No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Nhà sáng chế chiếc máy vì môi trường
Lượt xem: 221

NHÀ SÁNG CHẾ CHIẾC MÁY VÌ MÔI TRƯỜNG

anh tin bai


Hiện nay, ngành chế biến gỗ của Việt Nam đang có những bước tiến vô cùng mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu vượt bậc. Mặc dù vậy, lĩnh vực này đang gặp phải tình trạng thiếu hụt nguyên liệu gỗ tự nhiên do nguồn cung hạn chế. Để giải quyết vấn đề này, các nhà sản xuất đã bắt đầu chuyển hướng sang sử dụng ván bóc như một loại nguyên liệu thay thế hoàn hảo. Trong quá trình sản xuất ván bóc, bên cạnh sản phẩm chất lượng cao được tách ra từ những khúc gỗ tự nhiên thì ván thải loại, không đạt tiêu chuẩn cũng chiếm một tỉ lệ khá cao và việc xử lý chúng như thế nào thực sự là một bài toán không hề đơn giản.

Nguyễn Hải Châu - Người đưa sinh học ứng dụng tới gần hơn với cuộc sống.

Trước đây, một phần trong số đó sẽ được sử dụng để làm chất đốt trong khi phần còn lại sẽ trở thành rác thải, được đưa trực tiếp ra môi trường gây nên tình trạng lãng phí cũng như gây ô nhiễm không gian sống nghiêm trọng. Đây cũng là điều xảy ra tương tự với những loại phế phẩm nông nghiệp khác như vỏ dừa, bã mía… Trong khi đó, nếu có thể tận dụng nguồn nguyên liệu này sẽ mang lại lợi ích kinh tế rất lớn cho các doanh nghiệp.

Nhận thấy những bất cập trong việc xử lý phụ phẩm nông - lâm nghiệp, nhà sáng chế Nguyễn Hải Châu cùng các cộng sự tại Công ty CPĐT Tuấn Tú đã không ngừng tìm tòi, nghiên cứu và chế tạo máy băm rác ván bóc, vỏ cây công suất lớn 3A55Kw. Đây là thiết bị có khả năng băm nhỏ ván bóc, vỏ cây với công suất lên đến 10 tấn mỗi giờ, từ đó tạo ra lượng lớn nguyên liệu đầu vào cho ngành sản xuất ván gỗ ép, bột giấy, viên nén gỗ…

Nguyễn Hải Châu - Người đồng hành cùng bà con nông dân

Anh Nguyễn Hải Châu sinh năm 1969, quê gốc Nghệ An, từng tốt nghiệp Trường Đại học Mở, ngành Công nghệ thông tin. Sau khi tốt nghiệp, Nguyễn Hải Châu trở thành chuyên viên trong một dự án phi chính phủ, triển khai các dự án chuyển giao công nghệ kỹ thuật, cung cấp các giải pháp để phát triển kinh tế cho bà con nông dân ở vùng cao tỉnh Lạng Sơn.

Khi đó, Nguyễn Hải Châu nhận thấy những công cụ lao động mà dự án cung cấp không phù hợp với bà con. Anh đánh giá, có những thiết bị về công suất, công năng rất tốt, nhưng việc vận hành lại tương đối khó khăn so với trình độ của bà con nông dân vùng cao, có nhiều thiết bị chỉ có thể hoạt động nếu sử dụng nguồn điện 3 pha chứ không phải nguồn điện gia đình. Ngược lại, anh thấy một số công cụ lao động của những địa phương khác đơn giản, phù hợp với điều kiện kinh tế nhưng năng suất lại không cao, không bảo đảm an toàn lao động, nhiều bà con đã bị tai nạn, “mất” ngón tay khi sử dụng các loại máy thái rau, băm cỏ. Những vấn đề đó khiến Nguyễn Hải Châu ngày đêm trăn trở: phải làm sao để có những công cụ lao động phù hợp với điều kiện, tập quán canh tác của bà con địa phương, từ đó giúp họ phát triển kinh tế ở chính nơi đang sinh sống.


