No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Linh thiêng nguồn cội, đất tổ Hùng Vương
Lượt xem: 86

Linh thiêng nguồn cội, đất tổ Hùng Vương

Suốt chiều dài lịch sử của đất nước, với nhân dân ta các Vua Hùng được coi là vị tổ dựng nước, là tổ tiên của cả dân tộc Việt Nam và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh trở thành bản sắc văn hóa, đạo lý về cội của người Việt Nam. Trong những ngày tháng ba biển xanh lộng gió, đất trời đầy sắc xuân này, đồng bào ta khắp nơi trong cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài đều hướng về Phú Thọ, nơi đang diễn ra lễ Giỗ Tổ các vua Hùng. Tín ngưỡng thờ Hùng Vương bắt nguồn từ hàng ngàn năm trước với niềm tin cả dân tộc có cùng chung một giống nòi “Con Rồng cháu Tiên”, cùng chung một nguồn cội (Tổ).

Trước năm 1917, các triều đình quân chủ tổ chức giỗ Tổ vào mùa Thu. Riêng ở Phú Thọ (tức đất Phong Châu, kinh đô nước Văn Lang xưa, nơi có đền thờ các vua Hùng), dân chúng cử hành lễ giỗ vua Hùng thứ 18 (vua Hùng cuối cùng) vào ngày 11 tháng 3 Âm lịch.

Nhận thấy một năm tổ chức hai ngày lễ có ý nghĩa giống nhau vào hai ngày cách xa nhau (một vào mùa Xuân, một vào mùa Thu) nên năm 1917, tuần phủ tỉnh Phú Thọ là Lê Trung Ngọc kiến nghị hàng năm tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày mồng 10 tháng 3 Âm lịch. Kiến nghị của ông được Bộ Lễ của triều đình Huế chấp thuận. Từ đó, ngày mồng 10 tháng 3 trở thành ngày quốc lễ để toàn dân Việt Nam thành kính tưởng nhớ công ơn dựng nước của các Quốc Tổ, “Dù ai đi ngược về xuôi,/Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng /Khắp miền truyền mãi câu ca,/Nước non mãi nước non nhà ngàn năm”(Ca Dao).

Dựng nước trong những ngày sơ khai của lịch sử dân tộc là một công việc vô cùng khó khăn và gian khổ, đòi hỏi các Vua Hùng phải là người có tài năng, trí tuệ, nghị lực và lòng quyết tâm phi thường, nhưng việc gìn giữ đất nước mà cha ông bao đời gầy dựng còn khó khăn gian khổ gấp bội phần. Chính vì thế trong chuyến thăm đền Hùng vào sáng 19 tháng 9 năm 1954, Bác Hồ đã nghiêm túc nhắc nhở toàn thể cán bộ, chiến sĩ và đồng bào ta rằng: “"Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước" (Hồ Chí Minh-Toàn tập, Tập 9, NXB CTQG, H. 2011, tr. 59). Lời căn dặn cũng là lời hứa quyết tâm của vị đứng đầu đất nước, dân tộc đã được thực hiện vào mùa xuân 1975: Sau 30 năm gian khổ hy sinh, nhân dân ta đã quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, giang san thống nhất, quy về một mối vẹn toàn.

Nhất là từ khi tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, cùng với Hát Xoan được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, càng làm cho mỗi người dân đất Việt không những thấu hiểu, tự hào, mà còn được cộng đồng dân tộc thế giới tôn vinh, giữ gìn như một biểu tượng thiêng liêng, là nơi hội tụ niềm tin, lòng tự hào về truyền thống và khát vọng vươn lên của một đất nước kinh qua các thăng trầm biến thiên của lịch sử đang vươn lên khẳng định vị thế và tầm cao mới.

Đứng trước bàn thờ các Vua Hùng, con cháu sum vầy nơi “Sơn chầu-Thủy tụ” đất Phong Châu, như mạch nước ngầm chảy mãi tự ngàn sâu. Trước mắt chúng ta lớp lớp dàn chim lạc như đang sải cánh bay về rực rỡ trên bầu trời dân tộc và hóa thân vĩnh cửu trên mặt trống đồng, trên các phù điêu của nền văn hóa Văn Lang. Lịch sử và lòng người đã khắc ghi công ơn, tâm đức và phong thái của các thế hệ vua Hùng nối tiếp nhau dựng nước Văn Lang của người Việt Cổ-nơi khai sinh và truyền giữ nền văn minh lúa nước cũng như nền văn minh sông Hồng rực rỡ là “quốc hồn, quốc túy” tạo nên bản sắc văn hóa của người Việt Nam hôm nay, đặt nền móng cho sự phát triển mạnh mẽ và trường tồn của dân tộc Việt Nam.

Nhớ năm 2020 với chủ đề: “Linh thiêng nguồn cội, Đất tổ Hùng Vương”, giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng đã được tổ chức từ ngày 1 - 10/3 Âm lịch (tức từ ngày 24/3 - 2/4/2020) tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng (TP. Việt Trì, Phú Thọ) và các vùng lân cận.

