No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Tản mạn Trà Việt
Lượt xem: 443

TẢN MẠN TRÀ VIỆT
 
Nguyễn Tấn Tuấn

Ngày xưa, Hải Thượng Lãn Ông là thầy thuốc Đông y danh tiếng của Việt <st1:country-region w:st="on"></st1:country-region>. Ông đã từng khuyên mọi người “Bình minh nhất trảng trà… lương y bất đáo gia” có nghĩa là sáng sớm thưởng thức một ấm trà... thì thầy thuốc không bao giờ phải đến nhà thăm bệnh. Điều ấy cũng có nghĩa, trà là thức uống rất có lợi cho sức khỏe.


Đồi chè ở Mộc Châu - Sơn La


· Lễ hội trà

Nhiều năm nay, tại thị xã Bảo Lộc; huyện Bảo Lâm; và TP. Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng – quê hương của loại trà ngon nổi tiếng B”Lao đã diễn lễ hội đặc biệt về trà. Lễ hội văn hóa trà lần đầu được tổ chức từ ngày 21 đến 24 tháng 12-2006, cách nay đã ngót 16 năm. Lẽ hội trà tại tỉnh Lâm Đồng luôn có sự tham gia của nhiều thương hiệu trà danh tiếng trên toàn quốc. Ở Lâm Đồng ngoài cây cà phê, cây chè đạt đến 27% sản lượng chè của cả nước. Lễ hội văn hóa trà hằng năm ở đây mang ý nghĩa tôn vinh nghề trồng và chế biến trà Việt nam. Tại đây nhiều chương trình giới thiệu giá trị của văn hóa ẩm thực trà, cũng như tiềm năng của nghề trồng và chế biến trà từ thô sơ đến hiện đại diễn ra tại Việt nam nói chung và tỉnh Lâm Đồng nói riêng.

· Trà là vị thuốc phòng bệnh

Về khoa học, trà có nhiều chất Théine, Tanin, và Fluor, ngày nay tác dụng của nó đối với cơ thể con người đã được xác nhận. Nó có tính kích thích nhẹ, không mạnh như cà phê, vì chất Théine trong trà có tỷ lệ ít hơn trong cà phê và được điều hòa bằng chất Tanin. Ngoài ra trà còn có tác dụng tốt đối với tim, làm tăng lưu lượng của động mạch vành và thận Trên thực tế, trà là loại nước uống rất cần thiết cho những người mắc bệnh tim và các vận động viên thể dục, thể thao. Nó giúp cơ thể đẩy mạnh sự tuần hoàn, tăng năng lực cơ bắp và tốc độ phản ứng. Chất Tanin tạo cho cơ thể tiêu hóa thức ăn dễ dàng, tăng cường các mạch máu và tiết kiệm sinh tố C của cơ thể. Chất Fluor bảo vệ men răng, chống sâu răng và sự lão hóa của xương. Trà còn là loại nước giải khát bổ ích duy nhất không có đường.

Uống trà có nhiều tác dụng cho cơ thể con người, làm cho đầu óc thêm sáng suốt, minh mẫn, tăng độ nhạy cảm của các giác quan; tác dụng giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, giảm lượng mỡ thừa, loại trừ độc tố, giải cơn say rượu, tăng cường thị lực... Trà là một trong những thức uống phổ biến trên thế giới. Người châu Âu thích dùng trà đen uống với đường, còn người châu Á lại thích dùng trà xanh.

Búp chè xanh tươi và chè xanh khô

· Nghệ thuật uống trà

Về văn hóa trà, cách thưởng thức trà của người châu Á cũng có nhiều phong cách, “trường phái” khác nhau. Người Trung Hoa có “Trà Kinh”, người Nhật có “Trà Đạo”, còn người Việt Nam cũng có cách thưởng thức riêng, có lẽ là tổng hòa của cả hai phong cách trên. Nghĩa là vừa “Kinh” mà vừa “Đạo”. Nói đến phong cách uống trà truyền thống Việt , phải kể đến cách uống trà rất cầu kỳ của các vua chúa thời xa xưa, nhưng vẫn còn lưu truyền đến ngày nay. Nó vừa sang trọng mà vừa tao nhã. Uống trà với ai, mấy người là vừa, uống vào giờ nào, dùng nước nào để pha trà, dùng than, củi nào để nấu nước, pha trà bằng loại ấm gì, uống trà bằng loại chén nào...