Công việc Nguyễn Hải Châu đang làm lúc đó đòi hỏi tìm và đề xuất ra một số thiết bị mới cải tiến, phục vụ cho thử nghiệm ở các mô hình dự án. Do những thiết bị này không có trên thị trường nên anh phải đi đặt hàng. Cũng vì số lượng không nhiều nên việc đặt hàng rất khó khăn, các cơ sở chế tạo máy không nhận. Thực tế sau này khi đi vào chế tạo những sản phẩm đó thì tôi thấy các xưởng không nhận đặt là đúng. Từ thiết kế ban đầu, bản vẽ đến thử nghiệm thành công, để sản phẩm thật sự hữu ích, được sử dụng như mong muốn là một quá trình rất dài, mất rất nhiều công sức, nhất là với quy mô nhỏ thì không có lãi”, anh Châu nói.

Sau một thời gian dài đi đặt hàng không được, anh xin đơn vị nghỉ phép để tự chế tạo. Không đặt được cả chiếc máy hoàn thiện, anh đặt từng linh kiện một. Mỗi nơi Nguyễn Hải Châu đặt một vài linh kiện, sau đó, về thi công lắp ráp, cho chạy thử. Sản phẩm đầu tiên là thiết bị sử dụng nguồn điện 220V- nguồn điện gia đình. Thiết bị này có thể chế biến các loại phụ phẩm nông nghiệp, có các chức năng như: Băm được cỏ, nghiền được ngô, nghiền được cua, cá, ốc để chế biến thức ăn gia súc ngay tại hộ gia đình. Trên thị trường lúc đó đã có nhiều thiết bị có chức năng tương tự, nhưng các chức năng này tách rời và phần lớn trong số đó đều sử dụng nguồn điện 3 pha, như vậy đòi hỏi quy mô sản xuất phải tương đối lớn, công suất cao.

Hết thời gian nghỉ phép, sản phẩm vẫn chưa hoàn thiện, anh tiếp tục đề nghị xin nghỉ không lương. Anh làm đi làm lại, thử nghiệm cả trăm lần rồi đưa lên vùng dự án để bà con chạy thử... Sau gần 2 năm sản phẩm mới đầy đủ tính năng, đạt được các mục tiêu ban đầu đưa ra, đó là vừa an toàn, vừa chạy được bằng nguồn điện 220V và làm được ba việc: Băm nhỏ cỏ, thân cây ngô để cho bò ăn, nghiền các loại ngũ cốc khô, cá khô thành bột rồi phối trộn theo công thức để thành cám tổng hợp. Ngoài ra, nó còn có thể băm, nghiền các loại cây tươi khác. Chiếc máy được anh đặt tên là “Máy băm nghiền đa năng 3A”, có thể đáp ứng hầu hết các công việc từ đơn giản tới phức tạp trong nông nghiệp nhưng giá thành lại rất rẻ. Hiện nay, máy có giá chỉ từ 4-6 triệu đồng, tùy theo nhu cầu lắp đặt ít hay nhiều chức năng.

Sau nhiều đêm thức trắng suy nghĩ, Nguyễn Hải Châu quyết định bỏ công việc đang mang lại thu nhập ổn định để đi “chế tạo máy”.

Không lùi bước trước những khó khăn...

Sản phẩm Nguyễn Hải Châu đã thử nghiệm thành công, nhưng cũng chính thời điểm ấy, dự án kết thúc. Để có thể thực hiện các dự án mới phải có kế hoạch, có thời gian nhất định để chuẩn bị. Nguyễn Hải Châu rơi vào cảnh sản phẩm chế tạo ra nhưng không đến tay người sử dụng. “Tôi đối mặt với việc không có nguồn thu để tái đầu tư sản xuất, làm ra chỉ cho mượn, thử nghiệm chứ không phải sản phẩm thương mại”, anh chia sẻ.

