người tham gia lớp tập huấn truyền thông sáng tạo
  • Khởi nghiệp từ kết quả nghiên cứu khoa học ​
  • Quy định 189-QĐ/TW: Những hành vi tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài sản công
  • Hội thảo khoa học Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra của Liên hiệp Hội Việt Nam trong tình hình mới
  • Hội nghị tham gia ý kiến vào dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo
  • Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sơn La tổ chức chung kết cuộc thi “Phụ nữ Sơn La khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024
  • Hội nghị tham gia ý kiến vào dự thảo Luật Nhà giáo và Luật Công nghiệp Công nghệ số
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Công bố chi tiết 5 bộ, 4 Ủy ban dự kiến sáp nhập, kết thúc sau khi tinh gọn bộ máy
  • Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu tại Lễ trao giải Vinfuture 2023
  • Những Tỉnh Thành Nào Sẽ Bị Sáp Nhập?
1 2 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 28
    • Hôm nay: 1501
    • Trong tuần: 29 508
    • Tất cả: 14722367
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này