No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Thị xã Mộc Châu - Lịch sử và tiềm năng phát triển
Lượt xem: 933

THỊ XÃ MỘC CHÂU - LỊCH SỬ VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN

anh tin bai

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trao Nghị quyết thành lập thị xã Mộc Châu

Mộc Châu, với vẻ đẹp tự nhiên và khí hậu ôn hòa, là vùng đất quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Từ thời phong kiến đến thời thuộc địa, nơi đây là địa bàn chiến lược với nhiều cuộc chiến bảo vệ lãnh thổ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và nỗ lực của nhân dân, Mộc Châu đã trở thành điểm đến hấp dẫn về kinh tế, văn hóa-xã hội. Hiện nay, Mộc Châu đã phát triển thành một thị xã năng động và hiện đại. Quyết định công bố thị xã Mộc Châu khẳng định vai trò và vị thế của vùng đất này trong sự nghiệp phát triển chung của cả nước, mở ra cơ hội mới cho tương lai tươi sáng.

Từ cuối thế kỷ XIV, người dân Mộc Châu đã di chuyển đến các vùng Phiêng Luông, Chiềng đi, Chờ Lồng và Nà Bó để lập bản, xây dựng đất Mường Sang. Tên gọi Mộc Châu xuất hiện từ thời Nhà Lê, thế kỷ XV. Năm 1434, thời Lê Thánh Tông, triều đình công nhận địa giới đất Mường Sang và đổi tên thành Mộc Châu, thuộc Phủ Gia Hưng, xứ Thanh Hoa.

Mộc châu có vị trí hết sức quan trọng với triều đình nhà Lê. Đại Việt sử ký toàn thư chép sự kiện tháng 9-1337 “Hưng Hiếu Vương dẹp người man Ngưu Hống, tiến quân vào trại Trịnh Kỳ, đánh tan quân man, chém tù trưởng của họ là Xa Phần”. Tháng 5-1427, phụ đạo Mường Mộc, trấn Gia Hưng là Xa Khả Tham quy thuận, được phong chức Nhập nội tư không đồng bình chương sự tri Đà Giang trấn thượng ban, tước Trụ quốc Quan Phục hầu. Cho Xa Lộc làm Kim ngô vệ thượng tướng quân, tước Đại Trí tự. Các con của Xa Khả Tham là Xa Khát, Xa Bàn, Xa Điểm được phong chức Ngọc kiểm vệ đại tướng quân, tước Ninh tự, và mang quốc tính là họ Lê. Con cháu của Xa Khả Tham tiếp tục làm phụ đạo Mộc Châu đến hết thời Lê.

anh tin bai

Bác Hồ thăm Nông trường Mộc Châu ngày 8-5-1959

Mỗi khi có rối loạn ở vùng Tây Bắc như sự kiện các tù trưởng nổi dậy chống đối triều đình, không chịu cống nạp… thì triều đình đều cử lực lượng dân binh ở Mộc Châu đi đánh dẹp hoặc phối hợp cùng quân triều đình. Năm 1435, Ai Lao đem quân sang tranh châu Mã Giang (vùng huyện sông Mã) và châu Mộc. Triều đình cử phụ đạo Mộc Châu là Xa Khả Tham (Xâm) và con là Xa Miên đem quân chống lại.

Dưới thời Pháp thuộc, trong những ngày đầu khảo sát vùng Tây Bắc, công sứ Sevenier cũng đánh giá rất cao về tiềm năng của cao nguyên Mộc Châu: Phía Hữu ngạn, song song với sông Đà là cao nguyên Mộc Châu chạy dài đến Thuận Châu, đất đai tốt, khí hậu ôn hòa, dân cư đông đúc… các cao nguyên Châu Mộc… ở độ cao từ 700 đến 1.200m, những cao nguyên đẹp đẽ, giá trị con hơn cả vùng thung lũng đồng bằng thì chưa có người ở, thật đáng cho người Pháp chúng ta lưu ý đến… một nền nông nghiệp lớn, đa canh, trồng chè, cánh kiến, bông, ngô và cả thuốc lá… do nhiệt độ thấp và lắm sương mù, cao nguyên rất phù hợp… triển vọng như thế nhưng những trở ngại về nhân lực ở đây lại làm cho chúng ta khó lòng thực hiện”.

