10/08/2020
Tìm hiểu động đất vùng Tây Bắc và Sơn La
Lượt xem: 4561
Tìm hiểu động đất vùng Tây Bắc và Sơn La Tây Bắc là vùng động đất đang hoạt động mạnh nhất của Việt Nam, tập trung ở ba tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La. Trong lich sử, chỉ tính từ năm 1900 đến nay, vùng này đã xảy ra trên 500 trận động đất, trong đó có 3 trận lớn hơn 5,0 độ richter, hai trận động đất lớn nhất cả nước là 6,75 độ richter/10 (Điện Biên), 6,8/10 (Tuần Giáo), với cường độ rung chấn cấp VIII/XII, rủi ro thiên tai cấp 4/5, gây thiệt hại đáng kể về nhà cửa, tài sản và con người. Gần đây, năm 2019, tại Mường Tè, tỉnh Lai Châu, cũng đã xảy ra 7 trận động đất, trong đó lớn nhất là 4,9. Mới đây hơn, cuối tháng 7 năm 2020, tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã liên tiếp xảy ra 16 trận, trong đó có trận 5,3, lớn thứ hai sau trận 5,4 tại Cao Bằng (2019) trong vòng 4 thập kỷ qua. Các chuyên gia cảnh báo, vùng nàycó nguy cơ động đất mạnh tới cấp VIII, cấp IX. Trên cơ sở các tài liệu tra cứu được, bài này biên tập dưới dạng phổ thông để bạn đọc, nhất là bạn đọc ở Tây Bắc có thể hiểu rõ hơn bản chất vấn đề. 1. Một số kiến thức cơ bản về động đất Trên hành tinh của chúng ta, không có vùng nào chưa từng xảy ra động đất trong suốt lịch sử văn minh của nhân loại. Những rung động nhỏ được gọi là “vi địa chấn” thì hầu như xảy ra thường xuyên tại bất cứ điểm nào trên mặt đất, còn động đất càng lớn thì tần suất càng càng giảm và diện phân bố càng hẹp, chỉ xảy ra ở một số vùng, một số nước thuộc đới hoạt động địa chấn mạnh. Động đất chủ yếu là liên quan đến lịch sử kiến tạo trái đất và vỏ trái đất. Vỏ trái đất không liền khối, mà gồm các mảng, các đới kiến tạo lớn, nhỏ và trong từng mảng , từng đới lại có các đứt gãy to( cấp 1), nhỏ(cấp 2). Các mảng, các đới luôn ở trong trạng thái nén, áp vào nhau, tạo thành thế năng chuyển dịch ngang( sang phải hay trái), hay trượt dọc lên nhau(lên hoặc xuống), sinh ra tích tụ năng lượng; năng lượng được tích tụ đến mức thì phải được giải phóng ra tại một điểm nào đó trong lòng đất, tạo ra rung chấn, gọi là động đất. Năng lượng giải phóng ra, 1 độ ríchter tương đương với sức công phá của20 kg thuốc nổ Dynamite hay 1,5 kg thuốc nổ TNT. Cứ tăng 1 độ thì năng lượng giải phóng tăng 31 lần theo cấp số nhân. Một trận động đất trên 8 độ ríchter giải phóng năng lượng tương đương với 10.000 quả bom nguyên tử trong thế chiến thứ II. Trên 90% số trậnđộng đất là do hoạt động kiến tạo nói trên. Ngoài ra, động đất còn do hoạt động núi lửa, sụt lún các hang động ngầm, thử nổ bom trong lòng đất, tích nước các hồ thủy điện lớn( gây động đất kích thích...). Thường khi xảy ra động đất thì có một trận chính( trận lớn nhất) và nhiều trận động đất phụ nhỏ hơn, gọi là rung chấn, có khi kéo dai mấy ngày thậm chí cả tuần hoặc cả tháng. Động đất gồm các thông số chính: Thời gian, tọa độ, địa điểm, độ lớn, độ sâu, cấp rung chấn, chấn tâm, cấp độ rủi ro thiên tai. Độ lớn ký hiệu là M, đo bằng thang độ richter( mang tên người đề xuất là Charles Francis Richter,Hoa Kỳ), gồm 10 bậc, viết bằng chữ số Ả Rập( 1,2,3...).Nói động đất lớn 5 độ richter hay chỉ đơn giản là động đấtlớn 5,0 đều được. Cấp rung chấn là cấp động đất,ký hiệu là I, đo bằng thang MSK-64 (tên viết tắt của ba tác giả đề xuất vào năm 1964 là Sergei Medvedev(Liên Xô),Wilhelm Sponheuer(Đông Đức) vàVít Kárník(Tiệp Khắc ). MSK-64 hay MSK gồm 12 bậc, viết bằng chữ số La Mã( I, II, III...). Khi nói động đất cấp VIII, được hiểu là động đất có I0= Imax=VIII( cường độ rung chấn tối đa tại chấn tâm bằng VIII). Chấn tiêu là nơi xảy ra động đất trong lòng đất, còn chấn tâm là hình chiếu của nó trên bề mặt trái đất. Càng xa chấm tâm thì rung chấn càng giảm.
