No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Màu sắc Tết Việt
Lượt xem: 59

MÀU SẮC TẾT VIỆT

Nguyễn Tấn Tuấn

Màu sắc mà chúng ta nhìn thấy và phân biệt được nằm trong đường của sóng ánh sáng. Con người chỉ nhìn được 7 màu chính, nhưng số lượng về sắc thái màu thì gần như vô hạn, không thể đếm hết. Các họa sĩ tài danh cũng chỉ tạo ra được một số lượng màu không vượt quá con số 100, trong khi đó máy vi tính có thể tạo ra hàng ngàn, hàng vạn màu khác nhau ...

Khoa học phát triển, kéo theo khái niệm về màu sắc ngày nay cũng không bó hẹp ở một số màu cơ bản như quan niệm cổ truyền. Tuy nhiên, để có nhiều sắc thái màu, ta phải có những màu cơ bản gồm: Đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Đó là màu cơ bản của ánh sáng mặt trời, còn để tạo ra nhiều sắc thái màu chỉ bao gồm: Đỏ, đen, vàng, rắng, xanh da trời.

Màu sắc còn là sự biểu tượng cho tình cảm, tư tưởng, tính cách của mỗi con người. Ngoài ra, tùy theo nam hay nữ mà chọn màu sắc khác nhau trong việc đánh giá tính cách của họ. Nó còn là món quà đa sắc thái, là dấu hiệu của sự may mắn trong cuộc sống nếu ai đó biết sử dụng đúng màu sắc hợp với bản thân và hợp với môi trường. Nhân ngày đầu xuân ta hãy xem xét các quan điểm khác nhau của các nhà tâm lý học về màu sắc và tính cách con người …

MÀU ĐỎ tạo hưng phấn (văn hóa cổ truyền), người thích màu đỏ là thường đa cảm trong tình yêu trai gái, không những yêu say đắm, mãnh liệt mà còn có tính cách rất độc đáo (tâm lý học). Để gây ấn tượng mạnh, bạn nữ thường chọn trang phục mầu đỏ bởi vì nam giới luôn chú ý những người phụ nữ mặc áo đỏ. Nhưng theo các bác sĩ thì màu đỏ có thể gây tăng huyết áp hoặc tạo ra những cơn hồi hộp đối với con người.

MÀU ĐEN là màu thu hút tiền bạc, tượng trưng cho nghề nghiệp (văn hóa cổ truyền). Người thích màu đen là người nghiêm túc và thường kiêu hãnh (tâm lý học), trong khi đó theo phong tục tập quán ở các nước Châu Á và một phần châu Âu, màu đen biểu thị sự tang tóc nên rất ít người thích vì kiêng kỵ.

MÀU TRẮNG thuộc kim (Trong Kim, Mộc Thủy, Hỏa Thổ), là màu tang, do vậy rất ít người ưa chuộng (theo văn hóa cổ truyền). Những người thích màu trắng thường muốn sống yên ổn, ngại va chạm, xung đột (tâm lý học). Chính vì vậy, mặc dù hai bên giao tranh quyết liệt, chiến trường đang vang tiếng súng, nhưng nếu có cờ trắng kéo lên là ngừng bắn, vì cờ trắng báo hiệu sự đầu hàng đối phương. Do đó, thế giới quy định lấy màu trắng làm dấu hiệu hòa giải ...

MÀU VÀNG thuộc thổ, (Trong Kim, Mộc Thủy, Hỏa Thổ), thuộc trung tâm, màu ánh dương biểu thị cho tuổi thọ (văn hóa cổ truyền). Màu vàng là màu hi vọng, lạc quan và tình yêu mãnh liệt. Người ưa gam màu này là người cởi mở, dễ mến (tâm lý học). Đối với các nhà kiến trúc, thì không bao giờ sử dụng dùng tường gạch màu vàng ở phòng ở dành cho trẻ em, vì màu vàng dễ gây cho trẻ cảm giác khó chịu, ấm ức, thậm chí cáu kỉnh. Phòng ở sơn màu vàng sẽ làm cho em bé khóc nhè nhiều hơn…

MÀU CAM là màu hưng phấn, kích thích dịch vị trong dạ dày. Vì vậy, các nhà hàng ăn uống thường sơn màu cam để thực khách ăn uống ngon miệng hơn.  Trong dịch vụ thức ăn nhanh, nếu dung giấy gói thức ăn màu da cam sẽ thu hút nhiều khách đến mua vì thấy ngon miệng hơn. Do vậy Bác sĩ thường khuyên bệnh nhân béo phì khi ăn kiêng thì tránh xa những nơi có màu da cam...

MÀU NÂU là màu của đất, theo truyền thống dân gian, đây là màu sạch (theo nghĩa tâm linh). Màu nâu không những sạch mà còn là màu hiền lành, lương thiện. Vì vậy, màu nâu được các nhà thơ nhà văn thường biểu đạt để nói lên tình làng nghĩa xóm, tình yêu quê hương, đất nước. Phật giáo dùng màu nâu tượng trưng cho sự thanh tao, đạo hạnh. Còn khi bạn muốn giảm Strees, những căng thẳng trong cuộc sống, thì bạn nên chọn gam màu đất, nó sẽ khiến ta có cảm giác an toàn hơn.

