CÂY NGƯU TẤT – VỊ THUỐC QUÝ
Anh Tú
Cây Ngưu tất, còn gọi là xuyên ngưu tất, hoài ngưu tất, tên khoa học là Achyranthes bedentata Blume, thuộc họ Dền. Cây thường được dân gian dùng để chữa bệnh đau đầu gối (tất tiếng Hán là đầu gối). Còn tên Xuyên ngưu tất, nghĩa là cây nầy có nhiều ở tỉnh “Tứ Xuyên”, Trung Quốc...
Nguồn gốc và cách chế biến
Ngưu tất là cây thảo mộc, thân mảnh, cao từ 1m trở lên. Lá mọc đối nhau, có cuống, dài từ 7- 12cm. Phiến lá hình trứng, đầu lá nhọn. thường trổ hoa ở đầu cành. Rễ ngưu tất màu trắng ngà, tròn, dài đến 30 – 40 cm. Ngưu tất có nguồn gốc từ Trung Quốc được trồng ở các tỉnh Tứ Xuyên, Quảng Đông, Quảng Tây… , được mang giống về trồng ở nước ta từ những năm 1960. Hiện nay ngưu tất được trồng đại trà ở các tỉnh phía Bắc nước ta. Nhiều nơi trồng ngưu tất với diện tích lớn để cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc Đông dược trong nước.
Sau khi thu hoạch, người ta cắt lấy rễ, rửa sạch, phơi khô, hoặc sấy khô để bảo quản; Có nơi ủ cho héo, sau đó đem phơi, rồi sau đó đem sấy khô. Trước khi dùng người ta chế biến bằng cách sao với cám gạo ...
- Tác dụng của ngưu tất là chống viêm cấp. Rễ ngưu tất co tác dụng vừa ức chế sự hấp thu cholesterol từ ngoài vào và ức chế sự tổng hợp cholesterol trong cơ thể.
- Ngưu tất còn có tác dụng hạ huyết áp, mức độ hạ huyết áp từ từ, thời gian tác dụng kéo dài. Acid oleanolic, thành phần có trong ngưu tất là phần không đường, sau khi thủy phân saponin trong ngưu tất, có tác dụng dự phòng tổn thương ỏ gan, làm giảm sự hoại tử của tế bào gan.
- Theo các sách y học cổ truyền, ngưu tất là thuốc có vị đắng, chua, tính bình. Ngưu tất có tác dụng hoạt huyết, thông kinh, khứ ứ, chỉ thống, điều kinh, bổ can thận, mạnh gân cốt, lợi tiểu.
- Ngưu tất có thể trị các chứng hàn thấp, chân tay co quắp, lưng gối và các khớp sưng đau, chân tay teo, nhẽo, chống viêm, giảm đau nhanh và tốt, đối với những trường hợp đau lưng, sưng gối và các khớp xương, nhất là các khớp ngón tay, ngón chân. Đối với trường hợp viêm đa khớp, chưa có biến dạng về khớp và và đối với chứng đau nhức đơn thuần, hiệu quả điều trị tương đối tốt.
- Ngưu tất còn đựợc dùng điều trị các chứng đau răng, sưng lợi, bệnh nha chu viêm… hạ cholesterol máu trên 65% số bệnh nhân có cholesterol máu cao điều trị mức hạ thường đạt 25 -50% so với trước khi điều trị. Ngưu tất có tác dụng làm giảm huyết áp ở 83% số bệnh nhân có huyết áp cao. Đa số bệnh nhân dùng ngưu tất điều trị, giảm các triệu chứng nặng đầu, tức ngực, chóng mặt, mỏi mệt, giảm trí nhớ….
- Ngưu tất, có thể chữa sơ vữa động mạch, làm giảm các chỉ số mở trong máu và cholesterol toàn phần. Ngoài ra còn được dùng trị chứng âm tiêu (yếu sinh lý), có thể uống phối hợp với các thuốc bổ khác như: ba kích, dâm dương hoắc… trưng hà, chứng tiểu đường, tiểu ra váng mỡ, tiểu ra máu, sỏi thận, tiểu nóng buốt, rắt, phụ nữ bế kinh, đau bụng kinh…
Lưu ý: Khi dùng ngưu tất, cần chú ý, không dùng cho phụ nữ đang mang thai hoặc băng huyết, những người bị xuất huyết, hoặc có nguy cơ chảy máu.

Các bài thuốc ngưu tất
Bài thuốc 1: Ngưu tất có thể chữa các viêm đa khớp dạng thấp với bài thuốc như sau: Ngưu tất, tang ký sinh, độc hoạt, phòng phong, tục đoạn, đương quy, bạch thược, thục địa, đảng sâm, ý dĩ, mỗi thứ 12g, tần giao 10g, quế chi, xuyên khung, mỗi thứ 8g, tế tân, cam thảo, mỗi thứ 6g. Sắc uống, ngày 1 thang.
Bài thuốc 2: Chữa phong thấp đau khớp có thể dùng bài thuốc: Ngưu tất 12g, hy thiêm, thổ phục linh, mỗi thứ 16g, lá lốt 10g. Sắc uống ngày 3 lần, mỗi lần 10-15g
Bài thuốc 3: Ngưu tất 12g, thổ phục linh 20g, hy thiêm, cà gai leo, mỗi thứ 15g, ích mẫu, hương phủ, thương nhĩ tử, mỗi thứ 10g. Sắc uống, ngày một thang.
Bài thuốc 4: Chữa phong thấp teo cơ, co dập bại liệt bài thuốc gồm Ngưu tất 10-12g. Sắc uống hằng ngày. Có thể phối hợp với hoàng kỳ, hoài sơn, bạch truật, mỗi thứ 12g, cam thảo 6g.
Bài thuốc 5: Chữa cao huyết áp, đau đầu với bài thuốc Ngưu tất, thảo quyết minh, 12g hoa hòe 4g, cỏ ngọt 6g. Sắc uống mỗi ngày.
Lưu ý: Nếu chưa quen có thể bị nhầm lẫn giữa cây ngưu tất với loài cỏ xước, hay còn còn là ngưu tất nam. Cỏ xước, là cây cùng họ, cùng chi, nhưng khác loài với ngưu tất. Có tên khoa học là (Achyranthes aspera L). về hình dáng rất giống cây ngưu tất. Cỏ xước là cây mọc hoang. Trong thành phần cung chứa saponin triterpenic, cũng có tác dụng trị bệnh thấp khớp, đau xương cốt; đặc biệt có thể trị bệnh bạch cầu, viêm miệng, hoặc cao huyết áp…
Nguyễn Tấn Tuấn