Bảng 1. Tương quan giữa độ lớn động đất, cấp rung chấn và cấp độ rủi ro thiên tai
Độ lớn động đất M theo độ richter | Cấp động đất theo thang MKS | Cấp độ rủi rothiên tai (VN) | Phân loại của tổ chức địa chất quốc tế | Mô tả mức độ ảnh hưởng (vùng trung tâm) | 1-2,9 | I | 0 | 0 | Rung chấn không đáng kể. Con người không cảm thấy, chỉ có máy mới ghi nhận được. | 3,0-3,9 | II-III | 0 | 0 | Rung chấn rất nhỏ. Ít cảm thấy. |
| 4,0-4,9 | IV-V | 1
| Động đất cấp địa phương yếu | Rung chấnnhẹ, cảm nhận khá rõ. Thiệt hại không đáng kể. | 5,0-5,9 | VI-VII | 2 3 (Khu vực hồ thủy lợi, Thủy điện) |
Động đất cấp địa phương trung bình | Rung chấn trung bình, hầu hết mọingười cảm thấy rõ và hơi sợ hãi. Có thể gây thiệt hại đáng kể cho những kiến trúc không theotiêu chuẩn phòng ngừa địa chấn. Thiệt hại nhẹ cho nhữngkiến trúcxây cất đúng tiêu chuẩn. | 6,0-6,8 | VIII | 4 (VII-VIII) Khu vực nông thôn, hồ TL, TĐ | Động đất cấp địa phương mạnh. | Mọi người sợ hãi. Nhà cửa bị phá hoại, tường nhà bị nứt lớn. Có sức tiêu hủy mạnh trong những vùng đông dân trongchu vi180kmbán kính. | 6,9- 7,5 | IX | 5 Cấp động đất lớn hơn VIII |
| Rung chấn rất mạnh.Có sức tàn phá nghiêm trọng trên nhữngdiện tíchto lớn. Nhiều người khiếp sợ. Núi lở, đá trượt, nhà cửa hư hại, sụp đổ, nền đất có thể bị nứt rộng 10 cm. | Động đất cấp cấp khu vực 7 | 7,6-8,0 | X |
5 7< M < 8
| Rung chấn cực mạnh có sức tàn phá vô cùng nghiêm trọng trên nhữngdiện tích rộng lớn vớichu vibán kínhhàng trăm km. Mặt đất nứt toác, núi lở, đá trượt. Nhiềungười hoảng loạn. Động đất đáy biển có thể gây ra sóng thần. |
| Trên 8,0 | XI-XII | 5 M≥ 8. | Động đất cấp hành tinh
| Rung chấn siêu mạnh. gây thảm họa trong phạm vi hàng nghìnkm2, địa hình, sông suối, núi non biến dạng. Mọi người hoảng loạn. Động đất đáy biển gây ra sóng thần. | |
Ghi chú: Bảng được tổng hợp từ một số bảng so sánh khác nhau. Từng trận động đất có thông số được định lượng cụ thể.Bảng so sánhđộ lớn và cấp động đất thì ghép nhóm.