Theo Nghị định 145/2013 của Chính phủ, những năm được gọi là “Năm tròn” là năm có chữ số cuối cùng là “0” thì Lễ giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức quy mô cấp quốc gia do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức. Năm 2020 là năm tròn được tổ chức quy mô cấp quốc gia, bên cạnh đó, có sự tham gia của các tỉnh Vĩnh Phúc, Ninh Bình và Thừa Thiên Huế.

Do tình hình dịch COVID-19 thời điểm đó, Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2020 chỉ tổ chức phần lễ gồm các hoạt động như Lễ dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương ngày 10/3 âm lịch, lễ giỗ đức Quốc tổ Lạc Long Quân và lễ dâng hương tưởng niệm Tổ mẫu Âu Cơ ngày 6/3 âm lịch, lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng của các huyện, thành, thị tại Đền Hùng. Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng của các tỉnh, thành phố tham gia tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương 2020, lễ rước kiệu về Đền Hùng do các xã, phường, thị trấn vùng ven di tích tổ chức, lễ dâng hương tại các di tích thờ Hùng Vương, các danh nhân, danh tướng thời Hùng Vương và tại các gia đình người dân trên địa bàn tỉnh ngày 10/3 âm lịch.

Đây cũng là dịp để nhân dân bày tỏ lòng tự tôn dân tộc, tôn vinh các giá trị văn hóa dân tộc; giáo dục truyền thống dựng nước và giữ nước, đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", tưởng nhớ và tri ân sâu sắc công lao các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước; góp phần củng cố và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc. Đây cũng là dịp để nâng cao năng lực quản lý, tổ chức lễ hội để tạo điều kiện cho các địa phương và nhân dân cả nước trực tiếp tổ chức các hoạt động thiết thực hướng về cội nguồn, tri ân công đức Tổ tiên, chung sức tham gia đầu tư tôn tạo, tu bổ, xây dựng Di tích lịch sử Đền Hùng ngày càng tôn nghiêm, bề thế, xứng đáng với tầm vóc của Di tích Quốc gia đặc biệt -nơi thờ tự Tổ tiên thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.

Tín ngưỡng thờ cúng các Vua Hùng còn được phủ rộng nhiều nơi trên khắp đất nước. Hiện cả nước có tổng số 1.417 di tích thờ cúng các Vua Hùng và vợ con, tướng lĩnh thời Hùng Vương. Ngoài ra còn có mặt trên toàn thế giới, ở những nơi có cộng đồng dân cư người Việt sinh sống và cư ngụ. Hướng tới năm 2030 với ba yếu tố thiên-địa-nhân thuận hòa, Lễ giỗ tổ Hùng Vương sẽ được tổ chức trang nghiêm và đầy đủ nội dung đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân.

                                                                                                                                Nguyễn Văn Thanh 

Thông tin doanh nghiệp
  • 4 mô hình xây dựng đơn vị đổi mới sáng tạo ở khu vực nhà nước
  • Loài nhái cây mới được mô tả ở hai tỉnh Sơn La và Điện Biên
  • Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp mạnh mẽ: Thúc đẩy tăng trưởng khởi nghiệp trong khu vực
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chúng ta làm cách mạng là để tranh lấy bình quyền bình đẳng, trai gái đều ngang quyền như nhau”
  • Hội nghị biểu dương Điển hình tiên tiến phong trào nuôi ong mật tỉnh Sơn La giai đoạn 2019-2023
  • Nghiệm thu cấp cơ sở Đề tài Đánh giá tác động của các chính sách về phát triển cây ăn quả tỉnh Sơn La
  • RYNAN - Hệ sinh thái khởi nghiệp nông nghiệp 4.0
  • Ứng dụng thương mại điện tử trong việc kết nối tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả cho một số doanh nghiệp, HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Triển khai cơ chế thử nghiệm cho lĩnh vực đổi mới sáng tạo có tiềm năng tạo bứt phá cho nền kinh tế”
  • Đổi mới hoạt động của Cụm thi đua số 3 góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
  • Tài liệu Hội thảo Tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2023 của Cụm thi đua số 3
  • Tài liệu Hội thảo PBKT Ứng dụng TMĐT trogn DN&HTX cây ăn quả
  • Tổng kết và trao giải Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Sơn La lần thứ 6, năm 2023
  • Hội thảo tư vấn Báo cáo kết quả thực hiện đề tài tư vấn, phản biện Đánh giá về tác động của các chính sách hỗ trợ phát triển cây ăn quả của tỉnh Sơn La từ năm 2017 đến nay
  • Những người thầy giáo của của Bác Hồ
  • Tác động của các chính sách hỗ trợ phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Sơn La
  • Một số nội dung cần nghiên cứu, bổ sung trong dự thảo “Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ”
  • Xếp hạng hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu 2023
  • ​Bác Hồ kêu gọi toàn dân rèn luyện sức khỏe
  • Đêm hội Phù Hoa
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Những Tỉnh Thành Nào Sẽ Bị Sáp Nhập?
  • Sổ Hộ Khẩu, Sổ Tạm Trú Sẽ Hết Giá Trị Sử Dụng Sau Ngày 31/12/2022 | TVPL
1 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 11
    • Hôm nay: 703
    • Trong tuần: 12 734
    • Tất cả: 13687113
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này