No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Những cây thuốc mang tên Mèo ​
Lượt xem: 46

Những cây thuốc mang tên Mèo

 

Phần lớn các bộ phận từ cơ thể mèo đều có tác dụng y dược tích cực, chế được thành thuốc bồi bổ sức khỏe, chữa trị nhiều bệnh ở người. Do có ảnh hưởng sâu rộng, đa dạng tới lĩnh vực ngôn ngữ, nên hình tượng mèo còn thấy trong tên hiệu của các vị thuốc và nhiều loài thực vật, đặc biệt là những cây thuốc giá trị.

CHÀM MÈO

Chàm mèo (tên khoa học: Strobilanthes cusia, họ Ô rô) còn có tên là chàm lá to, chàm nhuộm, mã lam, đại lam, thanh đại. Cây nhỏ, cao 40-80 cm, thân nhẵn, phân nhánh nhiều, phình lên ở các mấu. Lá mọc đối, hình bầu dục với phần cuống thuôn và phần đầu nhọn, mép khía răng tròn. Hoa thưa, màu lam tím hoặc tím hồng.

Cây vừa mọc hoang vừa được gieo trồng, phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc, cho bột chàm vị đắng nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tán uất, lương huyết, giải độc, trị nhiệt độc, sưng lở. Dùng chữa cam nhiệt, chảy máu chân răng, sốt nặng, viêm hạnh nhân, nôn mửa, thổ tả, tam cẩu mã, rong kinh, sỏi thận.

CÂY GAI MÈO

Cây gai mèo (tên khoa học: Cannabis sativa, họ Gai dầu) còn gọi là cây gai dầu, gai xanh, đại ma, lanh mèo. Cây thảo, mọc đứng, cao 1-2 m. Lá mọc so le với đầu nhọn, mép khía răng. Hoa màu vàng nhạt. Quả bé, hình trứng hơi dẹt, màu xám nhạt.

Cây được trồng ở miền núi, khá đa dụng: lá, hoa và quả làm thuốc; thân cây làm sợi dệt; hạt làm dầu và thức ăn cho người và gia súc. Hoa và quả non mang vị cay, tính ôn, có tác dụng khư phong, chỉ thống, trấn kinh. Hạt mang vị ngọt, tính bình, có tác dụng nhuận táo, hoạt trường, thông tiện. Dùng chế thuốc (chủ yếu là sắc uống), chúng chữa trị mất ngủ, đau nửa đầu, hen suyễn, động kinh, thấp khớp, táo nhiệt, chướng bụng, tử cung chảy máu.

CÂY LƯỠI MÈO

Cây lưỡi mèo (tên khoa học: Sansevieria trifasciata var, họ Thùa) còn mang tên là cây thạch vĩ, kim tinh thảo. Cây dương xỉ nhỏ, có thân rễ bò dài, phủ nhiều vảy hình ngọn giáo, màu nâu sẫm ở phần gốc. Lá mọc cách xa nhau; lá không sinh sản có cuống ngắn, hình trái xoan; còn lá sinh sản có cuống dài, hình lưỡi mèo.

Cây gặp nhiều ở miền núi và trung du. Toàn cây hay thân rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, cắt đoạn, phơi hoặc sấy khô, trở thành nguồn dược liệu mang vị đắng, hơi cay, tính hàn, vào 2 kinh phế và bàng quang, có tác dụng thanh nhiệt, chỉ huyết, tiêu thũng, kết tán, lợi tiểu. Sắc uống hoặc tán thành bột mịn, dùng chữa lở loét, ung nhọt, ngộ độc lưu huỳnh, phế nhiệt sinh ho, viêm thận phù thũng, đái buốt, sỏi đường tiết niệu, rong kinh, bạch đới, đại tiểu tiện ra máu.

CÂY MẮT MÈO GAI

Cây mắt mèo gai (tên khoa học: Mimosa pigra, họ Đậu) còn có tên cây cò cưa, cây đa đa, dây hải sơn, dây săng. Cây bụi, phủ lông mịn như len. Thân cành có gai cong, cành non màu nâu tím. Lá kép so le, 5-11 lá trên một cuống lớn.

Cây mọc hoang ở nhiều nơi. Rễ, cành, lá và vỏ thân cây dùng tươi hoặc phơi sấy khô làm thuốc. Chúng mang vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa trị sốt rét, đau bụng, tiêu chảy, kiết lỵ, kinh nguyệt không đều.

CÂY MÓC MÈO

Cây móc mèo (tên khoa học: Caesalpinia bonducella, họ Vang) còn gọi là cây móng mèo, móc diều, vuốt hùm, trần sa lực. Cây nhỏ, thân mảnh dây leo, toàn thân, nhánh, cuống lá, gân lá đều có gai nhỏ quặp xuống như móng mèo.