Để gỡ khó, việc đầu tiên Nguyễn Hải Châu nghĩ đến là phải lập công ty để có tư cách pháp nhân. Anh kể: “Sở dĩ sản phẩm của tôi hiệu quả nhưng các tổ chức, cá nhân chưa mua, chưa sử dụng bởi tư cách pháp nhân chưa có, tôi biết nếu chỉ một mình thì không thể đưa sản phẩm đến với càng nhiều người. Thế là Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú ra đời với thương hiệu 3A. Lúc này chỉ có tôi và hai người thân làm tất cả mọi việc”.

Nguồn vốn ban đầu Nguyễn Hải Châu có đều là từ số tiền gia đình tích góp và vay mượn. Anh chưa thể huy động từ một nguồn nào khác bởi các nhà cung cấp nguyên liệu, các nhà gia công chưa tin tưởng Nguyễn Hải Châu nên không cho nợ bất cứ khoản gì, chuyển tiền đến đâu làm đến đó. Khách hàng thấy máy của anh không có thương hiệu, không biết máy có tốt hay không nên cũng không mua. Mãi mới có người mua thì họ đòi mua chịu, đòi được trả chậm mới mua. Không có nhân viên nên Nguyễn Hải Châu phải tự làm tất cả. Chưa có kinh nghiệm về kinh doanh nên năng suất lao động rất thấp, công ty gần như không có lãi, thỉnh thoảng lại bán chịu. “Máy chạy tốt nhưng không thu hồi được vốn vì người ta không trả tiền” anh nhớ lại. Lúc đó, thời gian làm việc một ngày của anh trung bình khoảng 20 tiếng với đủ các công việc: Làm ở xưởng, truyền đạt, hướng dẫn cho nhân viên, chở máy đi mời chào, gặp khách hàng, đêm về đọc tài liệu,...

Phát triển hệ thống marketing

Anh Châu tâm sự: “Thời điểm dự án tôi tham gia kết thúc chính là thời điểm bước ngoặt cuộc đời tôi. Lúc trước thì làm công ăn lương, bây giờ phải lo tất cả. Lúc này tôi mới bắt đầu tìm hiểu về marketing, kênh phân phối, về kinh doanh, định giá...”. 

Nguyễn Hải Châu nhanh chóng làm được phần marketing online, hình thành và phát triển trong thời gian rất ngắn. Qua những thước phim quảng cáo, những bài viết trên website, bà con nông dân dần dần biết đến, rồi một số người mạnh dạn mua sản phẩm của anh. Anh tiến hành các công đoạn cuối cùng để sản phẩm thực sự đáp ứng được những tiêu chuẩn phải có của một sản phẩm thương mại như có tem, mác, lô-gô, phiếu bảo hành cùng các tiêu chuẩn khác mà cơ quan chức năng quy định...

 Việc marketing online của anh thành công nhanh chóng bởi anh vốn là kỹ sư công nghệ thông tin, lại được một nhóm các bạn khuyết tật yêu thích công nghệ thông tin giúp đỡ. Nguyễn Hải Châu đã hướng dẫn nhóm bạn này sử dụng máy vi tính, mang tới cho họ một công việc có thể làm ngay tại nhà với thu nhập ổn định. 

 “Khi tôi nghiên cứu kỹ về mảng marketing online, tôi thấy các bạn khuyết tật hoàn toàn có thể làm chuyên sâu phần này. Đầu tiên tôi làm, hướng dẫn cho các bạn làm quen các vấn đề cơ bản. Lúc này các bạn khuyết tật mới biết như thế nào là một bài viết giới thiệu sản phẩm, như thế nào là chụp những bức ảnh giới thiệu sản phẩm... Sâu hơn nữa là làm sao để đạt được những chuẩn về ngôn ngữ,

 

file-icon

Nguyễn Hải Châu vinh dự được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao tặng Kỷ niệm chương.

xuất được những sản phẩm mà chúng tôi đưa lên ở thứ hạng cao, bà con gõ vào sẽ thấy ngay. Các bạn ấy làm rất tốt”- anh Châu cho biết. Lúc này, bà con nông dân bắt đầu biết tới và mua, không chỉ có nguồn thu và tái sản xuất được mà họ còn tin tưởng đặt hàng những thiết bị mà trên thị trường chưa có, hoặc có rồi nhưng vẫn còn nhiều khiếm khuyết để Nguyễn Hải Châu nghiên cứu cải tiến, chế tạo.

