No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Báo cáo chuyên đề: Mô hình tổ chức bộ máy và vận dụng cơ chế chính sách của các tỉnh, thành phố đối với Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật.
Lượt xem: 3121
Thuộc đề tài khoa học XH&NV, Mã số KX-11-2011\r\n“Thực trạng và giải pháp phát triển tổ chức Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La giai đoạn 2010-2015 và đến năm 2020”






I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LIÊN HIỆP HỘI CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRONG CẢ NƯỚC.




1. Tình hình phát triển Liên hiệp hội cấp tỉnh, thành phố.






Đến năm 2010, trong cả nước có 57 Liên hiệp hội cấp tỉnh, thành phố( gọi chung là liên hiệp hội tỉnh)





Nhiệm kỳ I ( 1983-1988): Có 5 Liên hiệp hội





Nhiệmnkỳ II( 1988- 1993: Có 8 Liên hiệp hội





Nhiềm kỳ III( 1993-1998): Có 23 liên hiệp hội.





Nhiệm kỳ IV( 1998-2003): Có 36 Liên hiệp hội





Nhiệm kỳ V( 2003-2008): Có 53 Liên hiệp hội





Năm 2010 ( nhiệm kỳ VI): có 57 Liên hiệp hội.





Bình quân một nhiệm kỳ phát triển thêm 10 Liên hiệp hội. Nhình chung Liên hiệp hội tỉnh còn non trẻ hơn nhiều các hội ngành trung ương và Liên hiệp hội Việt nam. Liên hiệp hội Việt nam có tuổi đời 27 năm. Các Hội ngành trung ương có tuổi đời bình quân gần 20 năm. Số Liên hiệp hội địa phương có tuổi đời bình quân 10 năm. Số liên hiệp hội địa phương có thâm niên 10 năm trở lên chỉ chiếm 40%, còn lại 60 % là dưới 10 năm, trong đó 35% là 5-9 năm, 25% là 1- 4 năm. Hiện nay, chỉ còn 6 tỉnh chua thành lập Liên hiệp hội là: Băc Ninh, Hưng yên ( Vùng đồng bằng), Tuyên quang, Điện Biên, Lai châu, Bắc Cạn ( miền núi).






2. Tính đặc thù của Liên hiệp hội cấp tỉnh.






Hề thống các tổ chức ở Việt nam, bao gồm 8 nhóm tổ chức:Tổ chức chính trị ( tổ chức Đảng cộng sản Việt nam); Tổ chức hành chính ( các cấp chính quyền cùng các cơ quan chuyên môn trực thuộc); Tổ chức sự nghiệp ( Bệnh viện, trường học, trung tâm khoa học công nghệ…); Tổ chức chính trị - xã hội ( Các đoàn thể như Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Liên hiệp hội…); Tổ chức chính trị- xã hội- nghề nghiệp( như Hội văn học nghệ thuật, Hội nhà báo…); Tổ chức xã hội - nghề nghiệp( như các hội thành viên của Liên hiệp hội: Hội khoa học kinh tế, Hội khoa học cầu đường…..);Tổ chức xã hội ( như Hội chữ thập đỏ, Hội bảo trợ trẻ em tàn tật và mồ côi….); Tổ chức kinh tế ( các doanh nghiệp).







Như vậy, theo cách xác định của Đảng, Liên hiệp hội là 01 trong 8 nhóm tổ chức; Cụ thể, Liên hiệp hội thuộc nhóm tổ chức chính trị- xã hội cùng với Mặt trận và các Đoàn thể quần chúng. Nhưng Liên hiệp hội lại có tính đặc thù. Đó là Tổ chức chính trị xã hội nhưng biên chế lại là biên chế sự nghiệp như tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp. Tổ chức chính trị xã hội ( các đoàn thể), hay tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp ( Hội Văn học nghệ thuật, Hội nhà báo) đều có cán bộ lãnh đạo và chuyên viên là đương chức, trong biên chế. Riêng Liên hiệp hội chỉ có chuyên viên là đương chức, trong biên chế, còn lãnh đạo không nhất thiết là đương chức, trong biên chế. Về hoạt động của Liên hiệp hội lại mang tính chất của tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp như là Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật hay Hội nhà báo, chứ không đơn thuần là tổ chức chính trị xã hội như các đoàn thể.