2. Lịch sử động đất ở Tây Bắc và Sơn La 2.1. Khái quát thế giới Trên toàn thế giới, hàng năm xảy ra trên 3,2 triệu lần động đất dưới 3 độ richter, từ 3 đến dưới 5 độ có trên 60.000 lần, từ 5 đến dưới 5,9 độ 800 lần, từ 6 đến dưới 7 độ 1.000 lần, từ 7 đến dưới 8 độ có 18 lần, từ 8 đến dưới 9 độ 1 lần, từ 9 đến 9,5 độ0,05 lần( khoảng 20 năm một lần). Hai trận lớn nhất là 9,3 độ xảy ra tại Camchatka, Nga, năm 1737, trận 9,5 độ tại Chi Lê năm 1960. Trận từ 9,6 trở lên chưa từng xảy ra. Các trận động đất từ 7 độ trở lên xảy ra chủ yếu ở các nước Mỹ, Nhật Bản, Trung quốc, Inđônê xia, Thổ Nhĩ Kỳ, Chi Lê, Côlômpia. Vành đai núi lửa và động đất là ở các vùng ven biển Thái Bình Dương.Có trên 10 trận động đất kèm theo sóng thần. Đã có hàng triệu người thiệt mạng và tổn thất nhiều tỷ USD. Có một số trận làm thiệt mạng hàng trăm ngàn người. Điển hình như trận xảy ra tại Thiểm Tây Trung quốc vào thế kỷ XVI, có khoảng 850 ngàn người thiệt mạng. Trận tại Sumatra (2004) có 160 ngàn người Inđônêxia và 60 ngàn người các nước láng giềng thiệt mạng. 2.2. Việt Nam Do vùng bán đảo Đông Dương nằm trong một mảng kiến tạo và xa với vùng rìa mảng, nên tại Việt Nam rất hiếm những trận động đất mạnh, và gần như không có động đất kèm theo sóng thầnở mức hủy diệt. Chỉ một số ít trận động đất được ghi nhận trong lịch sử. Trong gần 900 năm, từ năm 1114 tới năm 2003, Việt Nam đã ghi nhận được 1.645 trận động đất mạnh từ 3,0 trở lên,bình quân 1,8 trận/năm. Từng giái đoạn có khác nhau: 1114- 1902: 883 trận, bình quân 1,1 trận/năm; 1903-1977 có 162 trận, bình quân 2,2 trận/năm; 1978-2004 có 621 trận, bình quân 23,9 trận/năm; 2005 đến hết 7 tháng đầu năm 2020: 588 trận,bình quân 39,2 trận/ năm( đến hết năm 2020, khả năng lên trên 40 trận/năm Trên 90% là các trận động đất nhỏ, dưới 4,5. Chỉ có 115 trận 4,5-4,9/VI-VII,18 trận 5,0-5,9/VII, 5 trận 6,0-6,8/VIII. Các trận lớn nhất là trận động đất cấp VIII ở bắc Đồng Hới, Quảng Bình(1114), Yên Định - Vĩnh Lộc - Nho Quan, Ninh Bình(1635), Nghệ An( 1821), Hà nội Cấp VII-VIII( 1277, 1278, 1285). Từ năm 1822 tới nay(2020), trong vòng 198 năm cũng có hai trận động đất lớn, cấp VIII, lớn nhất lịch sử động đất Việt Nam, một trận 6,75 ở Điện Biên (1935) và một trận6,8 ở Tuần Giáo(1983). Trận động đất 6,1 xảy ra ở vùng ngoài khơi Nam Trung Bộ(1923), là trận động đất do núi lửa, tạo thành hòn Tro( chứ không phải do kiến tạo). Năm 2001, xảy ra 1 trận 5,1 tại Điện Biên, năm 2010xảy ratrận 5,1 tại Sông Mã. Gần đây mới lại xuất hiện 2 trận lớn hơn 5,0, đó là là trận 5,4 ở Trùng khánh, Cao Bằng( tháng 11/2019), trận 5,3 tại Mộc Châu, Sơn La( Tháng 7/2020). Ngoài ra, có hàng chục trận động đất ở vùng lân cận gây ra rung lắc ở vùng đất Việt Nam. Gần đây là trận khoảng 7,0 độ Richter(2011) tại khu vực biên giới Myanmar - Lào - Thái Lan, gây rung động cảm nhận được ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Như vậy, có thể nói tần suất xuất hiện các trận động đất nhỏ tăng lên, tần suất xuất hiện các trận động đất lớn hơn 5,0 giảm. Thiệt hại động đất tại Việt Nam đến nay không lớn, riêng thiệt hại về người, duy nhất xảy ra một trận do đá lăn (Trận Tuần Giáo 6,8 năm 1983). 