Cây mọc hoang ở nhiều nơi; thân, rễ, lá, hạt đều có thể dùng làm thuốc dưới dạng tươi hoặc phơi khô. Cây móc mèo mang vị đắng, hơi the, tính ấm, có tác dụng trừ hàn, trực ứ, giảm đau, sát trùng, giải độc; hạt rất đắng, có tác dụng tán ứ, giảm đau, khu thấp. Rễ chữa phong thấp, đau nhức xương, viêm ruột, kém ăn, mất ngủ, sâu răng, đau nhức răng. Lá tươi dùng ngoài chữa đòn ngã, chấn thương, rắn cắn. Thân chữa ho gà, viêm đường hô hấp, viêm thận. Hạt chữa nôn ọe, thổ tả, kiết lỵ, tiểu tiện ra máu, thương hàn, sốt rét, đau bụng, đau lưng.

CÂY TAI MÈO

Cây tai mèo (tên khoa học: Abroma augusta, họ Cẩm quỳ) còn mang tên là cây bông vang, phác nhật sai. Thân nhỏ, cao 1-3 m. Cành non có lông dày, hình sao; cành già nhẵn, hình trụ. Lá hình đa dạng và mọc so le. Cánh hoa hình tai mèo.

Cây mọc chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Rễ và lá tai mèo mang vị hơi đắng, tính bình, có tác dụng hoạt huyết tán ứ, tiêu thũng; dùng chữa mụn nhọt sưng đỏ, đòn ngã gãy xương, kinh nguyệt không đều, chướng bụng và bệnh lậu. Còn vỏ rễ tai mèo có tác dụng điều kinh, tăng trương lực tử cung; dùng chữa bại liệt, lậu, đau kinh, kinh nguyệt không đều.

CÂY RÂU MÈO

Cây râu mèo (tên khoa học: Orthosiphon stamineus, họ Bạc hà) còn có tên là cây bông bạc. Cây thảo, nhỏ, cao 30-50 cm. Thân mảnh, cứng, hình vuông, mọc đứng và thường có màu nâu tím. Lá mọc đối, hình trứng, mép khía răng to. Hoa màu trắng hoặc hơi tím có nhị mọc dài và hơi cong như râu mèo.

Cây phân bố rải rác ở các tỉnh miền núi và thân, lá tươi được dùng làm thuốc. Nó mang vị ngọt nhạt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp. Sắc tươi uống hoặc nấu thành cao lỏng, dùng chữa trị viêm thận mãn tính, viêm bàng quang, tiểu đường, viêm khớp, phong thấp, viêm ruột, đái ra sỏi, đái ra máu, đái buốt.

CỎ LƯỠI MÈO

Cỏ lưỡi mèo (tên khoa học: Elephantopus scaber, họ Cúc) còn gọi là cỏ chỉ thiên, cây thổi lửa, chân voi nhám. Cây thảo, nhỏ, cao 20-50 cm. Thân hình trụ, cứng, phân nhiều nhánh khi có hoa. Lá ở gốc có hình mác và mọc thành hình hoa thị. Lá phía trên nhỏ hơn nhiều, mép có khía răng và hai mặt có lông trắng.

Cây mọc hoang và cũng được trồng tại nhiều nơi. Cả rễ, thân, lá đều có thể dùng tươi làm thuốc. Chúng mang vị đắng, tính mát, vào 2 kinh phế và tỳ, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, thông tiểu, tiêu thũng. Dưới dạng sắc uống hoặc giã đắp, chữa trị môi lở sung đau, đinh râu, nhọt độc, rắn cắn, cảm sốt, ho, hen suyễn, các bệnh đường tiết niệu, di căn ung thư limphô.

ĐẬU MÈO

Đậu mèo (tên khoa học: Mucuna pruriens, họ Đậu) còn mang tên là dây mắt mèo, sắn dây rừng. Dây leo, thân cành phủ lông mềm. Lá kép mọc so le; hoa màu tím sẫm. Quả dẹt, cong hình chữ S; hạt hình bầu dục, màu nâu bóng.

Cây mọc ở các tỉnh miền núi. Rễ và hạt già phơi khô, dùng làm thuốc chữa rắn cắn, tẩy giun đũa, kích thích sinh dục.

LÚA MÈO

Lúa mèo (tên khoa học: Zizania latifolia, họ Lúa) còn có tên là củ niễng, giao bạch tử. Cây thảo, mọc ngập trong nước. Thân xốp và mềm, thẳng, nhẵn, phình ra ở gốc. Lá mọc so le thành hai hàng đều, dài 30-100 cm, cuống có bẹ to ôm lấy thân. Quả ở đầu ngọn nhưng ít gặp.