3. Liên hiệp hội các tỉnh có tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ giống nhau.( Còn hoạt động thực tế, tùy điều kiện của từng địa phương, các Liên hiệp hội triển khai công việc với quy mô, số lượng, chất lượng và hiệu quả khác nhau).







Liên hiệp hội các tỉnh phần lớn dùng chung Điều lệ của Liên hiệp hội Việt Nam. Một số Liên hiệp hội cấp tỉnh có điều lệ riêng. Liên hiệp hội Sơn La cũng có điều lệ riêng. Nhưng cơ bản cũng dựa vào Điều lệ Liên hiệp hội Việt Nam.






3.1.Tất cả Liên hiệp hội các tỉnh đều có chung tô chỉ mục đích như Liên hiệp hội Sơn La. Đó là: Phát huy tiềm năng trí tuệ của đội ngũ trí thức Khoa học và công nghệ, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dấn chủ, văn minh.






3.2.Tất cả Liên hiệp hội đều có chức năng như nhau. Đó là:






Tập hợp, đoàn kết đội ngũ trí thức, khoa học và công nghệ trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài; điều hoà, phối hợp hoạt động của các hội thành viên.






Làm đầu mối giữa các hội, hiệp hội thành viên với các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức khác nhằm giải quyết những vấn đề chung trong hoạt động của Liên hiệp hội.






Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên, hội, hiệp hội thành viên, của trí thức khoa học và công nghệ Sơn La.






3.3.Tất cả các liên hiệp hội đều có nhiệm vụ giống nhau. Đó là:






-Củng cố, phát triển tổ chức, điều hoà phối hợp và trợ giúp hoạt động của các hội thành viên.






-Thực hiện công tác vận động trí thức khoa học và công nghệ:






-Tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn( Tư vấn, phản biện, giám định xã hội; Nghiên cứu khoa học công nghệ ; Tổ chức hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật;Tuyên truyền, phổ biến kiến thức; Tham gia một số dịch vụ công...)






-Thực hiện vai trò thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh.






-Hợp tác và đối ngoại.








II TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA LIÊN HIỆP HỘI






1. Tư cách của liên hiệp hội.






Liên hiệp hội các tỉnh đều có tư cách giống nhau. Đó là





- Liên hiệp hội không phải là tổ chức độc lập, mà chỉ được thành lập trên cơ sở có các hội thành viên tự nguyện tham gia.





-Liên hiệp hội có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản, có cơ quan ngôn luận.





-Liên hiệp hội là thành viên của Mặt trận tổ quốc.






-Liên hiệp hội không phải là cơ quan chuyên môn của Đảng hay Nhà nước, nhưng Liên hiệp hội được thành lập theo Nghị quyết của Ban thường vụ cấp ủy và quyết định của cơ quan nhà nước cùng cấp, chiụ sự lãnh đạo của cấp ủy, sự quản lý của nhà nước.






2. Các hội thành viên.






Theo Nghi định cũ ( NĐ số 88/......NĐ-CP ngày tháng năm của Chính phủ về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, thì Thành viên liên hiệp hội chỉ có 01 loại là thành viên chính thức. Nhưng theo Nghị định mới( NĐ số 45/2010/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ thì, thành viên Liên hiệp hội có 2 loại: Thành viên chính thức và thành viên không chính thức( gồm thành viên danh dự, thành viên liên kết). Thành viên không chính thức được hưởng mọi quyền lợi như thành viên chính thức, nhưng không được tham gia nhân sự bàu cử như thành viên chính thức.