2.3. Tây Bắc Lịch sử động đất ở Tây Bắc chỉ thấy tài liệu ghi chép, tổng hợp từ năm 1900. Trong vòng hơn 100 năm (1900-2003), ở Tây Bắc xảy ra 340 trận động đất, chiếm6,3,8% cả nước. Nhỏ hơn 4,0 có 244 trận, chiếm 71,76%. Từ 4,000 đến dưới 4,5 có 43 trận, chiếm 12,64%, từ 4,5 đến dưới 5,0 có 43 trận, chiếm 12,64%, Từ 5,0 đến dưới 5,5 có 8 trận, chiếm 2,35%, từ 5,5 đến dưới 6,0 không có trận nào,từ 6,0 độ trở lên có 1 trận, chính xác là 6,75 tại Điện Biên( 1935), chiếm 0,29%. Theo thông báo động đất của trung tâm dự báo động đất và sóng thần Việt Nam, từ 2011-tháng 7/2020, thì thống kê riêng vùng Tây Bắc có 100 trận, chiếm 33,3% cả nước. Nhỏ hơn 4,0 có 85 trận, chiếm 84,16%,từ 4 ,0 đến 4,9 có 14 trận, chiếm 14%, từ 5 đến 5,3 có 02 trận, chiếm 0,58%, lớn hơn chưa có trận nào. Giai đoạn 6 năm(2004-2010), không thấy có tài liệu nào thống kê riêng về động đất ở Tây Bắc. Nhưng có thể sơ bộ tính toán như sau: Tần suất động đất giai đoạn 100 năm (1900-2003) là 3,4 trận/năm, giai đoạn 10 năm (2011-2020) là 10,7 trận/năm. Tần suất giai đoạn 7 năm(2004-2010) tối thiểu bằng tần suất trung bình hai giai đoạn, là 7,0 trận/năm, cả giai đoạn là khoảng 49 trận, chiếmkhoảng 21% cả nước. Ngoài biên giới cũng có một số trận bên Lào và Trung quốc rung chấn khá rõ đến một số tỉnh(Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai...)
Bản đồ chấn tâm động đất miền Bắc Việt Nam, giai đoạn 1903-2020, M ≥ 1,2 Nguồn: vnmedia.vn, 14/7/2020
Động đất kích thích ở Tây Bắc cũng đã có một số đề tài KHCN nghiên cứu. Theo kết quả nghiên cứu, với 3 hộ thủy điện trên sông Đà lớn nhất cả nước, vùng này cũng là nguồn phát sinh động đất kích thích lớn nhất, nhưng cường độ nhỏ và chỉ diễn ra trong một số năm kể từ khi tích nước. Bắt đầu từ năm 1989, Hồ thủy điện Hòa Bìnhghi nhận hàng chục trận địa chấn nhỏ hơn 3,0, hai trận 3,8 và 3,7, hai trận 4,0 và 4,9 ở độ sâu trên 5km. Từ sau 1996 đến nay không quan sát thấy động đất kích thích ở đây. Hồ thủy điện Sơn La, bắt đầu xảy ra động đất kích thích từ năm 2009, đến nay đã xảy ra nhiều trận dưới 3,0, chấn tiêu ở độ sâu 10km, trận lớn nhất là 4,3. Hiện động đất kích thích ở đây vẫn tiếp tục, nhưng tần xuất thấp. Hồ thủy điện Lai Châu tích nước từ năm 2016, đang được nghiên cứu, chưa có kết luận, nhưng động đất trong vùng thời gian gần đây có khả năngliên quan đếnáp lực của cột nước lòng hồ cũng như sự liên thông nước hồ với các hang động caster trên một vùng rộng lớn, làm thẩm thấu đến các tầng vật chất trong lòng đất. Bảng 1. Động đất vùng Tây Bắc trong cả nước giai đoạn 1900-2020
| Tổng số | 103 năm (1900-2003) | 16 năm (2004-2020) | <5,0 | > 5,0-5,9 | 6-6,9 | <5,0 | > 5,0-5,9 | 6-6,9 | 1.Cả nước | 1.383 | 783 | 15 | 2 | 577 | 6 | 0 | Tần suất/năm | 11,5 | 7,6 | 0,14 | 0,02 | 35,8 | 0,37 | 0 | 2.Tây Bắc | 489 | 332 | 6 | 2 | 145 | 4 | 0 | Tần suất/năm | 4,7 | 3,2 | 0,06 | 0,02 | 8,8 | 0,25 | 0 | Tỷ lệ Tây Bắc /cả nước(%) | 35,4 | 42,4 | 47,0 | 100 | 25,1 | 66,6 | 0 |
Ghi chú: Các tài liệu nghiên cứu động đất cả nước vùng Tây Bắc không ghi thống nhất về giai đoan và chia nhóm theo độ lớn. Bảng trên tính toán quy về mốc 1900-2003, 2004-2020.Độ lớnphân làm 3 nhóm. Thực tế xảy ra Mmax =6,8, còn lớn hơn chưa xảy ra.