 Các sản phẩm là sáng chế mới và cả những máy cũ được cải tiến nối tiếp nhau ra đời. Từ thực tế cuộc sống lao động của bà con, mỗi lần có sản phẩm mới, Nguyễn Hải Châu lại đưa sản phẩm quay trở lại với những bà con đặt hàng. Họ tiếp tục sử dụng, đóng góp ý kiến để anh sửa chữa, cải tiến đến khi nó thực sự phù hợp, khi ấy thiết bị mới trở thành sản phẩm thương mại.

Chiếc máy băm rác ván bóc - Chìa khóa cho phát triển xanh

Sau khi tìm hiểu về thị trường sản xuất gỗ, anh Châu thấy: “Khi bóc ván ở cây gỗ, thường tỉ lệ vỏ bên ngoài chiếm đến 30% và bị rách nhiều. Các cơ sở vẫn thường sử dụng phương pháp đốt gây ô nhiễm môi trường. Khi biết chúng tôi có công nghệ xử lý, họ đã tìm đến...”.

Khi được hỏi về chiếc máy này, anh Châu đã chia sẻ: “Máy xay rác ván bóc 3A55Kw được thiết kế để vận hành với độ tự động hóa cao. Khi cấp điện và nhấn nút khởi động, động cơ băng tải nạp liệu sẽ giúp băng tải chuyển động để đưa nguyên liệu vào buồng băm. Động cơ lô cuốn truyền chuyển động cuốn nguyên liệu vào máy một cách đồng đều và băm nhỏ nguyên liệu. Động cơ băm làm cho guồng dao quay giúp băm nguyên liệu, các sản phẩm đầu ra đạt tiêu chuẩn sẽ rơi qua lỗ sàng và rơi xuống băng tải ra liệu. Động cơ băng tải ra liệu sẽ đưa sản phẩm ra khỏi máy. 

file-icon

Chiếc máy băm/xay ván rác ván bóc 3A55Kw được nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ đón nhận.

Một trong những đặc điểm nổi bật của Máy băm rác ván bóc, vỏ cây công suất lớn 3A55Kw đó chính là được chế tạo bộ dao băm gồm 3 con dao. Vật liệu chế tạo dao băm bằng thép SKD11 cao cấp đảm bảo các tiêu chí: Sắc bén, độ bền cao, độ cứng cao. Khi chế tạo dao băm ván bóc đều phải đảm bảo các tiêu chí trên, mục đích cuối cùng là để nâng cao hiệu quả công việc, kéo dài tuổi thọ cho máy, giảm tối đa các chi phí phát sinh. Chúng tôi dùng hệ thống băng tải cấp liệu để đưa rác thải vào băng tải. Sau đó, băng tải sẽ đưa đến bộ phận cuộn rác và ép lại. Cuối cùng, các lưỡi dao ở trên lồng sẽ tiến hành thao tác băm”. 

Nhờ được trang bị động cơ băm nghiền công suất 55 KW với tốc độ lên đến 1.450 vòng/phút, máy băm rác ván bóc có thể xử lý được khối lượng lớn nguyên liệu đầu vào lên đến 10 tấn/giờ, máy tận dụng tối đa nguồn phụ phẩm nông lâm nghiệp như rác ván bóc, vỏ dừa, bã mía để làm nguyên liệu trồng cây, trồng nấm, sản xuất ván gỗ ép, làm bột giấy, viên nén gỗ..., qua đó tiết kiệm đáng kể chi phí đầu tư ban đầu.

