Dấu ấn 10 năm của báo chí Liên hiệp Hội Sơn La
Tạm gọi như vậy, vì tuy ấn phẩm của Liên hiệp Hội không phải là báo chí chuyên nghiệp, nhưng mỗi lần Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức hội nghị tập huấn hay hội thảo khoa học về báo chí đều mời đại diện lãnh đạo và Ban Thông tin, phổ biến kiến thức, Biên tập các ấn phẩm của Liên hiệp Hội cấp tỉnh.
Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La (LHHSL) có hai ấn phẩm: Bản tin Trí thức với Khoa học & Công nghệ, và Trang Thông tin điện tử Susta.vn. Bản tin xuất bản năm 2011, Trang Thông tin điện tử xuất bản năm 2012, chỉ sau 1 năm thành lập Liên hiệp Hội. Cả hai ấn phẩm đều được UBND tỉnh phê duyệt đề án xuất bản, bản tin có chức năng chủ yếu là cơ quan ngôn luận của Liên hiệp Hội, còn Susta.vn có chức năng là Diễn đàn của đội ngũ trí thức. Bản tin lúc đầu có tên là “Khoa học - Công nghệ & Đời sống”, sau được đổi thành “Trí thức với Khoa học và Công nghệ”. Bản tin xuất bản định kỳ hàng quý, với số lượng 500 bản, gửi tới lãnh đạo các cấp cấp, các ngành trong tỉnh từ trưởng phòng trở lên, các hội thành viên, Liên hiệp Hội Việt Nam và các tỉnh bạn. Bản tin có các mục: Giớithiệu văn bản mới quan trọng (Chủ yếu về KHCN, đội ngũ trí thức), Tin tức - Sự kiện; Nghiên cứu trao đổi; Điển hình lao động sáng tạo; Hoạt động các hội thành viên. Diễn đàn có các mục tương tự, nhưng chi tiết hơn và có bổ sung các mục Nhân vật, Tư liệu, Hội thành viên, Giải thưởng, Hội thi, Tư vấn, phản biện, Ứng dụng KH&CN, Album ảnh, Videoclip..., được cập nhật, thương xuyên. Cơ quan ít nhân lực, được bổ sung dần, đến năm 2015 chỉ có 8 người, trong đó có 2 lãnh đạo, 4 chuyên viên làm chuyên môn và kế toán, lái xe. Gần đây mới được bổ sung một lãnh đạo. Anh em đều từ các cơ quan khác chuyển về, phần lớn là giáo viên, công việc nhiều và mới mẻ: Vận động phát triển hội thành viên; Tư vấn phản biện; Tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật; Cuộc thi sáng tạo TTNNĐ; Tôn vinh trí thức tiêu biểu, điển bình lao động sáng tạo. Đặc biệt, viết lách đòi hỏi ít nhiều năng khiếu thì hầu hết anh chị em chưa va chạm bao giờ, lại phải đóng vai trò nòng cốt để duy trì tin bài cho Bản tin và Diễn đàn điện tử, quả là một thử thách không nhỏ. Đến nay, sau 10 năm nhìn lại, anh em không những đã duy trì được mà còn tăng cường được tin bài, nâng cao được chất lượng tin bài. Hầu hết nọi ngườichuyển về Liên hiệp Hội mới học viết lách, giờ ai cũng viết sâu tin khá tốt. Một số viết bài khá thành thục về đề tài giới thiệu nhân vật điểnhình lao động sáng tạo. Ngoài lãnh đạo ra, một số chuyên viêncũng đã viết được bài nghiên cứu trao đổi... Thống kê lại, đến nay, Bản tin đã xuất bản được 40 số với trên 1.000 tin và ảnh, gần 200 bài có tính chất nghiên cứu trao