Hội thành viên chính thức là tổ chức xã hội nghề nghiệp của các hội viên





là Trí thức khoa học và công nghệ hoạt động trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, Khoa học công nghệ và khoa học xã hội và nhân văn.( Các hội thành viên chính thức của Liên hiệp hội tỉnh, thành phố là các hội chuyên ngành thuộc tổ chức xã hội nghề nghiệp).





Hội thành viên Liên kết, hội thành viên danh dự gồm các tổ chức doanh nghiệp, tổ chức khoa học công nghệ ( Đây là các tổ chức pháp nhân, không phải là tổ chức hội tự nguyện của các hội viên).






Thực tế Liên hiệp hội các tỉnh mới kết nạp các hội thành viên chính thức. Chưa kết nạp hội thành viên danh dự, hội thành viên liên kết.






Đối tượng kết nạp hội thành viên có tính mở, tương đối cơ động. Có một số tổ chức Hội ở cấp trung ương không tham gia thành viên của Liên hiệp hội. Nhưng ở cấp địa phương lại tham gia, như Hiệp hội doanh nghiệp, Liên minh Hợp tác xã, Hội khuyến học, Hội cựu giáo chức, Hội cựu thanh niên xung phong. Việc tham gia của các hội này ở các địa phương cũng khác nhau. Ví dụ, đến thời điểm hiện nay, chỉ có một số Liên hiệp hội kết nạp kết nạp Hội cựu giáo chức, Hiệp hội doanh nghiệp, Hội Khuyến học. Một số tỉnh kết nạp cả hội Văn học Nghệ thuật, Hội nhà báo ( như Liên hiệp hội tỉnh Sóc Trăng, Hậu giang, Bình phước…. Tỉnh Thái Bình là nơi duy nhất kết nạp hội thanh niên xung phong làm thành viên. Liên hiệp hội Quảng trị là nơi duy nhất kết nạp Liên minh HTX… Liên hiêp hội kết nạp các hội thành viên chính thức không giống nhau. Có Liên hiệp hội kết nạp Hội Khuyến học, Hiệp hội doanh nghiệp, nhưng lại không kết nạp hội nhà báo, Đoàn luật sư. Ngược lại có Liên hiệp hội kết nạp Hội nhà báo, nhưng lại không kết nạp hội khuyến học...(Liên hiệp hội Sơn La đang theo mô hình mở. Ngoài các hội thành viên là tổ chức xã hội nghề nghiệp của giới trí thức khoa học công nghệ, Liên hiệp hội Sơn La kết nạp cả Hội Khuyến học, Hiệp hội doanh nghiệp là phù hợp. Tới đây có thể vận động và kết nạp hội Nhà báo, Liên Minh Hợp tác xã...Riêng hội Văn học nghệ thuật và một số tổ chức xã hội như Hội chữ thập đỏ, Hội thanh niên xung phong...Liên hiệp hội Sơn La không nên coi là đối tượng để vận động kết nạp).






3. Bộ máy của Liên hiệp hội.






3.1 Ban chấp hành, Ban thường vụ.






-Số lượng BCH Liên hiệp hội các tỉnh, thành phố thường 17-41, tùy theo số hội thành viên nhiều hay ít và số ban, ngành, đoàn thể...không phải là hội thành viên được cơ cấu nhiều hay ít. Các tỉnh có số lượng BCH ít ( 17-24) chiếm khoảng 60%, trong đó có Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái, ...Số tỉnh có số ủy viên BCH 25- 34 chiếm khoảng 25% ( Thanh Hóa, Nghệ An, Bình phước, Thái Bình....). Số tỉnh có 35 ủy viên BCH trở lên chiếm khoảng 15%( Hà nội, thành phố Hồ chí Minh, Hải phòng, Cần thơ....)