Uống trà là để thưởng thức, để cảm nhận hương vị tinh túy của trà. Uống trà cho tâm tư tĩnh lặng, thanh tao, giải bớt ưu phiền. Uống trà để tăng niềm hứng khởi khi đàm đạo với bạn bè, với tao nhân mặc khách. Điều ấy có nghĩa, uống trà không chỉ để thưởng thức trà, không chỉ để tìm cảm giác thanh thản, mà trà còn có giá trị giao tiếp, nó là “cầu nối” cho nhiều mối quan hệ trong cuộc sống đời thường.

· Trà cung đình

Phong cách uống trà của vua Tự Đức rất cầu kỳ. Thường vào sáng sớm tinh mơ, nhà vua sai người chèo chiếc thuyền con bơi quanh hồ sen rồi dốc từng hạt sương còn đọng trên lá sen, những hạt sương ấy được xem là tinh túy của đất trời, sinh ra trong thời gian giao hòa giữa ngày và đêm. Mỗi lá sen trong hồ chỉ đọng lại dăm ba hạt sương đêm và phải hàng trăm lá sen như thế cộng lại mới đủ nấu nước pha trà cho vua sử dụng. Nhà vua chỉ dùng loại trà nầy với đường phèn chưng cách thủy đang bốc khói mới cảm thấy sảng khoái để lâm triều bàn việc chính sự…

· Cách uống trà

Với người Việt <st1:country-region w:st="on"></st1:country-region> hiện nay, việc thưởng thức trà cũng khác nhau theo vùng miền. Ở miền Bắc, đa số thích uống trà nguyên chất, có vị đắng, chát gọi chung là “trà Bắc”. Ngược lại, người miền <st1:country-region w:st="on"></st1:country-region> lại thích uống trà có ướp hương hoa Nhài, hoa Sen để tăng thêm hương vị. Người Bắc thích uống trà nóng, còn người nam lại thích uống trà đá cho mát mẻ. Cách uống trà của người miền Trung lại thể hiện sự giao hòa của cả hai miền Nam – Bắc. Người Trung vừa thích uống trà nóng, vừa thường xuyên uống trà đá vào mùa hè nắng nóng. Trà ướp hoa nhài, trà nguyên chất đều được ưa chuộng như nhau.

· Quê hương trà Việt

Trà ngon phụ thuộc vào cách sao tẩm, song chủ yếu vẫn là nguyên liệu cây chè. Búp chè lại phụ thuộc vùng đất trồng chè. Từ lâu, ở cả ba miền của đất nước đều đã hình thành các vùng đất trồng chè. Miền Bắc, chè được trồng nhiều ở các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Giang, Nghĩa Lộ, Tuyên Quang, Hòa Bình... Miền Trung, chè được trồng chủ yếu ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Nơi cung cấp chè nhiều cho miền là các tỉnh Tây Nguyên, trong đó trà Lâm Đồng được coi là có chất lượng trội hơn cả. Theo dân thưởng thức trà sành điệu, thì trà Thái Nguyên được đánh giá là ngon nhất Việt . Ở Thái Nguyên, có địa danh Tân Cương được xem là nơi sản xuất trà đặc biệt không đâu bằng. Trà ở đây vừa đượm nước, có màu vàng sáng ngả sang xanh, nhiều hương thơm, uống vào hồi lâu thấy ngọt trong cổ.

· Nước uống “Thánh nhân”