Người Pháp đã suy tính nhiều dự án để khai thác tiềm năng của vùng đất Mộc Châu sau khi xây dựng xong tuyến đường 41 và con đường Mộc Châu - Sầm Nưa nhằm biến nơi đây trở thành một thị trấn quan trọng trên ngã ba tuyến đường Hà Nội - Hòa Bình - Lai Châu và Sầm Nưa. Ngày 24-02-1936, Toàn quyền Đông Dương và Thống sứ Bắc kỳ đã đích thân lên khánh thành tuyến đường nối thị trấn Mộc với Sầm Nưa. Đây là công sức, ý chí của nhân dân Mộc Châu đã bất chấp hiểm nguy để đào đường, xây cầu qua dãy núi đá hiểm trở ở biên giới Việt – Lào.

Đặc biệt, chính quyền thuộc địa còn xây dựng kế hoạch chuyển 10.000 dân từ đồng bằng lên Mộc Châu. Báo Đông Pháp số 3676, ngày 24/10/1937 đưa tin: “Hiện quan sứ Sơn La đã về Hà Nội bàn với quan Thống sứ. Nếu công việc thỏa thuận thì đầu năm 1938 có thể di được 10.000 gia đình lên Mộc Châu. Trung Châu và đồng bằng xứ Bắc Kỳ đất ít, nhiều ngời, kiếm ăn khó khăn. Trong vòng ít lâu nay câu ấy thường thấy ở miệng mọi người.

Nay có một cuộc di dân lớn mà có thể thực hành được ngay mà công quỹ không phải tiêu tốn, nên các nhà đương chức ở Bắc kỳ đang bàn tính làm cho được toàn hảo. Châu Mộc ở giữa đường Saint Pouloff tức là đường lên Sơn La, cách Hà Nội độ hơn 200 cây số. Đường đổ đá đi ô tô được, không có gì là hiểm trở.

Đất ở Mộc Châu còn rộng lắm và dễ làm ăn. Ai đến đấy là có thể vỡ đất thành ruộng, chứ không như các vùng khác, đất rừng phải hạ cây, phá tre nứa, dọn cỏ mới làm ăn được. Thấy một chỗ đất dễ kiếm ăn như vậy, dân không tốn công mà chính phủ không tốn tiền nên quan sứ Sơn La định xin quan Thống sứ cho di 2.000 gia đình dân nghèo ở đồng bằng lên Mộc Châu. Mỗi gia đình độ 5 người, tính ra độ 10.000 người”.

anh tin bai

Bản Bó Sập, Lóng Sập, Mộc Châu bị hủy diệt sau những trận ném bom của đế quốc Mỹ

anh tin bai

Trường phổ thống cấp I, II Thảo Nguyên, Mộc Châu bị máy bay Mỹ phá hủy

anh tin bai

Uỷ ban hành chính Mộc Châu bị máy bay Mỹ bắn phá năm 1966

anh tin bai

 Dân quân xã Chiềng Đi tháo gỡ bom Mỹ

Tuy nhiên, ý đồ khai thác thuộc địa ở Mộc Châu để phục vụ “mẫu quốc” của thực dân Pháp không bao giờ được thực hiện do thua trận trong thế chiến thứ 2 (1939 – 1945). Sau đó là cuộc xâm lược lần thứ hai đối với Việt Nam sau khi giành được độc lập.

Trong suốt gần 7 năm kháng chiến (1946 – 1952), Tỉnh ủy Sơn La đã lãnh đạo quân dân ra sức củng cố, phát triển và xây dựng vùng Mộc Hạ (vùng hạ huyện Mộc Châu, nay là huyện Vân Hồ) trở thành căn cứ địa cho các cơ quan đầu não, hậu phương lớn của cuộc kháng chiến chống Pháp ở Sơn La. Nằm trên cửa ngõ tiến vào Tây Bắc và Thượng Lào, Mộc Châu trở thành địa bàn đứng chân của Tỉnh ủy Sơn La và huyện ủy Mộc Châu, nơi xuất phát tiến công của các đơn vị bộ đội chủ lực khi mở các chiến dịch ở Tây Bắc và cả trên đất bạn Lào.

Sau năm 1954, kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, nhân dân các dân tộc Mộc Châu hồ hởi bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, tích cực phục hồi kinh tế, ổn định đời sống và hàn gắn vết thương chiến tranh. Nhịp sống được hồi sinh trên mảnh đất thảo nguyên, nhân dân Mộc Châu bắt tay vào công cuộc cải tạo kinh tế, phát triển văn hóa, thực hiện cuộc vận động hợp tác hóa, kết hợp cải cách dân chủ, bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Vừa làm tròn nghĩa vụ với tiền tuyến lớn miền Nam, quân dân Mộc Châu còn làm nhiệm vụ quốc tế, lại vừa trực tiếp chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