Cây được trồng rải rác ở một số tỉnh đồng bằng và trung du miền Bắc. Phần gốc và quả mang vị ngọt, tính hàn, vào 2 kinh thủ dương minh và túc dương minh, có tác dụng thanh nhiệt, trừ phiến, sinh tân, chỉ khát, lợi đại tiểu tiện. Dùng tươi hoặc khô, nấu ăn hoặc sắc uống, chữa trị phiền nhiệt, miệng khát, say rượu, đỏ mắt, vàng da, suy tim, đại tiểu tiện không thông.

NẤM TAI MÈO

Nấm tai mèo (tên khoa học: Auricularia auricula, họ Mộc nhĩ) còn gọi là mộc nhĩ. Là loại nấm cuống rất ngắn, có mũ giống tai mèo, mép nhăn nheo cuộn vào trong. Mặt ngoài màu nâu nhạt sau nâu hồng, có lông mịn trắng; mặt trong nâu sẫm và nhẵn.

Cây mọc hoang trên những cây gỗ mục và được nuôi trồng ở khắp nơi. Nấm tai mèo mang vị ngọt, tính bình, vào 2 kinh vị và đại tràng, có tác dụng lương huyết, chỉ huyết, ích khí. Ngoài công dụng làm thức ăn, nó còn được dùng dưới dạng nấu chín, phơi khô hoặc đốt tán bột để chữa chứng chảy nước mắt nhiều, chảy máu mũi, xơ vữa động mạch, băng trung lậu hạ, băng huyết, rong kinh, trĩ, kiết lỵ.

TÁO MÈO

Táo mèo (tên khoa học: Docynia indica, họ Hoa hồng) còn mang tên là táo rừng, sơn tra. Cây nhỡ, cao 5-6 m, lúc non có gai. Lá mọc so le, có hình bầu dục, mép khía răng không đều. Hoa màu trắng, có lông. Quả hình trứng, đường kính 3-4 cm, khi chín màu vàng lục.

Cây mọc hoang và được trồng ở các tỉnh vùng Tây Bắc. Nó mang vị chua, ngọt, hơi chát, tính ấm, có tác dụng kiện vị, tiêu thực. Quả chín đem phơi sấy khô, dùng dưới dạng bột, viên hoặc cao lỏng làm thuốc bổ tỳ, kích thích tiêu hóa, khiến ăn ngon, dễ tiêu, chữa đầy bụng, ợ chua, ra mồ hôi trộm.

                                                                                   Xuân Hồng

Thông tin doanh nghiệp
  • Liên hiệp Hội triển khai hoạt động dự án GEF SGP tại xã Ngọc Chiến, huyện Mường La
  • Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam qua các kỳ đại hội
  • Trường Chính trị tỉnh Sơn La đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước
  • Mường La: Ngày hội Hoa sơn tra năm 2023
  • Hội nghị “Học viện nông nghiệp Việt Nam đồng hành cùng doanh nghiệp, người nông dân vì một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn”
  • Bệ phóng kỳ lân hỗ trợ 20.000 doanh nghiệp chuyển đổi số toàn diện
  • GS.VS. Trần Đại Nghĩa - Người đặt nền móng xây dựng Liên hiệp Hội Việt Nam
  • Liên hiệp Hội Sơn La chủ trì tổ chức Hội thảo tư vấn “Những vấn đề đặt ra trong việc phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt” ​
  • Phát huy vai trò của đội ngũ nữ viên chức trong xây dựng và phát triển Trường Chính trị tỉnh Sơn La
  • Chi bộ cơ quan Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Sơn La tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên ​
  • Dự báo công nghệ cho Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2023
  • Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Sơn La được chọn chủ trì 01 đề tài KHCN cấp tỉnh năm 2023 ​
  • Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam tại Châu Âu muốn đóng góp cho sự phát triển của đất nước
  • HASU: Cầu nối xã hội cho người cao tuổi
  • Hồi tưởng của hai Nguyên soái Liên Xô về trận Stalingrad ​
  • Các mẫu hình của sự đột phá (phần 2)
  • Có hay không việc Ông Lò Văn San tham gia hoạt động trước cách mạng tháng 8/1945?
  • Các mẫu hình của sự đột phá (phần 1)
  • Hội nghị Ban Chấp hành Hội Khoa học Lịch sử lần 9 và gặp mặt cộng tác viên Bản tin “Sơn La xưa & nay”
  • Hội nghị Ban Chấp hành Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật lần thứ 4, nhiệm kỳ 2020 - 2025
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Sổ Hộ Khẩu, Sổ Tạm Trú Sẽ Hết Giá Trị Sử Dụng Sau Ngày 31/12/2022 | TVPL
1 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 6
    • Hôm nay: 99
    • Trong tuần: 9 962
    • Tất cả: 13315216
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này