No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Rắn ở Việt Nam
Lượt xem: 131

Rắn ở Việt Nam

                                                                                               © Xuân Hồng

Rắn ở nước ta có chủng loại đa dạng; được biết đến, chế ngự và phát huy tác dụng từ rất sớm. Mấy ngàn năm qua, rắn trở thành loài vật khá quen thuộc, phổ biến, có ảnh hưởng nhất định tới sinh hoạt vật chất và tinh thần của nhiều cá nhân, gia đình, thế hệ và cộng đồng người Việt Nam.

anh tin bai

Rắn Hổ mang - Loài rắn độc phổ biến

Ở nước ta, rắn khá phong phú về chủng loại và được gọi bằng nhiều tên: rắn, trăn, xà, bò sát không chân… Với mỗi loài, lại được mỗi địa phương, mỗi sắc dân dùng một vài tên gọi đặc trưng - ví dụ rắn hổ mang, rắn mang bành, rắn đeo kính, con phì (miền Bắc) thì gọi là rắn hổ đất (miền Nam), hu háu (dân tộc Dao), ngù háu tha, tô ngù hố (Tày), ngú hố (Thái), này xề, pạc kèng ạ (Hoa)… Trong 140 loài rắn tại Việt Nam hiện nay, có 32 loài rắn độc và 13 loài rắn biển. Lớn nhất là trăn gấm, dài tới 7-8 m. Nhỏ nhất là rắn giun, chỉ dài 30-35 cm.

Con rắn là loài vật vừa đặc biệt, vừa phổ biến trong cuộc sống vật chất và tinh thần của người Việt Nam. Rắn trở thành đối tượng của nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống và hiện đại. Sự nhanh nhẹn uyển chuyển, độ tinh khôn, trạng thái quấn cuộn, dải lưỡi, nọc độc, cặp mắt, cái đuôi rắn… trở thành nền tảng xuất phát của nhiều câu thành ngữ, tục ngữ thâm thúy - thực sự là tinh hoa của xử thế và nghệ thuật. Rắn là đối tượng trung tâm của nhiều truyền thuyết, huyền thoại gần gũi hoặc kỳ vĩ, được tạo dựng và tồn tại sâu đậm trong tâm trí con người qua hàng ngàn năm. Trong kho tàng truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn… Việt Nam, cũng gặp một lượng lớn truyện có nhân vật chính là rắn (hoặc cặp nhân vật chính rắn - ếch, rắn - chuột, rắn - chim, rắn - cáo, rắn - người…). Vẻ độc đáo, linh động, mềm mại mà gọn, khỏe của rắn là đề tài hấp dẫn xưa nay của nhiều ngành mỹ thuật: hội họa, đúc nặn, điêu khắc, nhiếp ảnh… Rắn còn xuất hiện ở nhiều vị trí khác nữa, nhất là trong lòng người, như một thần linh đem phúc tới cho đời. Người ta thấy luôn luôn có một đôi - vàng và trắng - trong ngôi đền thờ mẫu, một tín ngưỡng dân gian gắn với nông nghiệp (mẫu thiên: thờ trời để cho thuận hòa khí tiết; mẫu địa: thờ đất, cầu phì nhiêu; mẫu thoải: cầu nước…). Ở đây rắn vàng được nghĩ tới của đất, rắn trắng của nước - sự hội nhập của hai “rắn” là nguồn gốc sinh ra của cải nông nghiệp, nguồn hạnh phúc trường miên… Rắn nhập hệ lịch can chi 12 con vật, là biểu tượng chi Tỵ - một chi quan trọng với những ý nghĩa triết lý và nhân văn sâu sắc. Giờ Tỵ được kéo dài từ 9 giờ đến 11 giờ sáng - khoảng thời gian được coi là quan trọng và đẹp nhất trong ngày. Tháng con rắn là tháng Tư âm lịch, cuối xuân đầu hạ, cây cối tươi tốt nhất, con người dồi dào sinh lực nhất và tương quan trời đất đạt đến độ hài hòa tối đa.

anh tin bai

Tiết mục rước kiệu Khai mạc Lễ hội làng rắn Lệ Mật

anh tin bai

Tiết mục chàng trai họ Hoàng đánh thuỷ quái cứu công chúa trong Lễ hội làng rắn Lệ Mật