Nhìn chung các hội thành viên đều tham gia BCH Liên hiệp hội các tỉnh, thành phố ( thường chiếm 2/3 tổng số ủy viên BCH. Các đơn vị khác thường cơ cấu trên dưới 1/3.). Các đơn vị khác tham gia BCH thường gồm các ngành kinh tế kỹ thuật, Sở khoa học và công nghệ, Sở giáo dục-Đào tạo, Khối trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp, đại diện ban đảng( Ban tuyên giáo tỉnh ủy), Đoàn thể ( tỉnh đoàn TNCSHCM). Trong thực tế, Sở khoa học công nghệ, sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn TNCSHCM là 3 ngành có quan hệ phối hợp với Liên hiệp hội nhiều nhất.





BCH Liên hiệp hội Sơn La có 23 ủy viên. Nhưng số ủy viên là đại diện các hội thành viên chỉ chiếm 9/23, bằng 39,1%. Có một hội thành viên chưa được cơ cấu vào BCH. Các ban, ngành khác tham gia BCH tương đối đông( 60,9%)





nhưng số ngành kinh tế kỹ thuật còn ít, đáng lưu ý nhất là sở khoa học công nghệ, sở giáo dục và đào tạo, khối trường đại học Tây Bắc, Cao đảng chuyên nghiệp chưa có đại diện tham gia. Đây là nhiệm kỳ đầu tiên, có một số nguyên nhân dẫn đến nhân sự chưa hoàn thiện. Mặt khác, có một số hội thành viên mới phát triển. Có một số ủy viên vì sức khỏe và vì điều chuyển công tác, không còn phù hợp với yêu cầu. Có thể phải nghiên cứu để có phương án điều chỉnh giữa nhiệm kỳ cho hợp lý hơn.





- Ban thường vụ Liên hiệp hội cấp tỉnh thường 5-13( tùy thuộc vào số lượng BCH nhiều hay ít và tính chất cơ cấu của BCH)





Ban thường vụ gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, ( hoặc phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký), Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra và một số ủy viên khác (đại diện Hội thành viên lớn, đại diện lãnh đạo sở Khoa học và công nghệ, Ban tuyên giáo Tỉnh ủy). Đối với Liên hiệp hội Sơn La, số lượng 7 ủy viên thường vụ là hơi nhiều. Hơn nữa, vì sở Khoa học công nghệ không có đại biểu tham gia BCH nên không cơ cấu vào Ban thường vụ là hơi tiếc.





Về Quy chế làm việc, Ban chấp hành Liên hiệp hội các tỉnh đều có quy chế làm việc quy định cụ thể về chức trách, quyền hạn của ủy viên ban chấp hành, ủy viên Ban thường vụ, Thường trực, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký; Chế độ sinh hoạt, chế độ thông tin....Ban chấp hành có quyết định phân công từng ủy viên phụ trách công việc cụ thể. BCH Liên hiệp hội Sơn La cũng thực hiện như vậy.






3.2.Thường trực Liên hiệp hội.






a). Số lượng, cơ cấu.






Đáng chú ý nhất là đối với các tỉnh nhỏ, Thường trực Liên hiệp thường cơ cấu 3, gồm 01 Chủ tịch, 01 Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký và 01 Phó chủ tịch ( kiêm nhiệm).





Đối với Sơn La, một tỉnh nhỏ, Liên hiệp hội mới thành lập, còn ít hội thành viên, nhưng thường trực nhiệm kỳ đầu tiên cơ cấu 01 Chủ tịch, 01 Phó chủ tịch thường trực, 01 Tổng thư ký chuyên trách và 2 Phó chủ tịch kiêm nhiệm. Cơ cấu như vậy cũng có mặt thuận, nhưng cũng có mặt cồng kềnh, khó duy trì hoạt động đều. Đây là vấn đề cần được quan tâm đúc rút kinh nghiệm cho khóa tới.






b). Chủ tịch, phó chủ tịch thường trực đương chức hay nghỉ hưu, chuyên trách hay kiêm nhiệm.






Mô hình thường trực chưa có sự chỉ đạo thống nhất trong cả nước, nên các tỉnh áp dụng rất khác nhau. Có thể hệ thống thành 4 mô hình.





