No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Bài báo khoa học và những vấn đề liên quan
Lượt xem: 1054




Chào mừng Ngày KH&CN Việt Nam 18/5


BÀI BÁO KHOA HỌC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

CVCC Phan Đức Ngữ


Bài báo khoa học (BBKH) và bằng sáng chế (BSC) là thước đo chung của quốc tế,phản ảnh ánh hiệu suất nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của cá nhân và cộng đồng khoa học,củaquốc gia, ngành hay địa phương. BBKH vàBSC cũng là điều kiện để nghiệm thu, đánh giá đề tài khoa học, để bảo vệ và cấp bằng học vị cao nhất là Tiến sĩ, để công nhận chức danh Giáo sư/Phó Giáo sư, để công nhận nhà khoa học đầu ngành, nhà khoa học trẻ tài năng, để xét trao Giải thưởng KH&CN các cấp, từ cấp tỉnh, cấp bộ, cho đến Giải thưởng danh giá là Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh về KH&CN...

Bài này tìm hiểu, biên tập về bài báo khoa học và một số vấn đề liên quan ở tầm phổ thông nhất, có liên hệ với thực tếđể bạn đọc và các cấp quản lý tham khảo.

1. Khái quát về bài báo khoa học.

Kết quả nghiên cứu của một đề tài khoa học thường được chính tác giả công bố dưới hình thức bài báo khoa học. Đề tài ở đây là đề tàithuộc các lĩnh vựcKhoa học Tự nhiên, Khoa học Kỹ thuật và Khoa học Xã hội & Nhân văn. Đề tài các cấp do ngân sách nhà nước hay doanh nghiệp tài trợ; đề tài luận án Tiến sĩ, hay đề tài độc lập của cá nhân...Một đề tài có thể được công bố bằng một hay một số BBKH (tùy theo phạm vi nghiên cứu và mức độ phức tạp của vấn đề)

Theo thông lệ, BBKH phải thể hiện rõ các vấn đề: (1) ý tưởng khoa học; (2) nội dung cần thiết của vấn đề nghiên cứu; (3) tình hình nghiên cứu trong nước và quốc tếliên quan đến vấn đề; (4) phương pháp, phương tiện nghiên cứu; (5) Kết quả nghiên cứu, những đóng góp chính về lý thuyết và ứng dụng; (6) nguồn tư liệu trích dẫn và tài liệu tham khảo. Quyết địnhSố 37/2018/QĐ-TTg ngày 31/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư (tại Điều 2), thì nội hàm BBKH đăng trên các tạp chí quốc tế cơ bản cũng bao gồm các phần như vậy.

BBKH được cộng đồng khoa học và cơ quan có thẩm quyền sử dụng để giải quyết các công việc liên quan khác, công nhận phải được đăng trên các tạp chí khoa học hay và các kỷ yếu hội thảo khoa học có uy tín trong nước và quốc tế thuộc danh mục quy định.Tạp chí khoa học và Kỷ yếu hội thảo khoa học có hội đồng bình duyệt và thực hiện quy trình bình duyệt, phản biện bài đăng chặt chẽ, không thu phí đăng bài vì mục đích lợi nhuận.

Bài đăng ở các tạp chí quốc tế yêu cầu tác giả đăng bằng tiếng Anh hay bằng một số ngôn ngữ phổ biến khác (tùy phiên bản của tạp chí). Bài đăng tạp chí trong nước bằng tiếng Việt, tóm tắt bằng tiếng Anh, hoặc bằng tiếng Anh hay ngôn ngữ khác tùy phiên bản.

2. Các tạp chí có uy tín

2.1. Các tạp chí quốc tế

Tạp chí quốc tế không phải là tạp chí do tổ chức quốc tế xuất bản mà là tạp chí chí quốc gia có đẳng cấp, uy tín ở tầm quốc tế. Tạp chí quốc tế vừa có phiên bản ngôn ngữquốc gia vừa có phiên bản tiếng Anh và một số ngôn ngữ quốc tế khác.

