NHIỆT ĐỘ QUYẾT ĐỊNH GIỚI TÍNH MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG VẬT
Theo quy luật cân bằng tự nhiên, trong quần thể lớn của các loài động vật, tỷ lệ giữa cá thể đực và cái thường là 50:50, hoặc có chênh lệc nhưng không lớn. Giới tính phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của loài, ngoài ra, sự phân hoá giới tính còn chịu ảnh hưởng của môi trường trong ( hoocmôn làm biến đổi giới tính) và môi trường ngoài: thức ăn, nhiệt độ, ánh sáng(độ chiếu sáng và thời gian chiếu sáng).
Ví dụ loài giáp xác. Trong điều kiện thí nghiệm với giáp xác bơi nghiêng (Gammarus duebeni) với thời gian được chiếu sáng dài 16 giờ, số lượng cá thể đực nhiều gấp 3-12 lần cá thể cái. Quần thể Gammarus salinus khi nuôi ở điều kiện nhiệt độ 50C, số con đực trong quần thể nhiều gấp 5 lần số con cái, nhưng nếu ở nhiệt độ 230C thì số cá thể cái nhiều gấp 13 lần số cá thể đực.
Hay cá rô phi. Cá non khi nở ra bao gồm cả đực và cái. Cá rô phi đực lớn nhanh hơn cá cái. Vì vậy mà người ta đã dùng thức ăn có chứa hóc môn kích thích giới tính đực để tạo ra giống rô phi đơn tính đực. Ngày nay, nuôi cá rô phi đơn tính( đực) đã trở thành phổ biến.
Đối với một số loài bò sát thì nhiệt độ là nhân tố trực tiếp quyết định tỷ lệ trứng nở ra con đực con cái. Trứng rùa ủ ở nhiệt độ dưới 28 độ C sẽ nở thành con đực, trên 32 độ C thì nở thành con cái. Giới của Tắc kè non (LG Leopard Gecko) có thể được xác định bằng nhiệt độ lồng ấp. Thông thường thì nhiệt độ lồng ấp ở 32 độ C sẽ cho ra co đực, ở 27 độ C sẽ cho ra con cái, và ở khoảng 29 độ C sẽ cho ra 50% là đực và 50% là cái.
Kỳ lạ hơn, cá sấu con không có nhiễm sắc thể giới tính và giới tính của chúng do nhiệt độ quyết định. Nếu trứng cá sấu được ấp ở nhiệt độ trên 33 độ C, trứng sau đó sẽ nở thành cá sấu đực. Ở các mức nhiệt độ thấp hơn, trứng chỉ nở thành cá sấu cái.
Đối với ba ba (thuộc họ bò sát), nhiệt độ cũng quyết định thời gian ấp ngắn hay dài, nhưng chưa có thông tin cụ thể về sự ảnh hướng đến giới tính con non. Ba ba trơn, trứng ấp ở nhiệt độ 30- 32 độ C, sau 40- 45 ngày sẽ nở. Nếu nhiệt độ ấp 25- 34độ C, sau 55- 60 ngày trứng mới nở.
Ba ba gai, nếu ấp ở nhiệt độ 28độ C ổn định trứng sẽ nở sau 71- 78 ngày; nếu ấp ở nhiệt độ 30 độC, trứng sẽ nở sau 60- 67 ngày. Nếu ấp ở dưới 20 độ C hay ở 33 độ C trở lên thì phôi sẽ chết hết. Ba ba là laòi bò sát cùng họ rùa. Con đực lớn nhanh và có trọng lượng lớn hơn con cái. Cần đực hay cái nhiều là tùy nhu cầu sản xuất kinh doanh của các hộ, các doanh nghiệp. Nếu nhân giống thì cần con cái nhiều, nhưng nếu nuôi thương phẩm thì cần con đực nhiều. Nuôi ba ba, nhất là nuôi ba ba gai, là một nghề mới giúp cho nhiều người trở thành tỷ phú. Thị trường biến động, bây giờ nghề nuôi ba ba không nóng như thời gian đầu, nhưng vẫn cho thu nhập cao. Bởi vậy mà các hộ, doanh nghiệp và các nhà khoa học rất quan tâm đến nghề nuôi ba ba và biện pháp điều tiết giới tính của ba ba non trong quá trình ấp trứng.
Bò sát là nhóm động vật hoang dã được thuần hóa đưa vào chăn nuôi muộn. Đến nay nhiều nơi đã nhân giống và nuôi thương phẩm thành công ba ba, cá sấu, tắc kè, kỳ nhông, rắn… trở thành đặc sản có giá trên thị trường. Đặc trưng của bò sát là thụ tinh đẻ trứng. Tỷ lệ giới tính con non của nhiều loài bò sát phụ thuộc chủ yếu môi trường nhiệt độ, ánh sáng. Do đó, người ta có thể theo đuổi biện pháp ấp nở con non theo ý muốn để phục vụ cho mục đích kinh doanh giống hay nuôi thương phẩm ở quy mô lớn. Đây là vấn đề có ý nghĩa về khoa học và thực tiễn cả trước mắt và lâu dài. Đến một lúc nào đó, một số loài động vật, nhất là loài bò sát sẽ phải đối mặt với vấn đề giới tính do do hiện tượng ấm lên toàn cầu gây ra, thậm chí một số loài có nguy cơ tuyệt chủng. Lúc đó, biện pháp điều tiết giới tính trong môi trường nhân tạo có thể sẽ góp phần cứu nguy cho sự tồn tại và phát triển của một số loài bò sát và và một số loài thuỷ sản khác. Sưu tầm, phát triển: Trung Hiếu