- Mô hình thứ nhất: Chủ tịch và Phó chủ tịch thường trực, hay Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký đều là chuyên trách, đương chức. Tức là cả cả lãnh đạo và chuyên viên của Liên hiệp hội đều chuyên trách, đương chức, trong biên chế như một ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh.





Mô hình này có trên 15 tỉnh, thành phố( như Phú thọ, Thái Bình, Phú Yên, Hải dương...)





- Mô hình thứ 2: Chủ tịch Liên hiệp hội là lãnh đạo tỉnh đương chức ( Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Bí thư, Phó bí thư thường trực tỉnh ủy) kiêm; Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký đương chức, chuyên trách.





Mô hình này cũng có trên 15 tỉnh( Nghệ An, Bình Dương, Yên Bái...)





-Mô hình thứ 3: Nguyên là lãnh đạo tỉnh ủy, UBND tỉnh ( Bí thư tỉnh ủy, phó bí thư tỉnh ủy, chủ tịch, phó chủ tịch), lãnh đạo ban ngành tỉnh nghỉ hưu làm Chủ tịch Liên hiệp hội chuyên trách. Phó chủ tịch kiêm tổng thư ký đương chức, chuyên trách.





Mô hình này là phổ biến nhất có ở gần 20 tỉnh( Đắc Lắc, Kon Tum, Hòa Bình, Thanh Hóa, ...)





-Mô hình thứ tư: Nguyên là lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, lãnh đạo các Ban ngành tỉnh nghỉ hưu làm chủ tịch Liên hiệp hội và Phó chủ tịch thường trực.





Mô hình này ít phổ biến nhất, chưa đến 10 tỉnh, trong đó có Sơn La.





Mô hình ( Chủ tịch và phó chủ tịch thường trực đều là cán bộ nghỉ hưu) mà Liên hiệp hội Sơn La áp dụng là mô hình ít phổ biến nhất.






3.3. Cơ quan Liên hiệp hội địa phương






Trụ sở của phần lớn Liên hiệp hội gắn với trụ sở của Sở Khoa học và công nghệ, được 2- 3 phòng. Một số Liên hiệp hội có trụ sở riêng thuận lợi hơn. Tất cả Liên hiệp hội đều được trang bị phương tiện đủ đáp ứng yêu cầu công việc. Hầu hết các Liên hiệp hội được trang bị xe ô tô.





Cơ quan Liên hiệp hội thường từ 3-5 biên chế. Một số tỉnh 7-9 biên chế. Cá biệt như Liên hiệp hội Phú thọ 15 biên chế. Bình phước cũng 15 cán bộ, chuyên viên, nhân viên, nhưng chính nhiệm 9, còn lại là hợp đồng.





Cơ quan liên hiệp hội của phần lớn Liên hiệp hội ( khoảng 2/3) mới có Văn phòng . Khoảng 1/3 số liên hiệp hội tổ chức Văn phòng và các ban chuyên môn( phổ biến nhất là Ban thông tin, Ban tư vấn phản biên và giám định xã hội, Ban khoa học công nghệ, …). Nhưng các ban chuyên môn cũng chỉ có 1 người trong biên chế, còn lại là kiêm nhiệm ( ủy viên Ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ tham gia và có cả một số hợp đồng).





Cơ quan liên hiệp hội ( Văn phòng hoặc Văn phòng và các ban chuyên môn) đều có quy chế làm việc do Ban thường vụ Liên hiệp hội quyết định.





Nếu so sánh, Liên hiệp hội Sơn La mới thành lập, nhưng đã có 6 biên chế chuyên trách( 01 Tổng thư ký, 03 chuyên viên, 01 kế toán, 01 lái xe), có trụ sở riêng( 05 phòng, 01 hội trường, 01 công trình WC), được trang bị tương đối đầy đủ phương tiện làm việc, xe ô tô tốt, máy tính nối mạng. Có Chi bộ và tổ chức công Đoàn... Bước đầu như vậy là tương đối thuận lợi. Hiện tại Cơ quan Liên hiệp hội Sơn La mới có 03 chuyên viên, đang tổ chức thành một Văn phòng, có phân công nhiệm vụ cho từng chuyên viên theo từng khối công việc, đồng thời phát huy sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau. Việc thành lập các ban chuyên môn là vấn đề cần nghiên cứu, tìm hiểu thực tiễn của các tỉnh bạn. Quan trọng nhất là điều hành thuận lợi, phát huy được hiệu quả.






