VVN - GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG
TRÍ TUỆ NHÂN TẠO VIỆT
Ngày nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đang
góp phần thay đổi sâu sắc nhiều khía cạnh cuộc sống. Nhiều chuyên gia cho rằng,
với lợi thế về nhân lực, về khả năng nắm bắt xu hướng công nghệ nhanh, Việt Nam
hoàn toàn có cơ hội trở thành trung tâm nghiên cứu về AI của khu vực và thế giới.
Nếu thu hút được nguồn lực để phát triển công nghệ này, trong đó cộng đồng các
startup Việt là một bộ phận nhanh nhạy trong việc nắm bắt những thời cơ từ làn
sóng công nghệ mới này.
VVN AI là một trong những startup
nổi bật chuyên cung cấp các giải pháp ứng dụng AI trong việc định danh khách
hàng, nhận dạng khuôn mặt hiệu suất cao, camera thông minh hay giao thông thông
minh...
Vài nét về dự án VVN AI
Ra đời tháng 6/2019, chỉ sau 2
tháng, VVN AI đã đạt giải nhất cuộc thi “Tìm kiếm giải pháp sáng tạo toàn cầu”
do Viettel tổ chức. Tháng 9/2019, startup tiếp tục dành giải nhì tại cuộc thi
“Viet Challenge 2019”. Người thắp sáng dự án này chính là anh Nguyễn Hoàng Tùng
- Founder và CEO của dự án.
Anh Tùng chia sẻ: “VVN - từ viết
tắt của từ “Vì Việt Nam”, chắc hẳn bao hàm thông điệp đặc biệt. Trước đây, mình
là chuyên gia tư vấn giải pháp cho các công ty nước ngoài, trong quá trình làm
việc, mình cảm nhận trình độ chuyên môn người Việt Nam không thua kém nước
ngoài. Vì vậy, mình tập hợp anh em làm những sản phẩm và mong muốn đem tiếng
vang đến khu vực và trên thế giới. Cụ thể, cách đây khoảng 3-4 năm, trong quá
trình làm tư vấn cho một công ty của Đức về EKYC, (viết tắt của từ Electronic
Know Your Customer - giải pháp định danh khách hàng điện tử). Hồi đó, thuật
ngữ này mới bắt đầu trên thế giới, sau khi xong dự án, mình thấy thị trường Việt
nam và khu vực Đông Nam Á là hoàn toàn có tiềm năng cho sản phẩm này. Hơn nữa,
Nhà nước cũng tạo điều kiện cho việc chuyển đổi số nên mình nhận thấy đây là cơ
hội lớn để có thể quay lại đầu tư trong thị trường Việt Nam, và ngay lúc đó
(tháng 6/2019) mình đã quyết định khởi nghiệp...”.
Thuật toán cho eKYC của
VVN AI không phải là điều khó khăn đối với anh Tùng. Với 10 năm kinh nghiệm
trong lĩnh vực AI, anh tỏ ra tự tin với cách xây dựng giải pháp. Thách thức đến
từ việc Việt Nam chưa có một hệ thống dữ liệu gốc tốt. Đây chính là vấn đề then
chốt của bài toán. “Ví dụ như với việc định danh trên chứng minh thư,
phông chữ trên mỗi tấm thẻ rất lộn xộn. Mình đếm được khoảng 3 - 4 phông chữ
khác nhau, chứ ng minh thư cũng dễ bị làm giả. Trong khi đó, tại Đức, mỗi
tấm thẻ ID có hơn 30 lớp vân bảo mật, khiến cho việc xây dựng hệ thống eKYC thuận
tiện hơn”, Hoàng Tùng cho biết.
Tuy nhiên, sau 6
tháng làm việc, đội ngũ kỹ sư cũng tìm cách xử lý được những vấn đề trên. Chướng
ngại vật tiếp theo đến từ sự tin tưởng của thị trường. Là công ty non trẻ, giải
pháp còn khá lạ ở Việt Nam, ban đầu VVN AI không nhận được nhiều sự tin tưởng
khi đi chào mời khách hàng. “Có thời điểm chúng mình phải bán sản phẩm qua một
công ty khác rồi nhờ họ ký hợp đồng”, anh Tùng kể.
Về kinh nghiệm xây dựng
đội ngũ nhân sự cho startup, có thể thấy rằng, thực tế trong ngành này không có
sức bật lớn, không có chuyên gia đi cùng sẽ không thể cạnh tranh được với các công ty, tập đoàn lớn.
Nếu startup không tạo được một điều gì đó “khác biệt” thì không thể vượt lên được.
Do vậy, ngay từ đầu, anh Tùng đã cố gắng tập hợp những cộng sự giỏi để tạo ra sản
phẩm mang tính đột phá.