Trên thế giới có hàng triệu tạp chí khoa học, với chất lượng và uy tín khác nhau. Chất lượng và uy tín của Tạp chí căn cứ vào hai yếu tố: (1) Quy trình thẩm định, bình duyệt bài; (2) Chỉ số trích dẫn trung bình theo năm củacácbài báo khoa học được xuất bản gần đây trên tạp chí đó. (Tiếng Anh là Impact factor, viết tắt làIF). Cho đến bây giờ, thế giới có hai hệ thống sàng lọc, phân loại tốt nhất là ISI và Scopus. ISI là cơ sở dữ liệu của Viện Thông tin khoa học (Institute for Scientific Information, ISI, Hoa Kỳ). Scopus là cơ sở dữ liệu của của nhà xuất bản Elsevier (Hà Lan). Hai nguồn này có sự trùng lặp. Nguồn ISI có khoảng 15 ngàn tạp chí, nguồn Scopus khoảng 30 ngàn tạp chí, nhưng lại bao gồm 70% tạp chí ISI. Tổng hợp hai nguồn (trừ đi số trùng lặp) có khoảng 35 ngàn tạp chí của trên 250 chuyên ngành khoa học, chỉ chiếm 1% tổng số tạp chí khoa học của thế giới. Tạp chí hai nguồn trên 75% là Khoa học Tự nhiên và Khoa học Kỹ thuật (khoảng 27 ngàn tạp chí), dưới 25% là Khoa học Xã hội & Nhân văn (khoảng 8.000 tạp chí). Trong số đó, cũng chỉ có khoảng 12.800 tạp chí thuộc danh mục thông kê chỉ số IF. (Các tạp chí này được phân thành 4 nhóm theo IF từ cao xuống thấp, gọi là Q1, Q2, Q3, Q4, mỗi nhóm gồm 3200 tạp chí, chiếm 25%)

Do thực tế phát triển các ngành khoa học của nước ta, cơ quan có thẩm quyền (Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước (HĐGSNN), Hội đồng quản lý Quỹ KH&CN quốc giaNAFOSTED) đã lựa chọn gần 7.000 tạp chí ISI/Scopus, gồm gần 6500 tạp chí KHTN và KHKT, trên 500 tạp chí KHXH&NV. Chỉ nhữngbài báo khoa học công bố trên các tạp chí thuộc danh mục mới được tính điểm để giải quyết các công việc liên quan (như bảo vệ luận án Tiến sĩ, Phong chức danh GS, PGS, xét Giải thưởng KH&CN...). Mỗi bài quốc tế được tính từ 1đến 3 điểm (tùy theo mức độ uy tín của tạp chí thông qua chỉ số IF).

Như vậy, khi nói đến bài báo quốc tế là phải được hiểu bài báo thuộc ISI/Scopus. Còn đối với nước ta, đó là các bài báo ISI/Scopus thuộc danh mục lựa chọn của HĐGSNN, HĐNAFOSTED (danh mục có thay đổi ít nhiều theo từng thời gian).

Chỉ 1% tạp chí quốc gia thuộc danh mục ISI/Scopus, nêncác nước có tạp chí lọt vào đều rất vinh dự. Đến hết năm 2016, số tạp chí khoa học thuộc ISI/Scopus của các nước Châu Á như sau: Trung Quốc 538, Nhật Bản 459, Singapore 101, Malaysia 69, Thailand 23, Philippines 21, Indonesia 12, Việt Nam 3. Toàn bộ khu vực ASEAN có 225 tạp chí thuộc ISI/Scopus, thì Việt Nam chỉ chiếm 3. Đến nay, Việt Nam đã tăng thêm 3 tạp chí, nhưng 4 tạp chí là do nội lực, còn 2 tạp chí là do hợp tác quốc tế, trong đó có 01 tạp chí thuộc nhóm Q1 (có IF cao nhất).