3.4.Các đơn vị trực thuộc Liên hiệp hội địa phương.






Các tổ chức trực thuộc Liên hiệp hội gồm có các trung tâm, các câu lạc bộ, các doanh nghiệp khoa học công nghệ , hoàn toàn tự chủ, không liên quan đến biên chế và kinh phí cấp theo chỉ tiêu của Nhà nước. Liên hiệp hội Trung ương phát triển rất nhiều tổ chức trực thuộc; Một số Liên hiệp hội tỉnh, thành phố lớn, có thâm niên hoạt động, cũng phát triển được một số trung tâm. Các liên hiệp hội khác tuy có khó khăn, nhưng cũng đang rất quan tâm đến việc thành lập và phát triển các trung tâm, câu lạc bộ, Quỹ sáng tạo Khoa học công nghệ...





Tuy nhiên, các đơn vị trực thuộc Liên hiệp hôi địa phương chưa phát triển như các đơn vị trực thuộc Liên hiệp hội Việt Nam hay Hội ngành Trung ương. Mới có khoảng 2/3 số Liên hiệp hội có đơn vị trực thuộc, nhưng số lượng đơn vị trực thuộc còn ít, từ 1-3 đơn vị ( thường là trung tâm tư vấn, nghiên cứu chuyển giao khoa học công nghệ….) . Một số Liên hiệp hội có 5-7 đơn vị trực thuộc như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ…. Có Liên hiệp hội có cả viện nghiên cứu và tào tạo, có trung tâm tư vấn, phản biện và giám định xã hội, doanh nghiệp khoa học công nghệ.





Phần lớn Liên hiệp hội đều có bản tin. Khoảng 50% có trang Website





Việc thành lập một số trung tâm, thành lập Quỹ sáng tạo khoa học công nghệ, xuất bản bản tin, xây dựng trang Web... như nhiều Liên hiệp hội các tinh đã làm là các công việc Liên hiệp hội Sơn La cần học tập, triển khai từng bước.







III. VẬN DỤNG CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH CỦA LIÊN HIỆP HỘI CÁC TỈNH.






1. Cơ chế chính sách ở đây bao gồm chủ yếu:






- Tổ chức bộ máy, biên chế





- Chế độ phụ cấp đối với lãnh đạo Liên hiệp hội





- Kinh phí chi thường xuyên/bình quân đầu người





- Đầu tư trụ sở, phương tiện làm việc, xe ô tô...





- Một số chế độ đối với các hội thành viên( hội khoa học kỹ thuật chuyên ngành)






2. Thực tế các tỉnh đã vận dụng.






2.1.Về tổ chức bộ máy, biên chế, ở phần trên đã đề cập. Cơ quan Liên hiệp hội các tỉnh thường từ 3-5 biên chế. Một số tỉnh 7-9 biên chế. Cá biệt có Liên hiệp hội đến 15 biên chế. Phần lớn các Liên hiệp hội, một trong hai lãnh đạo chuyên trách là cán bộ đương chức.





Liên hiệp hội Sơn La mới thành lập được tỉnh bố trí 6 biên chế, vào loại khá, nhưng thực chất cũng chỉ có 01 tổng thư ký và 03 chuyên viên. Hai lãnh đạo chuyên trách đều là cán bộ hưu trí, hưởng chế độ phụ cấp.





