No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Quy trình xử lý vỏ,nước thải cà phê bằng phương pháp sinh học
Lượt xem: 2586








Quy trình xử lý vỏ,nước thải cà phêbằng phương pháp sinh học


Ngày 04/7/2019, Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành Hướng dẫn số 204/HD-STNMT hướng dẫn quy trình ủ vỏ cà phê làm phân hữu cơ và xử lý nước thải sơ chế cà phê theo hướng tái chế sử dụng chất thải đối với cơ sở sơ chế cà phê bằng phương pháp ướt quy mô hộ gia đình; nội dung chính như sau:

1- Quy trình xử lý vỏ cà phê bằng phương pháp ủ hữu cơ

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu và vỏ cà phê sau chế biến: gồmvỏ cà phê: 1.000 kg; men vi sinh (chế phẩm EMUNIV hoặc tương tự): 1 kg; rỉ mật (hoặc đường): 2 kg; phân chuồng: 200 - 300 kg; phân đạm urê: 10 kg; phân lân Văn Điển: 25 kg; vôi bột: 10 kg.

Bước 2: Điều kiện nơi ủ và dụng cụ hỗ trợ: Địa điểm ủ phân nên thuận tiện cho việc ủ và vận chuyển sử dụng; nền chỗ ủ bằng đất nện hoặc lát gạch hoặc láng xi măng, nền nên bằng phẳng hoặc hơi dốc; nếu nền bằng phẳng nên tạo rãnh xung quanh và hố gom nhỏ để tránh nước ủ phân chảy ra ngoài khi tưới quá ẩm; có thể ủ trong nhà kho, chuồng nuôi không còn sử dụng để tận dụng mái che; nếu ủ phân trong kho phải có thoát nước; để ủ 01 tấn phân ủ cần diện tích nền khoảng 3-4 m2. Các dụng cụ cần để ủ vỏ cà phê làm phân bón bao gồm: dụng cụ để đảo, vun, tưới đống ủ: cuốc, xẻng, cào, ống nước (để dẫn nước từ nguồn nước đến đống ủ cà phê); dụng cụ để hoạt hoá men: thùng phi chứa nước, thùng roa; dụng cụ che tủ đống ủ: bạt, bao tải, ... đe che đống ủ.




Bước 3: Hoạt hoá men: Hoà tan chế phẩm EMUNIV (hoặc chế phẩm tương đương) + 2 kg rỉ mật (hoặc đường) trong 100 lít nước sạch, khuấy đều liên tục, việc hoạt hoá men cần tiến hành trước khi tưới vào đống ủ vỏ cà phê khoảng 2 - 3 giờ.

Bước 4: Quy trình ủ: Rải vỏ cà phê đã được tưới đều cho đủ ẩm (đạt độ ẩm 60%) trên mặt đất rộng mỗi chiều khoảng từ 1,5-2m, dày 25 - 30cm; sau đó rải đều 1 lớp phân chuồng (hoặc nước phân đặc), phân đạm, lân Văn Điển, vôi lên trên, rồi tưới đều phân dung dịch chế phẩm và nước rỉ mật đã được chuẩn bị lên trên, dùng chân giẫm chặt; cứ tiếp tục từng lớp như vậy cho đấn khi hoàn thành được đống phân ủ cao khoảng 1,5 m hoặc đến khi hết nguyên liệu.

Bước 5: Kiểm tra điều kiện trong quá trình ủ: Khoảng 7-10 ngày sau, nhiệt độ đống ủ tăng lên cao khoảng 40 - 500C; nhiệt độ này sẽ làm cho nguyên liệu bị khô và không khí (oxy) cần cho hoạt động của vi sinh vật ít dần; vì vậy cần tiến hành kiểm tra, đảo trộn và nếu nguyên liệu khô thì bổ sung nước (khoảng vài ô doa), nếu quá ướt dùng cây hoặc cào khêu cho đống phân thoáng khí thoát hơi nhanh.

+ Cách kiếm tra nhiệt độ đống ủ: Dùng gậy tre tươi (tốt nhất là tre còn non) vót nhọn chọn vào giữa đống phân ủ, khoảng 10 phút sau rút ra, cầm vào gậy tre thấy nóng tay là được; nếu không nóng có thể là do nguyên liệu quá khô hoặc quá ướt.

+ Cách kiểm tra độ ẩm đống ủ: Nếu thấy có màu nâu đen, nước ngấm đều, khi cầm thấy mềm là đạt độ ẩm cần thiết khoảng 50 - 60% (có thể nhận biết rằng cách dùng tay nắm chặt thấy nước rỉ ra ở kẽ tay là được).