Không chỉ dừng lại ở lĩnh vực nghiên cứu, chế tạo máy móc nông nghiệp, nhà sáng chế của nông dân Nguyễn Hải Châu còn rất quan tâm các nghiên cứu ứng dụng sinh học vào cuộc sống. Với mục đích nghiên cứu, sản xuất và phân phối các sản phẩm sinh học phục vụ nông - lâm nghiệp, môi trường và sức khỏe con người, anh Nguyễn Hải Châu Châu đã quyết định thành lập Công ty Cổ phần Sumo Nhật Việt. Không chỉ vậy anh còn đứng ra thành lập Viện nghiên cứu Sinh học Ứng dụng có sự tham dự của các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành. Sau nhiều năm, anh đã cho ra đời hàng trăm dòng máy móc khác nhau phục vụ cho nông nghiệp… được nhiều bà con tin tưởng lựa chọn, đồng thời xây dựng một thương hiệu uy tín trong lòng người tiêu dùng.

Đến nay, anh đưa ra ba nhóm sản phẩm chính: Máy nông nghiệp cho bà con nông dân (máy băm nghiền, chế biến thực phẩm, máy băm cỏ,...); các thiết bị xử lý môi trường (máy tái chế phụ phẩm nông nghiệp, dùng công nghệ vi sinh ủ thành phân bón cho cây, băm nghiền quả dừa, máy ép phân chuồng,...); máy chế biến thực phẩm (máy thái rau,...). Đây cũng là ba nhóm sản phẩm được anh quan tâm và định hướng nghiên cứu sâu. Hiện tại, trung bình một năm công ty của anh cung cấp ra thị trường hơn 2.000 chiếc máy nông nghiệp trị giá khoảng 30 tỷ đồng. Sản phẩm được phân phối qua hơn 30 đại lý ở các tỉnh trên cả nước và ở Lào, Cam-pu-chia. Khi được hỏi bí quyết thành công của anh là gì, Nguyễn Hải Châu cho biết đó là “tình cảm dành cho người nông dân”!./. 

Thông tin doanh nghiệp
  • Tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm thi đua số 3
  • DOCTRANSLATE – Cầu nối tri thức cho người Việt
  • Startup giáo dục trực tuyến Việt lọt Top 3 ngôi sao đang lên của Edtech thế giới
  • Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua việc sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 12 tỉnh, thành phố
  • Hội thảo tư vấn Những vấn đề đặt ra trong phòng trừ sâu bệnh cho cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Sơn La
  • Mộc Châu Milk Vinh Dự Được Công Nhận Thương Hiệu Quốc Gia Việt Nam 2024
  • Hội thảo Phát triển công nghiệp cây giống chất lượng phục vụ phát triển ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
  • 22 Giải pháp đoạt giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Sơn La lần thứ 9, năm 2024
  • Mộc Châu - Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch, dịch vụ
  • Đại hội Đại biểu Hội Cựu giáo chức tỉnh Sơn La lần thứ 3, nhiệm kỳ 2024-2029 ​
  • Xã Mường Bằng trong kháng chiến chống Thực dân Pháp
  • Mộc Châu - Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao
  • Tổng kết và trao giải Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 20
  • 70 người tham gia lớp tập huấn truyền thông sáng tạo
  • Khởi nghiệp từ kết quả nghiên cứu khoa học ​
  • Quy định 189-QĐ/TW: Những hành vi tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài sản công
  • Hội thảo khoa học Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra của Liên hiệp Hội Việt Nam trong tình hình mới
  • Hội nghị tham gia ý kiến vào dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo
  • Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sơn La tổ chức chung kết cuộc thi “Phụ nữ Sơn La khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024
  • Hội nghị tham gia ý kiến vào dự thảo Luật Nhà giáo và Luật Công nghiệp Công nghệ số
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Công bố chi tiết 5 bộ, 4 Ủy ban dự kiến sáp nhập, kết thúc sau khi tinh gọn bộ máy
  • Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu tại Lễ trao giải Vinfuture 2023
  • Những Tỉnh Thành Nào Sẽ Bị Sáp Nhập?
1 2 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 44
    • Hôm nay: 1161
    • Trong tuần: 29 168
    • Tất cả: 14722027
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này