XANH CÂY là màu mộc, (Trong Kim, Mộc Thủy, Hỏa Thổ), biểu thị sự tăng trưởng, tươi tắn (văn hóa cổ truyền). Người thích màu này là người có ý chí và có khả năng kiểm soát được mọi tình thế (tâm lý học).

XANH TRỜI biểu thị sự may mắn (văn hóa cổ truyền). Người thích màu này thuộc típ người lãng mạn, có tác dụng giãm các bệnh liên quan tới rối loạn thần kinh (tâm lý học).

MÀU TÍM cũng như màu hồng, luôn gây ác cảm cho phần lớn nam giới và làm họ giảm ham muốn tìm dục. Tuy nhiên màu hồng lại được phụ nữ rất yêu chuộng, bởi nó gần gũi và biểu tượng cho sự thủy chung trong (tâm lý học).

MÀU XÁM là dấu hiệu của một tính cách vững vàng trung thành và thầm lặng. Người thích màu này chú ý nhiều tới công việc, không tham lam. Cũng có người quan niệm màu xám là hãm tài. Trong văn hóa cổ truyền, người ta còn đưa ra ý nghĩa của việc kết hợp các màu sắc hướng tới yếu tố tâm linh, sự mong ước, kỳ vọng của con người. Ví dụ màu đỏ cộng xanh da trời sẽ mang về tài lộc; Màu đỏ cộng màu vàng và xanh lá cây thiên về danh phận. Màu đỏ cộng màu trắng hướng tới hôn nhân. Màu đen và trắng có quý nhân phù trợ. Màu đen, trắng và xanh lá cây, giúp thăng tiến trong sự nghiệp. Màu đen và xanh, làm tăng thêm tri thức. Màu đen, đỏ, xanh, lá cây giúp gia đình êm ấm ...

Ngoài ra theo tôn giáo thì màu xanh da trời và đen biểu hiện cho sự ban phước lành của “Thượng đế”. Màu đỏ tượng trưng cho nghề nghiệp, công danh, sự nghiệp và may mắn. Màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết, trinh trắng. Màu vàng tượng trưng cho vương quyền. Màu xanh lá cây tượng trưng cho sự trường thọ... Theo quan niệm dân gian của người phương Tây thì màu sắc ảnh hưởng nhiều tới trạng thái tâm lý, tính khí của con người. Mỗi màu mang một ý nghĩa riêng, thu hút, lôi kéo, tương hợp, hài hòa hoặc khước từ, liên quan tới sức mạnh của các hành tinh.

MÀU ĐỎ TÍA là màu được coi là gắn với Vương Quyền. Những người cổ xưa quan niệm đó là màu tốt cho bất kỳ ai có hoài bảo, đặc biệt đối với người tuổi Song Ngư (Piscer-cung thứ 12 của Hoàng Đạo) hay Nhân Mã (Sagittarius –chòm sao nhân mã).

MÀU TRẮNG BẠC theo trường phái cổ điển, tượng trưng cho sự trinh trắng, tinh khiết. Trắng bạc (kim loại) sẽ mang lại may mắn đặc biệt. Tuy nhiên, trong văn hóa của một số nước thì ngựa trắng, mèo trắng, chuột trắng… đều được xem là biểu tượng của sự không may mắn. Nói chung, màu trắng bạc vẫn mang đến cho bạn cả sự tốt lành ...

Thông tin doanh nghiệp
  • Xây dựng mô hình “Bản du lịch xanh” trong Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La
  • Sơn La trong Chiến dịch Thượng Lào 1953
  • Hội thảo khoa học Mối quan hệ giữa trồng cây ăn quả với nghề nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh Sơn La
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tôi tin rằng trong tương lai chắc sẽ có đại diện của thanh niên Việt Nam bay vào vũ trụ” ​
  • Liên hiệp Hội Sơn La: Gặp mặt kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5
  • Thư chúc mừng của Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam nhân Ngày KH&CN Việt Nam
  • Chi bộ Cơ quan Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La tổ chức Lễ Trao Huy hiệu Đảng
  • Đại hội Công đoàn cơ sở Cơ quan Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La, nhiệm kỳ 2023-2028
  • Các loại hệ thống quản lý tri thức
  • Truyền cảm hứng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên
  • Nghệ thuật nghi binh trong Chiến dịch Tây Nguyên ​
  • Quan hệ Việt Nam – Cuba: Hình mẫu của quan hệ quốc tế
  • Cuộc tản cư của đồng bào Sơn La trong kháng chiến chống Pháp (1947 – 1953)
  • Đẩy mạnh tuyên truyền tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Sơn La - năm 2023
  • Chỉ số CCHC và Chỉ số Hài lòng Sipas 2022 của tỉnh Sơn La
  • Kinh nghiệm sử dụng lãnh đạo chuyển đổi trong doanh nghiệp
  • Nhà ngục Sơn La- Di tích lịch sử đặc biệt
  • PAPI năm 2022 của Tỉnh Sơn La
  • Hội thảo khoa học “Chiến thắng thượng Lào 1953 - Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm” ​
  • PCI năm 2022 của tỉnh Sơn La
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Sổ Hộ Khẩu, Sổ Tạm Trú Sẽ Hết Giá Trị Sử Dụng Sau Ngày 31/12/2022 | TVPL
1 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 18
    • Hôm nay: 389
    • Trong tuần: 9 248
    • Tất cả: 13405290
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này