Bước 6: Đám bảo nhiệt độ và độ ẩm trong quá trình ủ: Sau 3-4 tuần kiểm tra đống ủ, nếu thấy khô thì tiến hành tưới nước và đảo trộn lần 2 cho đều, phủ bạt kín đống ủ. Tiếp tục đậy bạt lên đống ủ để giữ nhiệt độ và độ ẩm khoảng 2 tháng; chú ý kiểm tra đống ủ, nếu thấy khô phải bổ sung nước đủ ẩm để vi sinh vật hoạt động tốt thì vỏ cà phê mới mau hoai mục.

Bước 7: Thời gian hoàn thành và bảo quản: Sau khoảng 3 tháng, khi vỏ cà phê đã hoai mục (vỏ cà phê mềm và nát) thì có thể sử dụng để bón cho cây trồng; nếu chưa sử dụng thì có thể đánh đống lại, che phủ cẩn thận hoặc đóng bao bảo quản nơi râm mát để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng của vỏ cà phê (phân ủ xong sử dụng tốt nhất trong vòng 6 tháng).

2-Hệ thống xử lý xử lý nước thải cà phê

2.1- Điều kiện, yêu cầu áp dụng

- Có quỹ đất để xây dựng hệ thống công trình bảo vệ môi trường và công trình phục vụ cho hoạt động sản xuất sơ chế cà phê; diện tích cây trồng để tưới tương ứng với lượng chất thải sau xử lý để tái sử dụng làm phân bón.

- Quy mô sản xuất phù hợp; không phân tán, chia nhỏ (theo hướng liên kết, thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác).

- Không nằm trong hành lang bảo vệ nguồn nước sinh hoạt đối với nhà máy cấp nước số 1, 2 thành phố Sơn La (nguồn nước hang Thẳm Tát Tòng, suối Nặm La) và nhà máy cấp nước Mai Sơn (nguồn nước suối Nặm Pàn) theo quyết định phê duyệt của UBND tỉnh Sơn La.

- Có địa chỉ đăng ký sơ chế cụ thể hoặc đang tổ chức hoạt động sơ chế tại địa phương; có phương án sản xuất kinh doanh.

- Đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường và được Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc UBND huyện, thành phố xác nhận.

- Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống xử lý chất thải rắn, nước thải theo đăng ký đã được phê duyệt (tự thực hiện xây lắp hệ thống theo hướng dẫn quy trình công nghệ hoặc thuê đơn vị tư vấn lắp đặt, có xác nhận nghiệm thu của cấp có thẩm quyền).

- Chỉ được triển khai thực hiện sản xuất, sơ chế cà phê sau khi được cấp có thẩm quyền xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường và đầu tư hoàn chỉnh hệ thống xử lý chất thải rắn, nước thải có xác nhận nghiệm thu của cấp có thẩm quyền (nếu thuộc đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường).

2.2- Quy trình xử lý nước thải: Áp dụng vào điều kiện cụ thể của tỉnh Sơn La; tùy vào quy mô, công suất sơ chế và lượng nước thải phát sinh của từng hộ sản xuất kinh doanh, hệ thống xử lý nước thải phải đảm bảo được các quy trình về công nghệ xử lý như sau:

- Bể tách vỏ: tại đây nước thải được tách ra khỏi vỏ (chú ý: một phần nước vẫn còn trong vỏ quả, nơi lưu giữ vỏ quả cần có giải pháp lót đáy chống thấm và thu gom lượng nước rỉ từ vỏ quả về hệ thống xử lý để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường); nước thải được bổ sung vôi bột để điều chỉnh độ a xít của nước thải và bổ sung men vi sinh để tăng cường phân hủy yếm khí tại bể biogas; thời gian lưu tại bể tách vỏ 01 ngày.

- Bể xử lý kỵ khí: có tác dụng phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ phức tạp có trong nước thải thành chất vô cơ và hữu cơ đơn giản; quá trình xử lý tại bể không cần có sự tác động; thời gian lưu tại bể 21 ngày/mẻ.