đổi, tư vấn phản biện. Diễn đàn Susta.vn xuất bản được 9 năm với hàng ngàn tin, ảnh, video và trên 500 bài phổ biến kiến thức KHCN, nghiên cứu trao đổi, tư vấn, phản biện, điển hình lao động sáng tạo... Đến nay đã thu hút hơn 11 triệu lượt bạn đọc truy cập, vượt lên các trang website của Liên hiệp Hội các tỉnh bạn có thâm niên cao hơn, ngang với trang website của Liên hiệp hội thành phố Hải Phòng với thâm niên trên 20 năm. Trong tỉnh, Diễn đàn Susta.vn có số lượt truy cập cao, chỉ đứng sau Báo Sơn La điện tử (baosonla.org.vn) và Công thông tin điện tử của UBND tỉnh (sonla.gov.vn).Khá nhiều bài của ấn phẩm Liên hiệp Hội Sơn La được đánh giá tốt. Một số bài đã được đăng lại ở Tạp chí hoạt động KH&CN, Tạp chí Tia sáng (Bộ KH&CN), Tạp chí Kinh tế và dự báo (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Trang web Vusta.vn của Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam, Tạp chí và trang web của một số tỉnh bạn, nổi bật như các bài: Đổi mới cách nhìn nhận được mất chất xám, Một số chỉ dẫn quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về KH&CN và Trí thức. Chính sách thu hút nhân tài của các tỉnh, Bất cập trong quản lý nhiệm vụ KH&CN ở cấp tỉnh, Một số nhiệm vụ trọng tâm trong tiến trình chuyển đổi số,phát triển kinh tế số của tỉnh Sơn La theo tinh thầnnghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII... Có bài được đại biểu quốc hội khai thác sử dụng nhưbài “Cần phân biệt ngân sách hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội và hội quần chúng”. Có bài được doanh nghiệp, bạn đọc ngoài tỉnh liên hệtìm hiểu sâu đểhợp tác kinh tế như bài “Thạc sĩ, vua cà chua trên cao nguyên Mộc Châu”. Có bài đượcmột đồng chí Phó Chủ tịchUBND tỉnh nhắn tin khen “hay, thuyết phục” như bài “Đi tìm và chứng minh lỗi văn bản”. Và gần đây hơn, vào đầu tháng 4 năm 2020, sau khi đọc bản tin số quý Inăm 2020 của Liên hiệp Hội Sơn La, Giáo sư Đặng Vũ Minh, lúc đó là Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam gọi điện khen bài “Vấn đề phát triển trong báo cáo chính trị đại hội đảng bộ cấp tỉnh”. Giáo sư khenbài nghiên cứu sâu, có phát hiện, các tỉnh nếu quan tâm thì có thể tham khảo phục vụ đại hội được... Những sự ghi nhận, đánh giá như vậy đã giải thích vì sao diễn đàn Susta.vn nho nhỏ của một tổ chức hội quần chúng ở cấp địa phương mỗi ngày thu hút trên 5.000 lượt bạn đọc truy cập...