Hiện nay, nhiều
founder trong lĩnh vực công nghệ có những quan điểm cho rằng, ngoài công việc tận
dụng nguồn nhân lực sẵn có của công ty, tập đoàn lớn (thường được gọi là những
người khổng lồ), từ đó giúp các sản phẩm có thể nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường
để giải quyết những thử thách, khó khăn trong giai đoạn đầu, và anh Tùng cũng
không là ngoại lệ. “Mình thấy quan điểm trên hoàn toàn đúng, startup nên bắt
tay với một người khổng lồ nào đó để có thể đứng chân trên thị trường Việt Nam.
Tại sao phải là người khổng lồ? Bởi người khổng lồ thường có tập khách hàng lớn,
nhu cầu bao phủ toàn bộ thị trường.
Việc dồn sức cùng người
khổng lồ tạo ra sản phẩm rất hiệu quả (họ vừa có tiền, vừa có bài toán, yêu cầu
cao và khắc phục để hoàn thiện ở mức độ cao nhất. Riêng VVN-AI cũng đã mạnh dạn
ký hợp đồng với Viettel - một trong những công ty công nghệ lớn nhất Việt Nam”,
anh Tùng cho biết.
Tuy nhiên, khi kết hợp
với những đơn vị lớn như vậy VVN - AI cũng gặp vô vàn thách thức, khó khăn, áp
lực đối với doanh nghiệp khởi nghiệp rất cao. Cụ thể, mỗi khi sản phẩm xuất hiện
lỗi là phải làm việc cật lực không kể ngày đêm để có thể “fix” lỗi ngay lập tức.
eKYC - viên gạch đầu cho dự án Việt
Khoảng 5 năm trước,
khái niệm eKYC - định danh khách hàng điện tử xuất hiện. Theo anh Tùng có thể
hiểu ngắn gọn, eKYC là giải pháp sử dụng các công nghệ mới như nhận diện khuôn
mặt, chữ viết, kết hợp dữ liệu lớn AI để tự động hóa quá trình xác thực. Đây là
xu hướng nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng nhằm đơn giản hóa quá trình và tạo
nên sự thuận lợi, thoải mái cho người dùng.
Trong khoảng vài năm
trở lại đây, xu hướng này cũng đang được lan tỏa đến Việt Nam với sự ra đời của
các sản phẩm định danh điện tử cho chính người Việt tự phát triển. Trong các giải
pháp trên thị trường hiện nay, giải pháp số hóa giấy tờ tự động của VVN AI hiện
đang được chuyên gia đánh giá là tối ưu với hàng triệu người sử dụng. Bên cạnh
đó,

Dự án đã giành giải Viet Challenge 2019
startup về trí tuệ nhân tạo này cùng các
giải pháp số hóa tài liệu và tự động hóa quy trình chăm sóc khách hàng của
doanh nghiệp.
Hiện nay, có rất nhiều
công ty công nghệ trong nước, để đứng vững trên thị trường, theo CEO dự án cần
sử dụng ứng dụng công nghệ AI vào trong các bài toán đặc thù để tạo sự khác biệt.
Có thể nhận rõ, trong
thời gian tới, Việt Nam sẽ cần nhiều doanh nghiệp số có ứng dụng công nghệ cao
để có thể giải quyết các bài toán của Việt Nam, như VVN AI. Từ đó, đưa đất nước
vươn lên bằng chuyển đổi số. Đây là những xu hướng lớn trong quá trình chuyển đổi
số của nhà nước. Mặc dù vậy, khi tham gia các lĩnh vực mới như này ở Việt Nam,
thậm chí trên thế giới, những startup công nghệ cũng gặp nhiều rào cản.
Anh Tùng cởi mở nói:
“Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại thì cần nghiên cứu làm sao để có một sản
phẩm cung cấp phù hợp với thị trường. Theo thống kê, có đến 40% startup thất bại
là do nguyên nhân này”.
Từ góc nhìn của một
doanh nghiệp khởi nghiệp, anh cũng cho rằng trong bối cảnh đất nước hiện nay,
các startup cần được tạo điều kiện thuận lợi để có thể phát triển tốt thông qua
nhiều cách như ưu tiên sản phẩm nội, khuyến khích phát triển các sản phẩm của
Việt Nam.
“Riêng với VVN AI đến
được bao nhiêu thị trường là điều mình quan tâm nhất và liệu thương hiệu của
mình lớn được đến cỡ nào Định hướng
trong thời gian tới, dự án vẫn xoay quanh “Vì Việt Nam” như đã đặt ra, đó là
năm đầu nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, năm tiếp theo sẽ mở rộng ra
thị trường Đông Nam Á và thế giới, làm sao chứng tỏ người Việt Nam có thể làm
được nhiều hơn thế.
Mục tiêu của dự án
cũng được vạch ra rõ ràng qua các năm, không chỉ về mặt doanh thu đặt ra (như
năm 2025 phải đạt 300 tỷ đồng) mà còn về mặt nhân sự, con người (đến năm 2030
có ít nhất 30 nhân sự cấp cao trong lĩnh vực AI”, anh Tùng thông tin về kế hoạch
trong thời gian tới./.
Theo Bản
tin Startup số 2/2023