2.2. Các tạp chí trong nước

Nước ta hiện có 350 tạp chí khoa học, 2/3 là thuộc lĩnh vực Khoa học Tự nhiên và lĩnh vực Khoa học Kỹ thuật, 1/3 là Khoa học XH & NV. Tất cả đều được HĐGSNN lựa chọn đưa vào danh mục tính điểm. Riêng hai lĩnh vực Khoa học Tự nhiên và Khoa học Kỹ thuật, thì HĐNAFOSTED lựa chọn ít hơn, lúc đầu lựa chọn trên 160 tạp chí, năm 2020, thu gọn lại 72 tạp chí, còn lĩnh vực KHXH & NV vẫn theo danh mục của HĐGSNN. Các bài báo đăng trên các tạp chínày được tính từ 0-1 điểm (để phục vụ cho việc xem xét điều kiện bổ nhiệm chức danh GS, PGS hay xét Giải thưởng KH&CN...Riêng nghiệm thu đề tài khoa học do Quỹ KH&CN quốc gia tài trợ (từ năm 2014) và bảo vệ luận án Tiến sĩ (từ năm 2018), bài báo đăng trên tạp chí trong nước không được tính.

Tạp chí trong nước còn nhiều hạn chế hơn so với tạp chí quốc tế ISI/Scopis. Mới có66tạp chí cóthâm niên xuất bản trực tuyến với trang web độc lập, còn lại chỉ xuất bản bản in. Trên hệ thống V-CitationGate cũng mớicóCSDL của 66tạp chínày, trong đócó57tạp chíxuất bản hoàn toàn bằng nội lực, còn 9 tạp chí hợp tác quốc tế.Gần đây mới bổ sung thêm 55 tạp chí xuất bản trực tuyến. Nhưng chỉ có 35 tạp chí bằng tiếng Anh hoặc song ngữ Việt-Anh (≈ 9,04%).

Tạp chí khoa học của ta còn lẫn lộn giữa tư cách của tổ chức KH&CN, các viện nghiên cứu, các trường đại học, các hội, hiệp hội trí thức...) với cơ quan quản lý nhà nước. Nhiều tạp chí là cơ quan ngôn luận của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan đảng, đoàn thể chính trị xã hội. Số lượng bài nghiên cứu trao đổi chiếm tỷ lệ nhỏ. Tính chất thông tin, cổ vũ, tuyên truyền có nơi, có lúc còn lấn át tính phát hiện, phản biện, tranh luận khoa học.

Quy trình, thủ tục bình duyệt, nhất là phản biện các bài để cho đăng nhiều tạp chí chưa chặt chẽ, còn có mặt đơn giản, dễ giải, chưa theo thông lệ quốc tế. Dẫn đến chất lượng bài còn hạn chế. Cho đến nay do tổng chỉ số trích dẫn của các tạp chí còn hạn chế nên Vietnam Citation Gateway mới chỉ xếp hạng cho top 30 tạp chí đầu tiên.

3. Thực tế công bố khoa học ở nước ta

3.1. Công bố quốc tế

Nước ta hội nhập quốc tế muộn về công bố khoa học. Năm 2014,nước ta mới bắt đầu đặt tiêu chívề công bố quốc tếISI/Scopus và bằng sáng chếđối với nhà khoa học đầu ngành, nhà khoa học trẻ tài năng (Nghị định 40/2014/NĐ-CP về trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN); đối với giải thưởng KH&CN (Nghị định78/2014/NĐ-CPvề Giải thưởngHồ Chí Minh,Giải thưởngNhà nước và cácgiải thưởngkhácvềkhoa học và công nghệ); Đối với đề tài KH&CN do Quỹ KH&CN quốc gia tài trợ (Thông tư 37/2014/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ).Đến năm 2018, mới bắt đầu quy định tiêu chí công bố quốc tếISI/Scopusđối với người bảo vệ và hội đồng chấm luận án Tiến sĩ (Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT ngày 04.04.2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo); đối với ứng viên GS, PGS... (Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ). Nhiềuviện nghiên cứu, các trường đại học cũng đặt ra tiêu chí về công bố quốc tế hàng năm đối với các GS, PGS cơ hữu của đơn vị.