Bảng 2. Động đất các tỉnhVùng Tây Bắc trong 10 năm gần đây (2011- tháng 8/2020)
TT | Địa bàn | Độ lớn động đất M (theo độ Richter) Tổng số % | <4,0 | 4-4,9 | 5-5,9 | ≥ 6 | Tổng số |
% | Trận | % | Trận | % | Trận | % | Trận | I | Sơn La | 37 | 34,5 | 7 | 6,5 | 1 | 0,9 | 0 | 45 | 42,1 | > 5,0:Mộc Châu1. < 5,0:Mộc Châu 24. Mường La 11. Sông Mã 5. Thuận Châu 4. Vân Hồ 2. Sốp Cộp 1. Phù Yên 1. Bắc Yên 1. | II | Điện Biên | 38 | 35,5 | 4 | 3,7 | 0 | 0 | 0 | 42 | 39,2 | < 5,0: Mường Nhé 14. Điện Biên 10. Điện Biên Đông 8. Tuần Giáo 5. Mường Ảng 2.Mường Lay 1. Mường Chà 1. Nậm Pồ 1. | III | Lai Châu | 15 | 14,0 | 3 | 2,8 | | | 0 | 18 | 16,8 | < 5,0:Mường Tè 11. Phong Thổ 2. Chăn nưa 1. Than Uyên 1. TP Lai Châu 1. Nậm Nhùn 1. Sìn Hồ 1. | IV | Hòa Bình | 2 | | | | | | | 2 | 1,9 | < 5,0:Mai Châu 1. Đà Bắc 1. | V | Tây Bắc | 92 | 85,2 | 14 | 13,1 | 1 | 0,9 | 0 | 107 | |
Nguồn:Từ 2011đến tháng 7 năm 2020: Trung tâm dự báo động đất và sóng thần, Viện Vật lý địa cầu,http://www.igp-vast.vn. Năm 2020( 4 ngày, từ 27/7 đến 1/8). Không tổng hợp những trận động đất bên ngoài lãnh thổ VNmà một số tỉnh Tây Bắc có ảnh hưởng. Tỷ lệ% là của từng tỉnh so với toàn vùng.
3. Dự báo mức độ nguy hiểm động đất Tây Bắc Động đất không thể dự báo từng trận cụ thể, mà chỉ có thể dự báovùng nguồn động đất và mức độ nguy hiểm. Theo kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học cấp nhà nước,Việt Nam có tất cả 34vùng nguồn phát sinh động đất( 30vùng đất liền và 4 vùng ở biển Đông), trong đó Tây Bắc có 8 vùng. Mức độ nguy hiểm của chấn độngthực tế đã xảy ra từ 5,5 - 6,8 độ Ríchter,cường độ cấp VII-VIII.Theo lý thuyết tính toán và dự báo có thể lên trên 7,0 ±(0,5-0,7), cường độ cấp VIII, cấp IX. Mức độ nguy hiểm cao nhất là vùng Tây Bắc.(Nguyễn Hồng Phương , Phạm Thế Truyền. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, số 1/2015).
