No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Những loài Cóc mày nhỏ cực kỳ nguy cấp ở Việt Nam
Lượt xem: 207
anh tin bai

Những loài Cóc mày nhỏ cực kỳ nguy cấp ở Việt Nam

 

PGS.TS. Phạm Văn Anh - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội

 

Giống cóc mày Leptobrachella hiện ghi nhận 104 loài trên toàn thế giới và ở Việt Nam ghi nhận tới 33 loài (Frost, 2024). Đáng chú ý, ở Việt Nam có 3 loài được IUCN (Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên) đánh giá là Cực kỳ nguy cấp (CR): Leptobrachella bidoupensis, Leptobrachella botsfordi Leptobrachella rowleyae. Ba loài cóc mày này đều có kích thước nhỏ (chiều dài thân SVL < 35 mm), môi trường sống của chúng thường gắn với các con suối nhỏ trong ở trong rừng thường xanh và có vùng phân bố rất hẹp. Ngoài ra môi trường sống của chúng cũng đang bị đe dọa bởi nạn ô nhiễm môi trường, suy giảm và mất sinh cảnh sống.

Cóc mày row-le-ê - Leptobrachella rowleyae

Loài cóc mày này có đặc điểm nhận dạng: Kích thước cơ thể nhỏ (dài thân 23,4–25,4 mm ở con đực và 27–27,8 mm ở con cái); mặt lưng màu nâu, với các đốm sẩm màu; mặt bên nâu sáng với các đốm đen lớn; ngực và bụng màu trắng hồng đến nâu nhạt với nhiều đốm trắng; màng nhĩ nâu; không có màng hoặc viền da ở giữa các ngón tay và ngón chân; tuyến ngực nhỏ; mống mắt màu đồng ở nửa trên mờ dần thành vàng. Hiện loài này chỉ biết ở Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, Đà Nẵng. Các mối đe dọa chính với loài này là việc suy giảm và mất môi trường sống ở Đà Nẵng, đặc biệt là quá trình đô thị hóa. Ngoài ra, loài này cũng đang phải đối mặt với việc phát triển du lịch ở địa phương như giải phóng mặt bằng cho các hoạt động du lịch, ô nhiễm môi trường do du lịch.

Loài ếch này thường phát hiện vào ban đêm, ẩn mình dưới các thảm lá khô rụng, bui cỏ nhỏ và khe đá, chúng rất khó phát hiện, thi thoảng nghe tiếng kêu nhỏ dưới dưới gần mặt đất.

anh tin bai

Cóc mày row-le-ê - Leptobrachella rowleyae, mẫu đực, ảnh Phạm Văn Anh.

 
file-icon 

Cóc mày row-le-ê - Leptobrachella rowleyae, mẫu cái, ảnh Phạm Văn Anh

Cóc mày Bidoup - Leptobrachella bidoupensis

Loài này có đặc điểm nhận dạng: Kích thước nhỏ (dài thân 23,6–24,6 mm ở con đực và 29,2–29,4 mm ở cái trưởng thành); mặt lưng màu nâu với các vệt đen lớn rải rác; mặt bên nâu với các đốm đen tròn lớn và các đốm trắng nhỏ; mặt bụng màu đỏ nâu sẫm với các đốm trắng; trên các chi với các vân ngang nâu; nửa trên mống mắt màu đỏ đồng, ở phần giữa nhạt dần thành màu bạc nhạt; da nhẵn, mịn; nếp da trên màng nhĩ rõ.

Loài ếch này hiện chỉ biết đến ở Khu vực rừng thường xanh của Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng.

Hiện nay loài này sống phụ thuộc vào rừng thường xanh và có phạm vi phân bố cực kỳ hạn chế, do đó dễ bị mất môi trường sống và môi trường sống đang bị suy thoái như phát triển đường sá, hoạt động nông nghiệp, đặc biệt là hoạt động trồng cà phê (IUCN 2024).