Số bài báo quốc tế ISI/Scopus của Việt Nam giai đoạn 2010-2014 chưa được 2.000 bài/năm. Thì năm2018 đã tăng lên 8.783 bài, năm 2019 là 12.566 bài và năm 2020 là 17.028 bài, bình quân tăng 30-40%/năm. Trong đó, số công trình công bố của các cơ sở giáo dục đại học chiếm trên 94%. (Trường ít như Đại học Tây Bắc, mỗi năm cũng công bố trên dưới 10 bài, còn trường nhiều hàng trăm bài, có trường trên 2 ngàn bài như Đại học Tôn Đức Thắng). Trên 50% số công bố khoa học quốc tế của Việt Nam có đóng góp bởi các hoạt động hợp tác quốc tế; hơn 60% tổng số bài báo khoa học quốc tế của Việt Nam có sử dụng ngân sách nhà nước là sản phẩm của nhiệm vụ nhận tài trợ từ Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia.

Các công bố quốc tế của tác giả người Việt Nam chủ yếu thuộc lĩnh vực Khoa học tự nhiên (49%), Khoa học y dược (20,8%), Khoa học kỹ thuật và công nghệ (19,5%); 5 đơn vị có số lượng công bố quốc tế nhiều nhất: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam (VAST), Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (VNU HCM), Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU), Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU HN), Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (BKHN) đóng góp trên 50% tổng số công bố quốc tế của Việt Nam;

Về số lượng bài báo quốc tế cũng như chất lượng (chỉ số trích dẫn), Việt Nam đứng thứ 5 trong khu vực Asean, sau Thái Lan, Indonexia, Malaixia và Singapor.

Công bố quốc tế của Việt Nam tăng nhanh, chủ yếu là do nước ta hội nhập, đặt ra tiêu chí công bố quốc tế đối với học vị Tiến sĩ, chức danh GS, PGS, Đề tài nghiên cứu cơ bản, Giải thưởng nhà nước về KH&CN. Mặt khác, nhà nước và các cơ sở đào tạo đại học cũng có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ kinh phí nghiên cứu và thưởng khá cao cho các công bố quốc tế. Các trường đại học, viện nghiên cứu chạy đua thứ hạng, đẳng cấp...

Vấn đề mặt trái cũng cần được quan tâm. Dư luận và báo chílên tiếng, cảnh báo hiện tượng mua bán ngầm bài báo quốc tế diễn biến phứctạp và có xu hướng tăng lên. Mặt khác, người ta có xu hướng quan hệ tìm đăng bài ở nhóm tạp chí có chỉ số IF thấp và chế độ bình duyệt đơn giản...Tình hình đó làm cho chất lượng không tương xứng với số lượng công bố quốc tế tăng nhanh.

3.2. Công bố trong nước

Rất ít số liệu và bài viết về các công bố trong nước.Đến nay, chưa tra cứu được số lượng, cơ cấu các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học trong nước. Theo phương pháp suy diễn, cả nước có 350 tạp chí, mỗi năm đăng khoảng trên dưới 50.000 bài. Chủ yếu là các bài báo nghiên cứu độc lập của cá nhân, còn bài báo đăngkết quả nghiên cứu đề tài do ngân sách nhà nước tài trợ thì ít hơn. Hết là tác giả làm việc ở các tổ chức KH&CN, viện nghiên cứu, nhất là các trường đại học, còn tác giả ở địa phương không đáng kể. Trường đại học công bố ít như Đại học Tây Bắc, mỗi năm cũng đã 200 bài báo, còn trường nhiều thì 500 bài cho đến hàng ngàn bài.