Bảng 3. Tham số nguy hiểm động đất vùngTây Bắc
TT |
Tên vùng nguồn | Động đất >4,0richter | Độ lớn tối đa tính toán
| Tần suất (số lần/ năm) | Số lần quan sát được | Độ lớncực đại quan sát được | Độ sâu động đất cực đại (Km) | 1 | Sơn La | 0,110 | 45 | 6,8 | 22 | 7,2 ± 0,54 | 2 | Sông Mã Pupumaytun | 0,227 | 18 | 6,75 | 22 | 7,3 ± 0,77 | 3 | Phong Thổ-Thanh Sơn | 0,111 | 5 | 5,1 | 10 | 5,6 ± 0,23 | 4 | Mường La-Bắc yên | 0,121 | 10 | 4,9 | 12 | 5,4 ± 0,54 | 5 | Sông Đà | 0,087 | 8 | 4,8 | 12 | 5,3 ± 0,54 | 6 | Lai Châu-Điện Biên | 0,238 | 21 | 5,6 | 12 | 6,5 ± 0,54 | 7 | Mường tè (L.Châu) | 0,083 | 3 | 4,7 | 12 | 5,2 ± 0,45 | 8 | Mường Nhé (Điện Biện) | 0,476 | 10 | 5,3 | 12 | 5,8 ± 0,54 |
Nguồn: Tập bản đồ xác suất nguy hiểm động đất Việt Nam và Biển Đông. Số thứ tự theo thứ tự mã vùng nguồn của tài liệu. Số liệu được cập nật đến tháng 8/2020.
Cần chú ý, tên vùng nguồn trong bảng được đặt theo tên đứt gãy, còn nơi xảy ra động đất không trùng vớiđịa bàn của đơn vị hành chính.Ví dụ,tên vùng nguồn là Sơn La( đứt gãy Sơn La-sông đà), còn trận động đất 6,8 độ ríchter, lớn nhất trong lịch sử động đất của vùng lại xảy ra ở Tuần Giáo Điện Biên, chứ không phải trên lãnh thổ Sơn La. Tên vùng nguồn Sông Mã( có tài liệu ghi là Sông mã -Pumaytun), nhưng trận động đất 6,7, lớn thứ hai trong lịch sử , không xảy ra ở Sông Mã, mà xảy ra ở Điện Biên Đông. Sơ đồ các đới đứt gãy vùng Tây Bắc Nguồn:Cao Đình Triều, Nguyễn Hữu Tuyên, Thái Anh Tuấn.Mối quan hệ giữa đặc trưng cấu tạo vỏ trái đất và hoạt động động đất Tây Bắc Việt Nam.
*Mức độ nguy hiểm. Động đất Vùng Tây Bắc mạnh nhất, tập trung ở ba tỉnh: Điện Biên, Sơn La, Lai Châu (Hòa Bình ít động đất, Mmax dưới 5,0. Lào Caicó một số trận chịu rungchấn từ bên lãnh thổTrung quốc Yên Báicàng ít động đất hơn). Các đứt gãy chính là lai Châu - Điện Biên, Sông Mã-Điện Biênvà Sơn La-Sông Đà. Sơn La có 8 huyện từng xảy ra động đất, nhiều nhất là Sông Mã-Sốp Cộp, Thuận Châu, Mường La-Bắc Yên, Môc Châu.Cùng chung vùng nguồn Sông Mã, nhưng Mmax nằm ở tỉnh Điện Biên, còn trên địa bàn Sông Mã-Sốp Cộp, Thuận Châu có thể chỉ 5,5-6,0. Thực tế mới xảy ra Mmax= 5,1 ở Sông Mã (2010). Tương tự, cùng chung vùng nguồn Sơn La-Sông Đà, nhưng Mmaxlại nằm ở Tuần giáo, tỉnh Điện Biên. Còn trên lãnh thổ Sơn La,mới xảy ra Mmax =4,3 ở Mường La (2014), 5,1 tại Tạ Khoa, Bắc Yên (1991), 5,3 tại Mộc Châu (Tháng 7/2020). Có nghĩa, trên lãnh thổ tỉnh Sơn La Mmax cũng chỉ ở khung 5,5-6,0. Trọng điểm là Mường La, Sông Mã, Mộc Châu. Điện Biên,có 8 huyện từng xảy ra động đất,nhiều nhất làĐiện Biên, Điện biên Đông, Mường Nhé, Tuần giáo. Mmax có thể đạt tới 6,5-7,0 tại khu vực Điện Biên Đông (thực tế đã xảy ra Mmax=6,75 vào năm 1935) và khu vực Tuần Giáo( thực tế Mmax=6,8 vào năm 