No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Kỹ Thuật Trồng Na Dai
Lượt xem: 19380

Kỹ Thuật Trồng Na Dai



Na sau khi cho thu hoạch 3 vụ thì quả nhỏ dần, cây cao khó lấy quả. Để có quả to mập cần đốn trẻ lại từ năm thứ 5 trở đi, sau đó cứ 3 năm đốn một lần. Lần đốn đầu cách mặt đất 0,5m, những lần sau cách lần trước 0,2-0,3m.


1. Nhân giống


Na được trồng chủ yếu bằng hạt. Vào giữa vụ chọn cây mẹ năng suất cao, chất lượng tốt, đã cho thu 4-5 vụ quả ổn định. Chọn quả mắt to, tròn đều, trọng lượng 200-300g/quả, để chín kỹ. Sau khi ăn, thu lấy hạt cho vào rổ nhựa mắt nhỏ, dùng tro bếp, cát to xát bỏ hết thịt quả, đãi sạch, phơi khô giòn trong nắng nhẹ 20-30°C (không phơi vào buổi trưa nắng to). 15-20 ngày sau đem gieo. Trước khi gieo ngâm hạt trong nước sạch 12-24 giờ, đãi sạch, ủ hạt trong cát ẩm. 15-20 ngày sau hạt nứt nanh, cho vào bầu nylon thủng hai đáy kích thước 5x20cm; chất độn bầu gồm 70% đất bùn ải khô đập vụn + 29% phân chuồng mục + 1% supe lân, hạt đặt sâu 2-3cm. Xếp bầu thành luống, làm giàn che mưa to, nắng rát, sương lạnh. Cây con 2-3 tháng tuổi cao 20-25cm, có 5-6 lá thật, thân mập thì xuất vườn.


Có thể nhân giống na bằng phương pháp nhân giống vô tính (ghép mắt, ghép cành).


Gốc ghép dùng cây gieo bằng hạt của nó hoặc mãng cầu xiêm, bình bát. Khi đường kính cây đạt 0,8-1cm có thể tiến hành ghép. Mắt ghép lấy trên cành đã rụng lá. Nếu gỗ đủ già mà lá chưa rụng thì cắt phiến lá để lại cuống, 2 tuần sau cuống sẽ rụng và có thể lấy mắt ghép.


2. Trồng và chăm sóc


Chọn đất đồi dốc dưới 15°C, tầng đất đáy dưới 1m, tốt nhất là đất dỏi cơm, đất đá vôi. Na ưa độ pH trung tính. Đất chua cần bón 30g vôi bột/sào Bắc bộ/năm (1 sào Bắc bộ = 360m2).


3. Thời vụ


Vụ xuân trồng tháng 2-4, vụ thu trồng tháng 8-10. Na dai nên trồng mật độ cao, mỗi cây chiếm diện tích 2x3m. Hố trồng được chuẩn bị trước 2-3 tháng, sâu 0,5m, rộng 0,5m, hình vuông, chữ nhật hoặc hình tròn. Mỗi hố bón 20-30g phân chuồng hoai mục + 0,2kg supe lân trộn đều với đất, ủ trước 2-3 tháng. Cây trồng ở giữa hố, bầu đặt ngang với mặt đất (không trồng sâu gây nghẹt rễ, sinh trưởng kém), tưới nước, ấn cho chặt gốc, duy trì độ ẩm 70-80%.


4. Chăm sóc thời kỳ kiến thiết cơ bản:


Trong 3 năm đầu cần bón nhiều đạm để cây sinh trưởng thân, lá tốt. Bón NPK tỷ lệ 2:1:1. Cứ 1-2 tháng bón một lần khi thời tiết mưa ẩm. Mỗi cây bón 0,1-0,2kg urê + 0,05-0,1kg kali + 0,2-0,5kg supe lân, cách gốc 30-50cm. Phân chuồng bón 30-50kg, cách gốc 50-60cm vào hai hốc đối xứng (đông-tây hoặc nam-bắc).


