No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Thế giới ngày đầu năm
Lượt xem: 73

THẾ GIỚI NGÀY ĐẦU NĂM

Nguyễn Tấn Tuấn

          Tiễn năm cũ, đón năm mới là nghi lễ của nhân dân tất cả các nước trên thế giới với mong muốn những điều may mắn sẽ đến với gia đình và những người thân yêu. Năm mới trên toàn thế giới có hơn 200 quốc gia tổ chức ăn Tết với nhiều phong tục tập quán khác nhau ...

Ngày Tết ở Hồng Kông theo năm dương lịch, tuy nhiên nhịp độ sống quay cuồng thường ngày chợt như lắng xuống, thay vào đó là các lễ hội đón chào năm mới và người dân Hồng Kong trở về với những nét truyền thống của dân tộc mình. Bạn bè đến nhà thăm viếng nhau và trao nhau những lời chúc tốt lành, năm mới phúc lộc đầy nhà. Các khoản nợ nần được thanh toán trước khi giao thừa đến để không bị nợ sang năm. Nhà cửa được trang trí, vệ sinh sạch sẽ, tươm tất, hoa anh đào hoặc những chậu quất trĩu quả được đem chưng trong nhà. Mọi người diện những bộ quần áo đẹp để đón năm mới.

Còn ở Đài Loan người dân tổ chức ăn Tết âm lịch bắt đầu từ ngày 16 tháng Chạp kéo dài tới hết ngày 5 tháng Giêng. Cũng như người Hồng Kông, người Đài loan có phong tục ngày tết đi thăm và chúc tết với những phong bao lì xì màu đỏ, cùng lời chúc phát tài.

Ở Singgapo Tết âm lịch bắt đầu từ mùng 5 tháng chạp đến ngày 15 giêng năm sau. Ngày Tết diễn ra ở đất nước giàu có và yên bình nầy hết sức náo nhiệt. Nét độc đáo của Tết ở Singapor là việc tổ chức hội chợ xuân và các chương trình ca nhạc kéo dài.

Người Nhật Bản chỉ ăn Tết dương lịch như ở bên Tây, Tuy vậy họ vẫn giữ gìn những phong tục tập quán truyền thống phương Đông. Ngày tết các gia đình vùng nông thôn thường treo những chiếc vòng làm bằng rơm rạ phía trước nhà để xua đuổi quỷ dữ và cầu mong hạnh phúc và may mắn. Họ luôn vui vẻ trong những ngày đầu năm để mọi sự khởi đầu đều thuận buồm, xuôi gió. Họ cho rằng ngày đầu của năm mới là ngày ra đời của dân tộc nên rất chú trong các nghi lễ. Đêm giao thừa (31/12 dương lịch), người Nhật đi chùa để được nghe 108 tiếng chuông vang lên xua đuổi 108 tội lỗi của kiếp người. Họ tới các ngôi chùa gần nhà và thức suốt đêm để đón chào năm mới, sau đó ngắm ánh bình minh và những nụ hoa anh đào nở vào ngày đầu năm.

Người Pháp thường tổ chức ăn Tết vào ngày 1/1 đương lịch từ năm 1504 đến nay (tức đã hơn 600 năm). Ở miền Đông nước Pháp, vào đêm giao thừa người dân có tục ngậm đồng tiền vàng để hi vọng làm ăn phát đạt, còn ở miền Tây nước Pháp có tục vào buổi chiều cuối năm, các chàng trai chưa vợ ở trong làng đi vào rừng tìm cây tầm gửi, anh nào tìm được sẽ có quyền ôm hôn bất kỳ cô gái nào đi qua nhà mình trong ngày mùng 1 Tết mà không bị cô gái phản ứng. Tiệc mừng năm mới của người Pháp luôn có quả hồ đào và củ hành tây, tượng trưng cho điều tốt lành trong năm mới.

Tết cổ truyền ở Nga được Nga Hoàng phê chuẩn từ năm 1700, cách đây gần 500 năm. Ngày Tết người Nga thường trang trí những cây thông tuyệt đẹp để đón Noen và Tết dương lịch, họ làm những món bánh nướng cỗ truyền và vui chơi nhảy múa, chúc tụng nhau suốt đêm giao thừa.