1983). Các vùng còn lại, Mmax chỉ 5,5-6,0. Trọng điểm là Điện Biên Đông, Tuần giáo. Lai Châu, có 7 huyện từng xảy ra động đất, chủ yếu là Mường Tè, Phong thổ. Mmax có thể đạt tới 6,0-6,5 tại vùng tiếp giáp với đới Lai Châu-Điện Biên. Còn lại các vùng khácMmax có thể chỉ 5,0-5,5. Thực tế mới xảy ra Mmax=4,9. Trọng điểm là Phong Thổ, Mường Tè, Tam đường. Động đất tự nhiên cực đại (Mmax.tn) tại nguồn phát sinh động đất kích thích được dự báo: Tại Hòa Bình Mmax.tn = 6,5; từ hạ du Huổi Quảng đến hạ du Sơn La (hồ Sơn La), Mmax.tn = 6,5; và từ cầu Pa Uôn đến đập Sơn La (hồ Sơn La), Mmax.tn = 6,7. (Cao Đình Trọng và các cộng sự.Biểu hiện hoạt động động đất kích thích tại một số hồ thủy điện ở Việt Nam, 2018). *Độ sâu động đất H=10 - trên dưới 20 km. Thực tế tuyệt đại đa số H=10-15 km. Có 02 trận trên 6,0 độ richter là trận Điện Biên (1935) và Trận Tuần giáo (1983) đều có H=22km. *Chu kỳ động đất có độ nguy hiểm, có khả năng gây rủi ro thiên tai được hiểu là tần suất xảy ra trong lịch sử.Các chuyên gia đã nghiên về chu kỳ động đất cấp VIII có gia tốc chuyển động nền cực đại phải cỡ 500-2500 năm. Còn động đất cấp IX có có gia tốc chuyển động nền cực đại phải trên 9.000 năm (Nguyễn Hồng Phương, Phạm Thế Truyền.).Trong lịch sử động đất Việt Nam, các trận lớn nhấtlà trận động đất cấp VIII ở Bắc Đồng Hới, Quảng Bình (1114), Yên Định - Vĩnh Lộc - Nho Quan, Ninh Bình(1635),Hà nội Cấp VII-VIII (1277, 1278, 1285), Nghệ An (1821). Đến nay (2020), trận xa nhất gần hơn 900 năm, trận gần nhất gần 200 năm, nhưng chưa thấy lặp lại. Gần đây hơn, vùng Tây Bắc đã xảy ra 3 trận > 5,0, cường độ cấp VI, là trận Tạ Khoa 5,1 (1993), Điện Biên 5,1 (2001), trận Mộc Châu 5,3 (2020). Mỗi địa điểm cũng đã hàng mấy trăm năm mới xảy ra trận động đất lớn như vậy. Hai trận lớn hơncó cường độ cấp VIII là trận Điện Biên 6,75 (1935); Trận Tuần Giáo 6,8 (1983). Đến nay, hai trận lớn, Điện Biên (1935) là 85 năm, Tuần Giáo (1983) là 37 năm, khoảng cách giữa hai trận là 47 năm. Trong tương lai, Tây Bắc có thể xảy ra động đất cấp VIII như đã xảy ra (6,7-6,8) thậm chí cấp IX (từ 6,9-7,5 độ rích ter). Động đất cấp VIII có thể lặp lại, nhưng các chuyên gia cũng chỉ xác định toàn vùng là 40-50 năm/1 trận. Riêng khu vực Tuần Giáo, Lai Châu, chu kỳ lặp lại trận động đất dưới 7 độ Richter là khoảng 500 năm(Cao Đình Triều). Còn động đất cấp IX thì chưa từng xảy ra, nên dự báo thời gian càng khó. Tài liệu đã ghi lại thiệt hại một số trận động động đất trên 5,0 độ richter ở Tây Bắc. Trận năm 1935 tại Điện Biên được ghi chép sơ sài. Động đất xảy ra ở phía Đông Nam Thị trấn, có độ lớn 6,75, rung chấn vùng chấn tâm là cấp VIII-IX. Nhà xây tại Thị trấn bị hư hỏng nặng, ở vùng chấn tâm đất nứt rộng đến 20 cm, có nơi rộng đến 50 cm. Không có