Nhân đây, xin được chia sẻ vài mẩu chuyện 10 năm bây giờ mới kể. Đó là viết bài về lãnh đạo đăng trên ấn phẩm của Liên hiệp Hội. Viết về cá nhân lãnh đạo cao nhất của tỉnh, cho đến nay, ở Sơn La, duy nhất chỉ có ấn phẩm của Liên hiệp Hội là có bài viết. Viết thì phải có cảm hứng mới viết được. Đã viết về cá nhân lãnh đạo tỉnh thì phải viết về người đứng đầu mới phải đạo. Vào thời điểm đó, TS Thào Xuân Sùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh,là người rất quan tâm các tổ chức hội trí thức và nghiên cứu khoa họcphục vụhoạch định chủ trương, cơ chế, chính sách. Ông là người dân tộc Mông đầu tiên có học vị Tiến sĩ. Trong cả nước, chỉ có Tỉnh ủy Sơn La khi TS. Thào Xuân Sùng làm Bí thư là thành lập Hội đồng khoa học của Tỉnh ủy để nghiên cứu vận dụng lý luận và tổng kếtthực tiễn, xây dựng đề án, hội thảo khoa học, lấy ý kiến đội ngũ trí thức... Ông trực tiếp làm chủ nhiệmgần 10 đề tài nghiên cứu, chủ yếu là đểphục vụ ban hành chủ trương... Ông cũng là Bí thư tỉnh ủy duy nhất trực tiếp làm Chủ tịch Hội khoa học lịch sử. Ông nghiên cứu khá sâu về các tổ chức hội trí thức. Tôi còn nhớ, lúc mới ra đời vào đầu năm 2010, Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh ra quyết định cho phép thành lập Liên hiệp Hội, trong đó ghi “Liên hiệp hội trực thuộc quản lý nhà nước của Sở KH&CN”. Nhận được phản ánh không đồng tình của Liên hiệp Hội, ông nghiên cứu cẩn trọng và đã chỉ đạo thay lại quyết định, ghi “Liên hiệp hội thuộc thuộc quản lý nhà nước của UBND tỉnh”. Ông đồng ý cho cán bộ chuyên trách các hội đặc thù được hưởng chế độ độ thù lao cao nhất trong khung quy định của Chính phủ... Lúc Liên hiệp Hội xuất bản bản tin số đầu tiên vào năm 2011, tôi có gặp Bí thư đề đạt nguyện vọng muốn có thư chúc mừng viết tay của Bí thư đăng ở trang nhất. Sau khi được Bí thư nhất trí, tôi đặt vấn đề sẽ chuẩn bị bản thảo. Nhưng Bí thư “nhận” tự viết tay lấy. Ông nói đại ý, đã làm Bí thư mà đến cái thư nho nhỏ cũng để anh em soạn cho thì không nên. Thư ông viết bằng bút bi màu đỏ, chữ chân phương, hơi nghiêng, rất đẹp, có chữ ký tươi của Bí thư. Nội dung là chúc mừng sự ra đời cơ quan ngôn luận của Liên hiệp Hội, chúc Liên hiệp Hội, các hội thành viên và đội ngũ trí thức KH&CN có nhiều đóng góp xây dựng và phát triển tỉnh Sơn La. Thư được đăng ở trang nhất dưới dạng fie ảnh... Những cái đó đã thúc đẩy tôi viết. Tôi biết, viết về lãnh đạo rất khó. Viết phản diện, viết chê công khai trên mặt báo thì không được phép. Viết chính diện, viết khen về thân thế, sự nghiệp rất khó tới tầm. Không phải viết tự do, mà phải được nhân vật trong bài viết đồng ý. Ngay cả khi được nhân vật đồng ý, thì vẫn có thể bị dư luận và mạng xã hội ném đá, nếu viết không chính xác. Để cho an toàn mọi bề, tôi chọn chủ đề rất giới hạn. Đó là “Dấu ấn khoa học trong công việc của một trí thức làm Bí thư tỉnh ủy”. Bài viết chân thành, không tô hồng, khi xin ý kiến, ông không sửa chữ nào, mà chỉ ghi “Bài viết cảm động lắm, cảm ơn ông bạn già và Liên hiệp Hội”. Sau đó, khi gặp lãnh đạo Liên hiệp Hội tại hội nghị cán bộ tỉnh, Bí thưbắt tay vànhắc lại “Liên hiệp Hội đăng bài cảm động lắm, cảm ơn mấy ông bạn già”.