2.2. Về trụ sở làm việc và đầu tư trang thiết bị cũng đã được đề cập ở phần trên. Trụ sở của phần lớn Liên hiệp hội gắn với trụ sở của Sở Khoa học và công nghệ, được 2- 3 phòng. Một số Liên hiệp hội có trụ sở riêng thuận lợi hơn. Tất cả Liên hiệp hội đều được trang bị phương tiện đủ đáp ứng yêu cầu công việc. Hầu hết các Liên hiệp hội được trang bị xe ô tô.





Liên hiệp hội Sơn La mới thành lập, nhưng được bố trí trụ sở, đầu tư phương tiện làm việc, trang bị xe ô tô vào loại khá. Hiện nay tỉnh đang đầu tư dự án trụ sơ liên cơ cho các hội khang trang, hiện đại hơn.





3.3. Kinh phí thường xuyên cho Liên hiệp hội.





Đối với Liên hiệp hội các tỉnh, định mức phân bổ dự toán kinh phí chi thường xuyên áp dụng bằng mức của đơn vị hành chính, sự nghiệp, đoàn thể cấp tỉnh.





Nhưng Liên hiệp hội Sơn La tạm thời đang được áp dụng ở mức thấp hơn định mức phân bổ dự toán cho đơn vị hành chính, sự nghiệp, đoàn thể cấp tỉnh, thấp hơn cả mức phân bổ cho Hội Văn học nghệ thuật tỉnh. Đinh mức như vậy chỉ đủ chi lương, bảo hiểm, văn phòng phẩm, điện nước; Kinh phí đi công tác và đối ngoại rất khó khăn.( Đây là nói về định mức chi thường xuyên/đầu người. Còn những công việc chuyên môn nằm ngoài định mức chi thường xuyên, Liên hiệp hội đương nhiên sẽ trình riêng).





3.4. Phụ cấp cho lãnh đạo Liên hiệp hội.





Lãnh đạo Liên hiệp hội các tỉnh được hưởng chế độ phụ cấp như sau:





- Chủ tịch Liên hiệp hội chuyên trách, đương chức: Lương + phụ cấp 1,0 lương cơ bản. Phó chủ tịch chuyên trách, đương chức, Tổng thư ký chuyên trách đương chức: Lương+ phụ cấp 0,7 lương cơ bản.( Tức là đưởng hưởng mức phụ cấp như là trưởng, phó ngành cấp tỉnh).





- Chủ tịch, phó chủ tịch thường trực chuyên trách do cán bộ nghỉ hưu đảm nhiệm được hưởng mức phụ cấp =70% lương hưu( thực hiện theo công văn số 1980/2003 của Bộ nội vụ).





Nhưng Lãnh đạo Liên hiệp hội Sơn La hiện vẫn chưa chính thức được hưởng chế độ phụ cấp. Tổng thư ký đã được hưởng chế độ phụ cấp 0,7 lương cơ bản( Nhưng có được hưởng một số chế độ khác như phó ngành hay không, có thuộc diện Ban thường vụ tỉnh ủy quản lý hay không, chưa rõ). Còn Chủ tịch tạm thời hưởng phụ cấp với hệ số 1,5 lương cơ bản và Phó chủ tịch thường trực





hưởng phụ cấp =hệ số 1,0.( Bằng mức phụ cấp của các hội Khuyến học, Hội ngành nghề nông nghiệp, nông thôn, Hội Khoa học kinh tế, Hội thanh niên xung phong). Nhưng cũng là tạm thời vận dụng, thanh quyết toán bằng chế độ





hợp đồng, vì HĐND và UBND tỉnh chưa chính thức có quyết định.





Về chế độ phụ cấp cho lãnh đạo, Liên hiệp hội Sơn La đã có tờ trình gửi thường trực HĐND và UBND tỉnh. Có khả năng phải chờ thông tư liên tịch của các cơ quan chức năng trung ương hướng dẫn thống nhất về chế độ phụ cấp cho lãnh đạo Liên hiệp hội.






3.5. Một số chế độ đối với các hội khoa học và kỹ thuật chuyên ngành.






Chế độ đối với các hội chuyên ngành được các tỉnh vận dụng mỗi nơi một khác. nhìn chung mới áp dụng thống nhất cho Hội Khuyến học, Hội ngành nghề nông nghiệp, nông thôn. Còn các hội khác hầu như chưa được hỗ trợ.