Trừ một số ít hạn chế (rắn độc cắn người; rắn, trăn bắt trộm gia cầm, gia súc…), loài rắn có tác dụng tích cực và to lớn tới đời sống vật chất của con người. Người Việt Nam cũng sớm biết khai thác triệt để, sáng tạo những giá trị kinh tế và thực tiễn của rắn. Do mồi chủ yếu là động vật nhỏ, rắn có tác dụng chọn lọc tự nhiên, cân bằng hệ sinh thái, đồng thời giúp người diệt trừ nhiều loài gặm nhấm và sâu bọ nguy hiểm. Một con rắn trung bình mỗi năm ăn 250-400 con chuột, nên một đời rắn có thể tiêu diệt hàng ngàn, hàng vạn con chuột. Thịt rắn là món đặc sản vì nạc, ngon, bổ, mùi vị lạ. Da rắn mềm mại, dai bền, thường có hoa văn, dùng làm thắt lưng, may mũ, áo, ví… rất đẹp, sang trọng. Nhiều loài rắn được nuôi để làm cảnh, dự báo thiên tai hoặc phục vụ thí nghiệm khoa học. Do nhanh nhẹn, thông minh và có thể dạy bảo, rắn (nhất là trăn) còn được huấn luyện làm vệ sĩ, làm xiếc, chăn gia cầm, phát hiện chất ma túy và hàng lậu…

anh tin bai

Rượu rắn

Thịt rắn - Món đặc sản ngon và bổ: 

 anh tin bai anh tin bai 

 

Tác dụng y dược của rắn thật tuyệt vời. Hầu hết các bộ phận cơ thể rắn đều là những vị thuốc quý. Thịt rắn chữa các bệnh thần kinh, đau nhức, tê liệt, co giật, kinh phong, mụn nhọt, lở loét. Mỡ rắn dùng bôi xoa làm chóng lên da non, chữa bỏng lửa, chốc đầu. Máu rắn trị chứng nhức mỏi, đau lưng. Mật rắn chống viêm, chữa đau sưng, thấp khớp, ra mồ hôi trộm, hen suyễn, nóng sốt, nhức đầu dai dẳng. Nọc rắn chữa hủi (cùi), ung thư, động kinh, đau cơ, đau thắt ngực, viêm khớp, viêm dây thần kinh. Xác rắn lột là thuốc sát trùng và trị ghẻ lở, thối tai, đau họng, trẻ em động kinh co giật. Rượu rắn, cao rắn làm tăng cường sinh lực, chữa tê thấp, đau nhức gân - cơ - xương - khớp… Xí nghiệp Dược phẩm số 24 ở Thành phố Hồ Chí Minh còn pha chế được biệt dược Najatox gồm thành phần chính là nọc rắn hổ mang kết hợp với một số phụ chất khác, dùng chống viêm và giảm đau rất hiệu quả.

Những năm gần đây, dù có nhiều rắn nuôi với những làng trại rắn nổi tiếng như Lệ Mật và Phụng Thượng (Hà Nội), Vĩnh Sơn (Vĩnh Phúc), Tứ Xã (Phú Thọ), Đồng Tâm (Tiền Giang)…, nhưng do bị xuất khẩu bừa bãi sang Trung Quốc và những quán đặc sản thịt rắn mọc lên khắp nơi, rắn hoang nước ta vẫn bị săn bắt ráo riết, số lượng bị giảm sút nghiêm trọng, gây mất cân bằng sinh thái và nạn chuột trở lại hoành hành. Trong tương lai, chúng ta cần nhìn nhận đúng đắn hơn giá trị, hành động thiết thực hơn để khôi phục và phát triển cộng đồng loài vật rất độc đáo, hữu ích này. 

Thông tin doanh nghiệp
  • Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp mặt Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La
  • Hội nghị bàn giao nhiệm vụ về Hội Khoa học Tổng hợp
  • Chuyển đổi số: Top 10 xu hướng của năm 2025
  • Nam và nữ - ai là “phái yếu”
  • Nghệ thuật lãnh đạo trong thời đại AI
  • Thư mời viết bài cộng tác
  • Công bố các quyết định về kết thúc hoạt động; thành lập, hợp nhất các cơ quan, tổ chức đảng trực thuộc Tỉnh ủy Sơn La
  • Hội nghị phản biện xã hội đối với Dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh Sơn La
  • Quái kiệt Lương Văn Phong: Cha đẻ DeepSeek khiến đế chế AI tỷ đô rúng động
  • Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Sơn La lần thứ 7, năm 2025
  • Bí ẩn của bệnh tật và sức khỏe
  • Bản tin Trí thức với Khoa học và Công nghệ số 54/2024
  • Rắn ở Việt Nam
  • Họp triển khai Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Sơn La lần thứ 7, năm 2025
  • Khám phá Công viên Di sản các Nhà khoa học Việt Nam
  • Danh nhân Việt Nam tuổi Tỵ
  • Quyết định số 01/QĐ-LHH ngày 04 tháng 01 năm 2025 của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La - Công bố công khai dự toán ngân sách năm 2025
  • Quyết định số 04/QĐ-LHH Công khai quyết toán ngân sách năm 2024 của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Sơn La
  • Đoàn kết, tăng tốc, bứt phá, xây dựng tỉnh Sơn La phát triển bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
  • Mục tiêu trở thành trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Tôn vinh trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam
  • Chủ tịch của NVIDIA và 4 nhà khoa học thắng giải thưởng 3 triệu USD của VinFuture
  • Công bố chi tiết 5 bộ, 4 Ủy ban dự kiến sáp nhập, kết thúc sau khi tinh gọn bộ máy
1 2 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 33
    • Hôm nay: 2991
    • Trong tuần: 36 004
    • Tất cả: 15243834
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này