Nước trà xanh

Người xưa cho rằng trà là “thứ nước uống của thánh nhân” và các nhà hiền triết gọi trà là bạn hiền của kẻ cô đơn, là loại keo gắn tình bằng hữu, là vị thuốc dưỡng lão của người già, là chất có khả năng làm cho thời gian ngắn lại ... người xưa kể rằng có một hoàng tử Ấn Độ tên là Dharma khi vừa sinh ra đã được các vị thần ban phép lành. Vị hoàng tử có một trí thông minh, và sự uyên bác đã làm cho các nhà tu hành cao niên kính nể. Sau này vị hoàng tử đi truyền đạo Phật và lên đường sang Trung Hoa. Một hôm, do thức quá lâu, hoàng tử bị giấc ngủ ập tới làm cho ông thiếp đi bên lề đường. Lúc tỉnh giấc, hổ thẹn vì sự yếu đuối của mình, ông giựt đôi mi mắt và ném xuống đất. Sau một thời gian hoàn thành công việc, trên đường trở về, ông thấy ở đó mọc lên một cây cành lá xanh. khi nhai lá có mùi vị hấp dẫn và làm cho tâm hồn tỉnh táo, đó chính là cây trà. Từ đó đến sau nầy ở các chùa chiền, các nhà sư đều trồng cây trà và uống trà thường nhật ...

Nhiều công trình khoa học đã khẳng định, người dùng trà thường xuyên sẻ có khả năng hạn chế được sự nhiễm xạ vào cơ thể. Do uống trà hoặc nước chè tươi từ khi còn trẻ, nên người dân ở vùng đất trồng chè rất ít bị nhiễm ung thư. Trong trà có nhiều chất bổ, nhất là Vitamin C có nhiều gấp 3- 4 lần trong cam, chanh. VitaminC trong trà làm tăng sức đề kháng, khả năng tích lũy và đồng hóa Vitamin cho cơ thể. Chất Cafein trong trà kích thích sự hoạt động của thần kinh trung ương, làm cho đầu óc tĩnh táo; nó còn có khả năng giải độc, kích thích hoạt động của tim, thận. Trà nhiều ích lợi như thế, song người thích uống trà chỉ chú ý đến chất lượng của trà có ngon hay không mà thôi.

Ngày nay, trên thị trường có quá nhiều loại nước giải khát, thức uống công nghiệp, cho nên trà đã và đang bị mất đi một phần nhu cầu đối với cuộc sống. Đã có nhiều người cho rằng, đây là thời kỳ của “văn hóa coca- cola”. Trà đang bị lấn lướt bỡi thức uống công nghiệp thời hiện đại. Nhưng dù sao đi nữa, thì người thích uống trà vẫn còn khá nhiều. “Văn hóa trà” chắc chắn sẽ mãi mãi tồn tại trong văn hóa ẩm thực Việt ...

Nguyễn Tấn Tuấn

Thông tin doanh nghiệp
  • Hội thảo tư vấn Tham gia góp ý vào Dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI
  • Cảnh giác với những thủ đoạn lừa đảo trên mạng xã hội
  • Đồng chí Chu Huy Mân với cách mạng Việt Nam
  • Đồng chí Khuất Duy Tiến với nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia
  • Một số hoạt động nổi bật của Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Sơn La năm 2024
  • Liên hiệp Hội Sơn La tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025
  • Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sơn La tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025
  • Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sơn La Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025
  • 10 Kết quả nổi bật trên các lĩnh vực của tỉnh Sơn La năm 2024
  • Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
  • 10 sự kiện Khoa học và Công nghệ nổi bật năm 2024
  • Nữ giáo sư Việt được lấy tên đặt cho 1 tiểu hành tinh
  • Ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và tình hữu nghị
  • Hội thảo Vai trò của Liên hiệp Hội Việt Nam trong bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia
  • Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam tiên phong trong một số lĩnh vực trọng tâm
  • Những chính sách hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp của chính phủ
  • “Xây dựng thành phố Sơn La từng bước trở thành cực tăng trưởng đô thị xanh của vùng Tây Bắc và Khu vực miền núi phía Bắc”
  • Họp Hội đồng xét tặng Giải thưởng Khoa học và công nghệ tỉnh Sơn La lần thứ nhất, năm 2024
  • Hội thảo “Kết nối Khu du lịch quốc gia Mộc Châu với các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Sơn La”
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Tôn vinh trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam
  • Chủ tịch của NVIDIA và 4 nhà khoa học thắng giải thưởng 3 triệu USD của VinFuture
  • Công bố chi tiết 5 bộ, 4 Ủy ban dự kiến sáp nhập, kết thúc sau khi tinh gọn bộ máy
1 2 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 22
    • Hôm nay: 2015
    • Trong tuần: 30 686
    • Tất cả: 14918515
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này