Riềng ở Sơn La, ngoài Hội Khuyến học, Hội ngành nghề nông nghiệp, nông thôn, tỉnh cũng đã có cơ chế hỗ trợ cho một số hội khác như Hội khoa học kinh tế( kinh phí, phụ cấp lãnh đạo, trụ sở), hội sử học ( Biên chế, kinh phí, phụ cấp lãnh đạo, ô tô), Hội kiến trúc sư ( trụ sở).





Hiện nay, vận dụng quyết định số 68/2010/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng chính phủ về các hội đặc thù trong phạm vi cả nước, các tỉnh đang chuẩn bị và ban hành văn bản quy định danh sách các hội đặc thù trong phạm vi tỉnh để có cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp.






Ghi chú:





- Nhiều vấn đề trong báo cáo này đã được chủ nhiệm đề tài nghiên cứu trước và đã kịp sử dụngđể trình và được UBND tỉnh Sơn La chấp nhận ghi vào chương trình hành động thực hiện Chỉthị số 42-CT/TW ngày 16 tháng 4 năm 2010 của Bộ Chính trị về đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các hội khoa học và kỷ thuật Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đạ hóa đất nước... ( Quyết định số 3326/QĐ-UB ngày 27 tháng 12/2010 của UBND tỉnh).




- Báo cáo này đã được trích đưa vào Báo cáo chung gửi Liên hiệp Hội Trung ương để sử dụng. Liên hiệp hội Trung ương đánh giá tốt và đã chính thức dùng làm tại liệu cho các đại biểu nghiên cứu tại Hội Thảo toàn quốc do Liên hiệp hội và Bộ Nội vụ tổ chức ngày 26 tháng 4 năm 2011 tại Đà Lạt.









---------------------






Thông tin doanh nghiệp
  • Xây dựng mô hình “Bản du lịch xanh” trong Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La
  • Sơn La trong Chiến dịch Thượng Lào 1953
  • Hội thảo khoa học Mối quan hệ giữa trồng cây ăn quả với nghề nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh Sơn La
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tôi tin rằng trong tương lai chắc sẽ có đại diện của thanh niên Việt Nam bay vào vũ trụ” ​
  • Liên hiệp Hội Sơn La: Gặp mặt kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5
  • Thư chúc mừng của Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam nhân Ngày KH&CN Việt Nam
  • Chi bộ Cơ quan Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La tổ chức Lễ Trao Huy hiệu Đảng
  • Đại hội Công đoàn cơ sở Cơ quan Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La, nhiệm kỳ 2023-2028
  • Các loại hệ thống quản lý tri thức
  • Truyền cảm hứng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên
  • Nghệ thuật nghi binh trong Chiến dịch Tây Nguyên ​
  • Quan hệ Việt Nam – Cuba: Hình mẫu của quan hệ quốc tế
  • Cuộc tản cư của đồng bào Sơn La trong kháng chiến chống Pháp (1947 – 1953)
  • Đẩy mạnh tuyên truyền tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Sơn La - năm 2023
  • Chỉ số CCHC và Chỉ số Hài lòng Sipas 2022 của tỉnh Sơn La
  • Kinh nghiệm sử dụng lãnh đạo chuyển đổi trong doanh nghiệp
  • Nhà ngục Sơn La- Di tích lịch sử đặc biệt
  • PAPI năm 2022 của Tỉnh Sơn La
  • Hội thảo khoa học “Chiến thắng thượng Lào 1953 - Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm” ​
  • PCI năm 2022 của tỉnh Sơn La
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Sổ Hộ Khẩu, Sổ Tạm Trú Sẽ Hết Giá Trị Sử Dụng Sau Ngày 31/12/2022 | TVPL
1 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 15
    • Hôm nay: 463
    • Trong tuần: 9 322
    • Tất cả: 13405364
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này