thiệt hài về người. Các vùng lân cận ở Sơn La, nhiều nhà xây cũng bị nứt tường. Động đất tuần giáo năm 1983, được ghi chép đầy đủ hơn. Chấn tâm ở vùng núi Phương Pi, cách thị trấn TG 11 km về phía Đông Bắc. Động đất 6,8, rung chấn tại vùng chấn tâm là cấpVIII . Động đất gây thiệt hại lớn cho Thị trấn, 30% nhà xây cấp 4 bị nứt tường từ 1-10 cm (Chỉ nhà gỗ, nhà tre mới ít bị hư hại). Động đất cũng gây hư hại từ nhẹ đến vừa cho nhà xây của thị xã LC, ĐB và một số nơi khác ở Sơn La. Trong vùng Chấn tâm, nhiều dãy núi bị sụt, lở, đất nứt rộng 10-15 cm, kéo dài hạng chục m đến 20 km. Trên 200 ha và nhiều đoạn đường giao thông bị vùi lấp, nhiều mặt nước bị mất, nhiều mạch mới xuất hiện. Đá lở làm hàng chục người chết và bị thương. Động đất tuần giáo đã gây chấn động mạnh trên một vùng rộng lớn phía Tây Việt Nam, Đông bắc Lào và Nam Trung quốc. Sau kích động chính, hàng loạt dư cấn đã xảy ra, có dư chấn mạnh đến 5,4 (bằng trận lớn nhất 4 thập kỷ sau đó xảy ra tại Cao Bằng năm 2019). Các trận nhỏ hơn có trận 5,1 năm 2001 tại Điện Biên, không thiệt hại về người, nhưng thiệt hại về nhà cửa, cơ sở hạn tầng trị giá khoảng 200 tỷ động. Trận 5,3 ngày 27-28/7/2020 tại Mộc Châu( Sơn La) là hư hại 4 trụ sở xã, 01 trụ sở công an, 8 nhà văn hóa, 3 trạm y tế và 288 nhà dân( ở mức độ sụt lún nền, nứt tường, dùa gạch lát nền, sụt mái ngói...). |
Tài liệu tham khảo chính: 1. Nghiên cứu dự báo động đất và dao động nền ở Việt Nam. Đề tài cấp quốc gia, 2005. 2. Phân vùng dự báo chi tiết động đất ở khu vực Tây Bắc. Đề tài cấp quốc gia, 2005. 3. Các tai biến địa chất Tây Bắc bộ. Đào Văn Thịnh, Tạp chí địa chất, 2004. 4. Tập bản đồ xác suất nguy hiểm động đất Việt Nam và Biển Đông. Nguyễn Hồng Phương, Phạm Thế Truyền. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, số 1/2015. 5. Độ nguy hiểm động đất khu vực Tây Bắc bộ và các vùng lân cận. Cao Đình TRiều, Vê Văn Dũng, Thái Anh Tuấn, Tạp chí địa chất, 2010. 6. Về đứt gãy tân kiến tạohiện đại và tính địa chấn liên quan ở khu vực Tây Bắc Bộ, Việt Nam. Lê Triều Việt, Viện địa chất, Viện Khoa học và Công nghệ Việt nam. 7. Biểu hiện hoạt động động đất kích thích tại một số hồ thủy điện ở Việt Nam. Cao Đình Trọng, Thái Anh Tuấn, Cao Đình Triều, Lê Văn Dũng , Nguyễn Đắc Cường. Viện Vật lý địa cầu. Tạp chí Kkhoa học và Công nghệ Việt Nam, số 6/2018. 8.Động đất và vấn đề đặt ra trong xây dựng ở Việt Nam. PGS.TS. Nguyễn Xuân Mãn, ThS. Nguyễn Duyên Phong, KS. Nguyễn Xuân Tùng. Tuyển tập các công trình khoa học kỷ niệm 45 năm Bộ môn xây dựng công trình ngầm và mỏ. 9.Vùng Tây Bắc có khả năng xảy ra những trận động đất dưới 7 độ Richter. dangcongsan.vn, 2014. Nhịp sống doanh nghiệp, Bizlive, 2014. 10. Việt Nam từng có động đất 8 độ richter? Tuổi trẻ online, 2011.
|