5. Chăm sóc thời kỳ kinh doanh:


Bón làm 3 đợt trong năm, đợt 1 vào tháng 2, tỷ lệ NPK là 1:1:1; đợt 2 vào tháng 6, tỷ lệ NPK là 1:1:2; đợt 3 sau khi thu quả tháng 9, tỷ lệ NPK là 2:1:1. Lượng phân bón ít hay nhiều tùy cây lớn hay nhỏ. Trung bình mỗi cây bón 0,5-1kg urê, 0,5-1kg kali, 2-4kg supe lân, 30-50kg phân chuồng/năm. Bón theo tán cây, thành 4 hốc đối xứng nhau, độ sâu lấp phân 3-5cm.


Đốn trẻ: Na sau khi cho thu hoạch 3 vụ thì quả nhỏ dần, cây cao khó lấy quả. Để có quả to mập cần đốn trẻ lại từ năm thứ 5 trở đi, sau đó cứ 3 năm đốn một lần. Lần đốn đầu cách mặt đất 0,5m, những lần sau cách lần trước 0,2-0,3m.


Kích thích cây ra hoa, quả sớm: Để có na bán vào tháng 7 (giá gấp 1,5 lần chính vụ) thì từ đầu tháng 11 tiến hành phun Ethell (3 lọ thuốc rấm chuối Trung Quốc 15ml pha với 10 lít nước) lên tán lá, sau 10-15 ngày vặt hết lá na xanh còn lại, cây sẽ ra hoa vào đầu tháng 4.


6. Phòng trừ sâu bệnh


Mối hại gốc: Cây đang xanh tốt, lá úa vàng, dùng thuốc Padan 0,2% tưới vào gốc 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 6-7 ngày (mốc hốc 2-3 lít nước thuốc để đuổi mối).


Làm sạch gốc na: Thường xuyên giữ gốc thoáng sạch, không ủ bằng rơm, rạ, thân lá để tránh mối hại rễ.


Nhện đỏ làm úa vàng, rụng lá, quả: Dùng thuốc Sông Mã 24WG, Pegasus, Regent… phun trừ.


Sâu đục quả: Thường gây hại khi quả có đường kính 0,5-1cm, phòng chống bằng thuốc Padan, Regent.


Theo Báo Kinh tế nông thôn


Thông tin doanh nghiệp
  • Xây dựng mô hình “Bản du lịch xanh” trong Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La
  • Sơn La trong Chiến dịch Thượng Lào 1953
  • Hội thảo khoa học Mối quan hệ giữa trồng cây ăn quả với nghề nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh Sơn La
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tôi tin rằng trong tương lai chắc sẽ có đại diện của thanh niên Việt Nam bay vào vũ trụ” ​
  • Liên hiệp Hội Sơn La: Gặp mặt kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5
  • Thư chúc mừng của Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam nhân Ngày KH&CN Việt Nam
  • Chi bộ Cơ quan Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La tổ chức Lễ Trao Huy hiệu Đảng
  • Đại hội Công đoàn cơ sở Cơ quan Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La, nhiệm kỳ 2023-2028
  • Các loại hệ thống quản lý tri thức
  • Truyền cảm hứng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên
  • Nghệ thuật nghi binh trong Chiến dịch Tây Nguyên ​
  • Quan hệ Việt Nam – Cuba: Hình mẫu của quan hệ quốc tế
  • Cuộc tản cư của đồng bào Sơn La trong kháng chiến chống Pháp (1947 – 1953)
  • Đẩy mạnh tuyên truyền tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Sơn La - năm 2023
  • Chỉ số CCHC và Chỉ số Hài lòng Sipas 2022 của tỉnh Sơn La
  • Kinh nghiệm sử dụng lãnh đạo chuyển đổi trong doanh nghiệp
  • Nhà ngục Sơn La- Di tích lịch sử đặc biệt
  • PAPI năm 2022 của Tỉnh Sơn La
  • Hội thảo khoa học “Chiến thắng thượng Lào 1953 - Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm” ​
  • PCI năm 2022 của tỉnh Sơn La
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Sổ Hộ Khẩu, Sổ Tạm Trú Sẽ Hết Giá Trị Sử Dụng Sau Ngày 31/12/2022 | TVPL
1 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 13
    • Hôm nay: 359
    • Trong tuần: 9 844
    • Tất cả: 13408336
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này