- Bể hiếu khí: để xử lý triệt để các chất hữu cơ còn lại sau quá trình từ bể kỵ khí, nước thải từ bể kỵ khí được bơm lên bể hiếu khí để xử lý theo từng mẻ phù hợp với dung tích bể xử lý (thời gian xục khí cưỡng bức từ 3-5 ngày)

- Bể điều lưu trữ: Sau khi nước thải được xử lý từ bể hiếu khí sẽ được chuyển vào bể lưu trữ đủ dung tích lưu giữ cho toàn bộ vụ sản xuất (120 ngày); lượng cặn tại bể lưu trữ tận dụng phối trộn cho quá trình ủ vó làm phân bón.

2.3- Chi phí cho hệ thống xử lý nước thải

Chi phí xây dựng lắp đặt hệ thống xử lý nước thải phụ thuộc vào sản lượng cà phê được sơ chế trong vụ và định mức sử dụng nước sản xuất. Trên cơ sở lượng nước thải phát sinh, các hộ gia đình có thể hợp đồng với đơn vị tư vấn có năng lực để thiết kế với quy mô cho phù hợp. Kinh phí đầu tư do hộ sản xuất sơ chế tự đầu tư chi trả theo phương thức tự làm hoặc hợp đồng thuê đơn vị tư vấn, đơn vị thi công đảm bảo các điều kiện, yêu cầu và quy trình xử lý như đã nêu tại mục 3.1 và 3.2.

2.4- Quy định tái sử dụng nước thải

Việc tái sử dụng nước thải được sử dụng dưới hai hình thức: Tái sử dụng nước thải sau khi đã xử lý qua toàn bộ hệ thống (đạt cột B theo QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp) đuợc sử dụng để tưới tiêu cho cây trồng như sử dụng đối với nước mặt để tưới tiêu. Tái sử dụng đối với nước thải đã được xử lý theo đúng hướng dẫn.

Việc tái sử dụng lượng cặn từ bể lưu trữ để làm phân bón cho cây trồng cần tuân thủ các quy định để đảm bảo tái sử dụng được phân bón cho cây trồng và đảm bảo được yêu cầu về bảo vệ môi trường (tránh ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngâm, tránh gây mùi hôi thối đối với khu vực dân cư).


Ngoài thực hiện Hướng dẫn này, chủ cơ sở cần nghiêm túc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo Kế hoạch bảo vệ môi trường đã được Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện, thành phố xác nhận./.


CTV: Nguyễn Hùng BTGTU Sơn La
















Thông tin doanh nghiệp
  • Tổ chức lấy ý kiến tham gia vào dự án Luật Việc làm (sửa đổi) và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế
  • Quan hệ giữa thay đổi kỳ thi tốt nghiệp THPT với tuyển sinh Đại học
  • Phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh gắn với du lịch trên địa bàn tỉnh Sơn La
  • Sơn La có 02 sản phẩm vào Chung khảo Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 20
  • Triển khai Trợ lý ảo trong cơ quan nhà nước để hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức
  • Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới
  • Hội thảo tư vấn tham gia ý kiến vào Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản
  • Hội thảo kết quả nhiệm vụ “Điều tra, đánh giá ô nhiễm đất và phân hạng đất nông nghiệp lần đầu trên địa bàn tỉnh Sơn La”
  • Hội thảo tham gia ý kiến về Dự thảo Luật Địa chất là khoáng sản
  • Hội thảo tư vấn tham gia ý kiến vào Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản
  • Hội Luật gia tỉnh Sơn La tổ chức thành công Đại hội Đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 – 2029
  • Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sơn La: Hướng tới Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV, năm 2024, năm 2024
  • Hội thảo tư vấn “Những vấn đề đặt ra trong sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Sơn La”
  • Mời tham gia Giải thưởng Bảo Sơn năm 2024
  • Bộ GD&ĐT lý giải tạm dừng công nhận Olympic Toán học sinh viên và học sinh
  • Liên hiệp Hội Việt Nam: Hội nghị Giao ban Liên hiệp Hội các tỉnh, thành phố năm 2024
  • Bí quyết giữ gìn sức khỏe
  • Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Sơn La lần thứ 9, năm 2024
  • Giải thưởng Khoa học Công nghệ Quả Cầu Vàng năm 2024
  • Vấn đề nhỏ về đất đai nhưng được nhiều người dân quan tâm
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu tại Lễ trao giải Vinfuture 2023
  • Những Tỉnh Thành Nào Sẽ Bị Sáp Nhập?
  • Sổ Hộ Khẩu, Sổ Tạm Trú Sẽ Hết Giá Trị Sử Dụng Sau Ngày 31/12/2022 | TVPL
1 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 23
    • Hôm nay: 303
    • Trong tuần: 27 500
    • Tất cả: 14525671
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này