Còn ở thủ đô Anh quốc, người dân thường tập trung tại quảng trường  TraJalgar và rạp xiếc Piccadilly để chờ nghe tiếng chuông đồng hồ Big Beng vang lên lúc giao thừa. Đối với người Anh, tục xông nhà cũng  rất quan trọng như người Châu Á. Để có một năm mới may mắn cho mọi thành viên trong gia đình, người Anh khi xông nhà đầu năm mới phải có những tiêu chí sau: phải là đàn ông, trẻ tuổi, có tóc màu đen, khỏe mạnh và ngoại hình hấp dẫn. Theo phong tục ở Anh, chàng trai xông đất đầu năm sẽ phải mang theo một cục than, tiền, bánh mì và muối. Những vật này tượng trưng cho sự giàu có, thịnh vượng. Người Anh quan niệm nữ giới và những người tóc màu vàng hoặc tóc đỏ không nên đến nhà hàng xóm xông đất vào ngày đầu năm.

Ở nước Ý, vào đêm giao thừa người ta có tục lệ ném ra sân hoặc đường phố những đồ dùng không cần thiết như chén đĩa sứt mẽ, bàn ghế cũ nát … họ quan niệm điều đó sẽ mang đến sự may mắn.  Sau đó, cả nhà quây quần ăn bánh nho, ca hát. Khi xuất hành đầu năm nếu gặp người già, người gù thì cho là điềm may mắn; nhưng nếu gặp tu sĩ, hay trẻ con thì  cho là điềm xui xẻo, bất hạnh.

Ở Ba Lan có phong tục vào ngày Tết giới trẻ thường tập hợp thành từng nhóm và cử ra một chàng trai to khỏe, mặt bôi đen, tay cầm đàn, số còn lại cũng hóa trang thành các con vật, hoặc thánh thần và ma quỷ rồi đi đến từng nhà và hát bài “kolota”. Còn các cô gái thì ngày đầu năm cầm gậy gõ vào vách tường để xua đuổi điều xấu xa, xui xẻo.

Ngày Tết ở các nước Đông Âu không thể thiếu cây thông và món bánh mì đen chấm muối là các biểu tượng cho sức sống bền lâu. Còn trẻ em thì cầm cờ hoặc hoa đến từng nhà, tay vừa vỗ nhẹ vào lưng người lớn vừa nói lời chúc mừng, còn người lớn thì chúc mừng chúng bằng tiền mừng tuổi. Đặc biệt là trong bữa ăn đầu tiên của năm mới, nhà nào cũng có chiếc bánh to giấu sẵn một đồng tiền và hoa hồng trong nhân; ai ăn miếng bánh có đồng tiền sẽ hạnh phúc trong tình yêu.

Ở Hunggari ngày Tết thường có món súp cá chép, thịt thỏ hoặc thịt hươu cao cổ là món ăn bắt buộc trong bữa ăn đầu năm. Họ quan niệm canh cá chép giúp mọi phiền muộn năm cũ bị cuốn trôi từ sông ra biển; thịt hươu cao cổ giúp tăng cường sinh lực để sống và làm việc tốt hơn năm cũ. Nhưng người ta lại kiêng ăn thịt gia cầm và chim muông vào ngày Tết.

Ở Tây Ban Nha vào ngày cuối năm, mỗi người chuẩn bị 12 quả nho chờ đến thời điểm giao thừa. Cứ mỗi khi đồng hồ điểm một tiếng họ lại ăn một quả nho và ăn hết số nho khi đồng hồ đánh đủ 12 tiếng báo hiệu thời điểm năm mới bắt đầu. Ăn nho vào thời điểm giao thừa là một truyền thống vui vẻ vì tất cả sẽ đón năm mới với miệng đầy nho, họ nhìn nhau, vui vẻ và chúc nhau một năm mới no ấm và tràn đầy niềm vui.

Tại Liên bang Đức vào đêm giao thừa các thành viên gia đình và bạn bè thân thiết cùng quay quần quanh bàn tiệc. Người Đức có phong tục để lại một chút thức ăn trên đĩa từ bữa Giao thừa sang năm mới. Họ tin rằng làm như thế sẽ đảm bảo cho tủ thức ăn nhà mình quanh năm lúc nào cũng đầy. Cá chép là một phần không thể thiếu của bữa tiệc năm mới vì họ cho rằng cá chép là con vật thần kỳ sẽ mang lại của cải cho gia chủ, còn cá mòi mang lại may mắn, bắp cải, cà rốt mang lại sự đảm bảo về tài chính.