file-icon

  Cóc mày bi-đúp - Leptobrachella bidoupensis, ảnh J.J. L. Rowley

Cóc mày bót phót - Leptobrachella botsfordi

Loài này có đặc điểm nhận dạng: kích thước cơ thể nhỏ (dài thân 29,1–32,6 mm ở con đực và 30,0–31,8 mm ở con cái); có tuyến sần màu trắng lớn ở trên nách và ở hai bên ngực; mặt lưng nâu với các vệt sẩm màu lớn; mặt bụng màu đỏ nâu sẫm có đốm trắng; không có vết đen ở hai bên sườn; giữa các ngón chân có màng bơi yếu; phía sau hai đùi có vệt sáng lớn. Hiện nay loài mới chỉ được biết đến ở Khu vực Vườn quốc gia Hoàng Liên. Các mối đe dọa trực tiếp nhất đối với sự tồn tại của loài này là suy thoái môi trường sống do hoạt động du lịch. Ô nhiễm do rác thải và nước thải từ nhà vệ sinh đang ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài và việc xây dựng tuyến cáp treo từ Sa Pa lên đỉnh Phan-xi-păng có thể sẽ ảnh hưởng đến loài này (IUCN 2024). Ngoài ra với khu vực phân bố hạn hẹp loài này có thể sẽ dễ tác động bởi biến đổi khí hậu.

file-icon  

Cóc mày bót phót - Leptobrachella botsfordi, ảnh ảnh J.J. L. Rowley


          Ba loài ếch mặc dù có kích thước rất nhỏ nhưng chúng đã và đang bị IUCN đánh giá là cực kỳ nguy cấp, điều này làm cho chúng ta suy nghĩ về các nguy cơ đối với đa dạng sinh học đã và đang tiềm ẩn tác động trực tiếp đến cuộc sống của các loài động thực vật hoang dã. Đặc biệt là các hoạt động thiếu kiểm soát của con người đã làm cho môi trường sống nguyên sinh ngày càng bị suy giảm và mất mát như ô nhiễm môi trường, du lịch sinh thái, đô thị hóa... Chúng ta hãy hành động và cùng nhau bảo vệ đa dạng sinh học nước nhà.

Thông tin doanh nghiệp
  • Tổ chức lấy ý kiến tham gia vào dự án Luật Việc làm (sửa đổi) và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế
  • Quan hệ giữa thay đổi kỳ thi tốt nghiệp THPT với tuyển sinh Đại học
  • Phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh gắn với du lịch trên địa bàn tỉnh Sơn La
  • Sơn La có 02 sản phẩm vào Chung khảo Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 20
  • Triển khai Trợ lý ảo trong cơ quan nhà nước để hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức
  • Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới
  • Hội thảo tư vấn tham gia ý kiến vào Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản
  • Hội thảo kết quả nhiệm vụ “Điều tra, đánh giá ô nhiễm đất và phân hạng đất nông nghiệp lần đầu trên địa bàn tỉnh Sơn La”
  • Hội thảo tham gia ý kiến về Dự thảo Luật Địa chất là khoáng sản
  • Hội thảo tư vấn tham gia ý kiến vào Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản
  • Hội Luật gia tỉnh Sơn La tổ chức thành công Đại hội Đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 – 2029
  • Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sơn La: Hướng tới Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV, năm 2024, năm 2024
  • Hội thảo tư vấn “Những vấn đề đặt ra trong sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Sơn La”
  • Mời tham gia Giải thưởng Bảo Sơn năm 2024
  • Bộ GD&ĐT lý giải tạm dừng công nhận Olympic Toán học sinh viên và học sinh
  • Liên hiệp Hội Việt Nam: Hội nghị Giao ban Liên hiệp Hội các tỉnh, thành phố năm 2024
  • Bí quyết giữ gìn sức khỏe
  • Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Sơn La lần thứ 9, năm 2024
  • Giải thưởng Khoa học Công nghệ Quả Cầu Vàng năm 2024
  • Vấn đề nhỏ về đất đai nhưng được nhiều người dân quan tâm
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu tại Lễ trao giải Vinfuture 2023
  • Những Tỉnh Thành Nào Sẽ Bị Sáp Nhập?
  • Sổ Hộ Khẩu, Sổ Tạm Trú Sẽ Hết Giá Trị Sử Dụng Sau Ngày 31/12/2022 | TVPL
1 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 28
    • Hôm nay: 237
    • Trong tuần: 27 434
    • Tất cả: 14525605
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này