Đáng quan tâm là bài báo công bố kết quả nghiên cứu đề tài do ngân sách tài trợ.Theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ chuyên ngành, đề tài cấp nhà nước và đề tài cấp bộ đều có bài báo đăng trển các tạp chí khoa học chuyên ngành. Riêng đề tài cấp tỉnh, cả nước hàng năm có khoảng 2.000 đề tài, nhưng rất ít bài báo công bố kết quả nghiên cứu. Nghiên cứu KH&CN cấp tỉnh hiện nay được đầu tư khoảng trên 1500 tỷ đồng năm, chiếm 25% cả nước, bình quân 750 triệu đồng/đề tài. Thiết nghĩ cũng cần được quy định rõ ràng, chặt chẽ hơn trách nhiệm công bố bài báo khoa học về kết quả nghiên cứu trên cac tạp chí thuộc danh mục quy định./.


Tài liệu tham khảo chính:

1. Công bố quốc tế trên ISS, Scopus, vnExpress

2. Hội thảo Công bố quốc tế trong Nghiên cứu Khoa học tại Trường Đại học Mở Hà Nội,hou.edu.vn

3. Bài báo trong cơ sở dữ liệu ISI/Scopus là gì. ulis.vnu.edu.vn

4. Tìm hiểu tạp chí chuẩn ISI/Scopus, lienhiephoi.soctrang.gov.vn

5. Thông tin tìm hiểu về công bố khoa học quốc tế, huib.hueuni.edu.vn

6. Công bố khoa học quốc tế của Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị. Tạp chí điện tử KH&CN Việt Nam

7. Cơ sở dữ liệu công bố khoa học của Việt Nam, vista.gov.vn

8. Nâng cao chất lượng các tạp chí khoa học của Việt nam trước yêu cầu hội nhập, Hội đồng giáo sư nhà nước hdgsnn. gov.vn

9. Tạp chí khoa học Việt Nam: Gợi ý giải pháp hội nhập quốc tế, tctiasang.com.vn


10. Các bài về thị trường ngầm các bài báo quốc tế, thanhnien.vn, dan tri.com.vn
Thông tin doanh nghiệp
  • Tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm thi đua số 3
  • DOCTRANSLATE – Cầu nối tri thức cho người Việt
  • Startup giáo dục trực tuyến Việt lọt Top 3 ngôi sao đang lên của Edtech thế giới
  • Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua việc sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 12 tỉnh, thành phố
  • Hội thảo tư vấn Những vấn đề đặt ra trong phòng trừ sâu bệnh cho cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Sơn La
  • Mộc Châu Milk Vinh Dự Được Công Nhận Thương Hiệu Quốc Gia Việt Nam 2024
  • Hội thảo Phát triển công nghiệp cây giống chất lượng phục vụ phát triển ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
  • 22 Giải pháp đoạt giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Sơn La lần thứ 9, năm 2024
  • Mộc Châu - Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch, dịch vụ
  • Đại hội Đại biểu Hội Cựu giáo chức tỉnh Sơn La lần thứ 3, nhiệm kỳ 2024-2029 ​
  • Xã Mường Bằng trong kháng chiến chống Thực dân Pháp
  • Mộc Châu - Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao
  • Tổng kết và trao giải Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 20
  • 70 người tham gia lớp tập huấn truyền thông sáng tạo
  • Khởi nghiệp từ kết quả nghiên cứu khoa học ​
  • Quy định 189-QĐ/TW: Những hành vi tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài sản công
  • Hội thảo khoa học Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra của Liên hiệp Hội Việt Nam trong tình hình mới
  • Hội nghị tham gia ý kiến vào dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo
  • Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sơn La tổ chức chung kết cuộc thi “Phụ nữ Sơn La khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024
  • Hội nghị tham gia ý kiến vào dự thảo Luật Nhà giáo và Luật Công nghiệp Công nghệ số
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Công bố chi tiết 5 bộ, 4 Ủy ban dự kiến sáp nhập, kết thúc sau khi tinh gọn bộ máy
  • Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu tại Lễ trao giải Vinfuture 2023
  • Những Tỉnh Thành Nào Sẽ Bị Sáp Nhập?
1 2 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 29
    • Hôm nay: 1035
    • Trong tuần: 29 042
    • Tất cả: 14721901
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này