Tại Scotland người dân có phong tục diễu hành quanh thành phố với hình nộm của Thần Chết và sau đó đốt cháy nó, đổ xuống sông hoặc chốn xuống đất. Hình nộm này có thể được làm bằng rơm, cành khô hoặc giẻ rách. Tại một số làng mạc, những thùng nhựa đường được thắp sáng và lăn dọc phố. Họ tin rằng bằng cách đó, năm cũ sẽ bị đốt cháy cùng với những rủi ro và năm mới sẽ đến với những điều may mắn. Người Scotland thường ăn Tết với món dạ dày cừu nhồi tim gan, bánh bơ giòn, bánh nướng, bánh sồi, pho mát, rượu whisky, rượu vang và bánh mì đen.

Tại Trung Quốc măm mới thường được đón nhận như lễ hội mùa xuân và kéo dài 15 ngày. Những truyền thống và nghi lễ ở đây được tiến hành rất thận trọng từ món ăn đến quần áo. Bữa cơm đêm giao thừa được tổ chức long trọng để tỏ lòng biết ơn ông bà tổ tiên. Một số lượng lớn thức ăn được chuẩn bị cho năm mới cũng có ý nghĩa là sự dư thừa và sự phồn thịnh của gia đình. Ngày Tết, người Tàu thích mặc màu đỏ vì màu này có ý nghĩa là xua đuổi những linh hồn tội lỗi. Họ cùng nhau tham gia lễ hội đèn lồng và các cuộc trung bày, diễu hành.

Tại Thái Lan Tết Songkran được tổ chức hàng năm từ ngày 13 đến 15/4 (dương lịch) để đón năm mới. Mọi người lên chùa dự lễ tắm Phật và mang theo trái cây cùng những món chay cho các nhà sư. Họ tổ chức thả chim phóng sinh, sau đó là chúc thọ ông bà, cha mẹ, rồi lấy nước hoa cho vào bình, phun lên người nhau để chúc phúc. Trong thời gian diễn ra lễ hội, nhiều cuộc diễu hành, thi sắc đẹp được tổ chức. Ngoài ra, người Thái còn nấu các món ăn truyền thống và mặc các trang phục nhiều màu sắc. Đặc biệt, trong Tết Songkran, người dân sẽ té nước lên nhau bằng xô, chậu, súng phun nước,... người nào được té nhiều nước thì năm mới càng may mắn.

Phong tục đón chào năm mới của hơn 200 dân tộc khắp nơi trên thế giới tuy có khác nhau, nhưng tựu trung vẫn là sự gửi gắm một thông điệp về hòa bình và ước nguyện hạnh phúc cho gia đình, bạn bè, cũng là dịp để bày tỏ lòng biết ơn ông bà tổ tiên, trời, đất và các vị thần linh cho họ một cuộc sống được làm người...

Thông tin doanh nghiệp
  • Xây dựng mô hình “Bản du lịch xanh” trong Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La
  • Sơn La trong Chiến dịch Thượng Lào 1953
  • Hội thảo khoa học Mối quan hệ giữa trồng cây ăn quả với nghề nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh Sơn La
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tôi tin rằng trong tương lai chắc sẽ có đại diện của thanh niên Việt Nam bay vào vũ trụ” ​
  • Liên hiệp Hội Sơn La: Gặp mặt kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5
  • Thư chúc mừng của Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam nhân Ngày KH&CN Việt Nam
  • Chi bộ Cơ quan Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La tổ chức Lễ Trao Huy hiệu Đảng
  • Đại hội Công đoàn cơ sở Cơ quan Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La, nhiệm kỳ 2023-2028
  • Các loại hệ thống quản lý tri thức
  • Truyền cảm hứng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên
  • Nghệ thuật nghi binh trong Chiến dịch Tây Nguyên ​
  • Quan hệ Việt Nam – Cuba: Hình mẫu của quan hệ quốc tế
  • Cuộc tản cư của đồng bào Sơn La trong kháng chiến chống Pháp (1947 – 1953)
  • Đẩy mạnh tuyên truyền tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Sơn La - năm 2023
  • Chỉ số CCHC và Chỉ số Hài lòng Sipas 2022 của tỉnh Sơn La
  • Kinh nghiệm sử dụng lãnh đạo chuyển đổi trong doanh nghiệp
  • Nhà ngục Sơn La- Di tích lịch sử đặc biệt
  • PAPI năm 2022 của Tỉnh Sơn La
  • Hội thảo khoa học “Chiến thắng thượng Lào 1953 - Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm” ​
  • PCI năm 2022 của tỉnh Sơn La
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Sổ Hộ Khẩu, Sổ Tạm Trú Sẽ Hết Giá Trị Sử Dụng Sau Ngày 31/12/2022 | TVPL
1 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 20
    • Hôm nay: 463
    • Trong tuần: 9 948
    • Tất cả: 13408440
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này