Dù trong thời chiến, nhân dân Mộc Châu vẫn đẩy mạnh sản xuất và chiến đấu, xây dựng cuộc sống mới. Ngày 15-11-1968, thị trấn Nông trường Mộc Châu được thành lập theo Quyết định số 632-NV của Bộ Nội vụ. Đầu năm 1974, với sự giúp đỡ của Cuba, Trại bò sữa Mộc Châu được xây dựng, minh chứng cho tình hữu nghị giữa hai nước. Trong chiến tranh chống Mỹ, nhân dân Mộc Châu góp phần quan trọng, buộc đế quốc Mỹ chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

file-icon

Đường phố Mộc Châu năm 1993

file-icon

Một góc thảo nguyên Mộc Châu năm 2009

file-icon

Đồng chí Hoàng Chí Thức, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La và đoàn công tác của nước Bạn Lào tham quan nhà máy chế biến sữa Mộc Châu.

Sau 30 năm (1945-1975) đấu tranh cách mạng gian khổ và đầy thử thách quyết liệt, kế thừa truyền thống chống ngoại xâm của cha ông, Đảng bộ Mộc Châu tiếp tục lãnh đạo và tổ chức nhân dân các dân tộc huyện vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo nhằm xây dựng Mộc Châu trở thành huyện miền núi giàu dẹp và văn minh. Nhân dân Mộc Châu luôn nêu cao tinh thân chủ động, tự lực tự cường, khắc phục mọi khó khăn, trở ngại, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá để phát triễn kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Nhờ đó, tổng sản phẩm xã hội ngày càng tăng, trình độ dân trí có bước tiến bộ vượt bậc đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc được cải thiện và nâng cao.

Với sự nỗ lực và quyết tâm cao, sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị từ tỉnh đến địa phương, sự đồng thuận của nhân dân, ngày 22/4/2024, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu.

Theo Nghị quyết số 1280/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 14/11/2024, huyện Mộc Châu chính thức được nâng cấp thành thị xã. Thị xã Mộc Châu hình thành, hứa hẹn một diện mạo đô thị năng động và hiện đại giữa lòng cao nguyên. Ngày 18/1/2025, Mộc Châu ghi dấu một cột mốc lịch sử trọng đại với Lễ công bố thành lập thị xã Mộc Châu. Sự kiện đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong hành trình phát triển kinh tế - xã hội của vùng đất xinh đẹp này.

                                                                                                                     HSL

Thông tin doanh nghiệp
  • Người chiến sỹ mẫu mực trong hai cuộc kháng chiến
  • Hội thảo tư vấn Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu thị trường lao động và việc làm tại Sơn La
  • Phát động, khởi công hợp thực hiện các dự án bảo vệ, phát triển rừng và các hoạt động hỗ trợ sinh kế cho người dân
  • Bản tin Trí thức với Khoa học và Công nghệ số 56/2025
  • UBND tỉnh Sơn La làm việc với Đoàn Công tác Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
  • Từ thợ “chân đất” thành nhà sáng chế triệu đô
  • Sơn La công nhận 7 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao
  • 34 ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH ĐƯỢC QUỐC HỘI THÔNG QUA NĂM 2025
  • Một nền giáo dục tốt không thể phụ thuộc vào học thêm
  • NHỮNG NGƯỜI TIÊN PHONG ĐI MỞ ĐẤT
  • Sơn La gặp mặt các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình tiêu biểu về sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê
  • TS. Nguyễn Thị Kim Thanh: 17 năm theo đuổi hiệu ứng Kondo
  • Năng lượng tái tạo: Cơ hội tăng tốc xanh cho Việt Nam
  • Hội thảo tư vấn tham gia ý kiến các dự thảo luật sửa đổi
  • Tư duy chiến lược và những đột phá từ bộ tứ trụ cột ​
  • Liên hiệp Hội Sơn La và các hoạt động Kỷ niệm Ngày Khoa học Công nghệ Việt Nam
  • Tổng Bí thư Tô Lâm và tư duy lý luận mới về kinh tế tư nhân
  • Hội thảo tư vấn tham gia ý kiến vào dự thảo một số luật sửa đổi, bổ sung
  • Hội thảo tư vấn tham gia ý kiến vào dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Doanh nghiệp
  • Hội thảo tư vấn, tham gia ý kiến vào dự thảo một số luật sửa đổi, bổ sung
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Tôn vinh trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam
  • Chủ tịch của NVIDIA và 4 nhà khoa học thắng giải thưởng 3 triệu USD của VinFuture
  • Công bố chi tiết 5 bộ, 4 Ủy ban dự kiến sáp nhập, kết thúc sau khi tinh gọn bộ máy
1 2 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 22
    • Hôm nay: 2875
    • Trong tuần: 24 260
    • Tất cả: 15697257
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này