Bài thứ hai viết về Bí thư Trương Quang Nghĩa. Cái làm tôi thúc đẩy viết về ông lại khác. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng, được Trung ương điều động lên làm Bí thư Tỉnh ủy Sơn La từ 7/2012 – 01/2015. Chưa đầy một năm lên Sơn La, trong khi chưa kịp đi thăm nhiều sở, ban, ngành, ngày 17/5/2013, ông đã đi thăm và làm việc với Liên hiệp các Hội KH&KT, cùng dự có đại diện Thường trực HĐND và UBND tỉnh, Ban Tổ chức Tỉnhủy, Sở Nội vụ. Trong thông báo kết luận của Bí thư, có yêu cầu “khai thác triệt để và phát huy hiệu quả Trang Thông tin điện tử của Liên hiệp Hội; công bố rộng rãi các công trình, các đề tài nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu; phổ biến các kiến thức khoa học kỹ thuật, xây dựng và quảng bá các thương hiệu hàng hóa của Sơn La có lợi thế”. Đó làsự chỉ đạo rất chiến lược,vừa thấy được tiềm năng của Trang Thông tin điện tử Susta.vn, vừa giao nhiệm vụ vừa đặt hàng cho Liên hiệp Hội. Điều đó làm cho anh em Liên hiệp Hội cảm kích. Nhưng phải một thời gian sau, đến tháng 01/2014,tôi mới viết xong bài “Món quà ý nghĩa”, đăng trên Susta.vn,viết về việc Bí thư “ra tay”chỉ đạo giải tỏa vướng mắc để chỉnh trang thành phố, xây dựng công viên, nơi vui chơi giải trí cho các cháu, huy động bạn bè hỗ trợ5 hộ nghèo cạnh Tỉnh ủy sửa sang, làm lại nhà cửa. Quà của Bí thư không lớn, hộ được nhiều nhất là 50 triệu đồng, nhưng đã khích lệ các hộ nghèo vượt qua được chính mình, vươn lên vay mượn, huy động anh em, họ hàng, cuối cùng cũng làm được nhà khá khang trang. Bài kèm theo ảnh khá sinh động.Anh em Văn phòng đọc được liền in ra để báo cáo với Bí thư. Ông cho thư ký truyền đạt, đại ý: Ông không muốn tuyên truyền việc ông huy động bạn bè của ông ở Hà Nội giúp đỡ mấy hộ nghèo lâu năm cạnh Tỉnh ủy. Báo Sơn La cũng như Đài PT&TH tỉnh không được đăng. Nhưng Liên hiệp Hội đăng rồi thì cũng được.
Tôi còn viết thêm một bài trực diện hơn với tiêu đề “Bí thư dân gian”. Bài tổng hợp lại những mẫu chuyện có thật, tạo được cảm hứng cho rất nhiều người. Ông Lên Sơn La mới vài năm, nhưng từ cánh xe ôm, xe tắc xi, đến người dân tổ khu phố, nơi bến xe, đi đâu cũng nghe người ta kháo nhau chuyện về ông. Chứng tỏ người ta khao khát về một mẫu người mới về người lãnh đạo. Tôi lượm lặt được chục mẩu chuyện và hình thành ý tưởng “Bí thư dân gian”. Lần này thì chính thức gửi bản thảo xin ý kiến. Bí thư gửi Email cảm ơn, nhưng chỉ nhận để làm kỷ niệm. Còn để đăng thì phải xin ý kiến của tập thể Thường trực Tỉnh ủy. Vấn đề phức tạp rồi, cái chính là Bí thư muốn giữ ý. Vấn đềtôi muốn chia sẻ là đằng sau những mẫu chuyện dân gian là một mẫu hình người lãnh đạo mà cán bộ, đảng viên, dân tình đang khao khát, đó là mẫu người tạo được cảm hứng, truyền được năng lượng... Bỏ cuộc đăng bài trên ấn phẩm của Liên hiệp Hội, tôi thấy tiếc, nên đã đăng tải trên facebook gần 10 mầu chuyện về Bí thư dân gian. TS Cầm Văn Đoản, nguyên là Phó Chủ tịch tỉnh Sơn La chuyển về công tác tại Bộ KH&ĐT bình luận trên facebook, cho rằng đó là chuyện vui, khó có người như vậy. Bạn đọc chắc nhiều người cũng có nguồn thông tin riêng. Thử vào trang cá nhân Ngữ Phan Đức xem bài viết có chính xác với các mẫu chuyện dân gian không. Và bạn đọc cũng có thể bổ sung, làm cho phong phú thêm./.
Phan Đức Ngữ
(Nguyên Trưởng BBT Bản tin Trí thức với Khoa học và công nghệ và Diễn đàn Susta.vn của Liên hiệp Hội Sơn La).