No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Danh nhân Việt Nam tuổi Mão
Lượt xem: 76

Danh nhân Việt Nam tuổi Mão

Công Hiếu

Tựa như vai trò, ý nghĩa và giá trị đa dạng, tích cực của loài mèo, tuổi Mèo (sinh năm Mão) thường được coi là tuổi linh hoạt, nhạy bén, mưu lược, tài hoa, gặp nhiều may mắn và thành đạt. Phải chăng vì thế, trong số những danh nhân ảnh hưởng lớn tới tiến trình lịch sử Việt Nam, có khá nhiều vị tuổi Mão…

* TRẦN NHẬT DUẬT: Sinh năm Ất Mão 1255, quê Nam Định, con thứ 6 của vua Trần Thái Tông; danh tướng, người anh hùng trong trận Hàm Tử đánh giặc Nguyên Mông (năm 1285). Chẳng những rất giỏi việc chính trị, quân sự, thông thạo ngôn ngữ, phong tục tập quán của các sắc tộc trong và ngoài nước, mà ông còn là nhà sáng tác âm nhạc, nhà văn xuất sắc. Từng phục vụ 4 triều vua Trần (Nhân Tông, Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông), làm quan đến chức Thái sư (Tể tướng), ông có nhiều công lao xây dựng và bảo vệ đất nước, đem lại an lành cho dân.

* PHẠM NGŨ LÃO: Sinh năm Ất Mão 1255, quê Hải Dương, danh tướng đời Trần. Giỏi cả văn - võ, có chí lớn, được Trần Hưng Đạo tin cẩn gả con gái nuôi cho và tiến cử vào triều làm tướng. Trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược (năm 1285 và 1288), ông đều lập công lớn, được ban thưởng đặc biệt và thăng tới Điện soái Thượng tướng quân. Bài “Thuật hoài” của ông là một tác phẩm văn học nổi tiếng.

* NGHIÊM ÍCH KHIÊM: Sinh năm Kỷ Mão 1459, quê Bắc Ninh, danh tướng thời Lê sơ. Văn võ toàn tài, nức tiếng thơ phú, ông hơn người sức khỏe và thông hiểu binh pháp. Đỗ tiến sĩ năm 1490, làm quan văn ít lâu rồi chuyển sang ban võ, giữ chức Cẩm y vệ Đô chỉ huy sứ. Ông và anh trai là Nghiêm Công Phụ (cũng đỗ tiến sĩ, làm quan cùng triều) được người đời trọng vọng cả về tài lẫn đức.

* MẠC ĐĂNG DUNG: Sinh năm Quý Mão 1483, quê Hải Dương, người lập ra triều Mạc. Vốn nhà nghèo nhưng ông có chí lớn, sức khỏe phi thường, hay đi đấu vật, thi lấy giải và làm nghề đánh cá để sống qua ngày. Năm 1516 (đời Lê Chiêu Tông), thi võ đỗ Đệ nhất Đô lực sĩ, làm quan dần thăng đến Thái sư. Ngày càng thâu tóm quyền lực, tới năm 1527 ông lật đổ được vua Lê, lập nên nhà Mạc và trở thành vị vua đầu tiên của vương triều này.

* ĐÀO CÔNG CHÍNH: Sinh năm Kỷ Mão 1639, quê Hải Dương, danh thần thời Lê trung hưng. Từ bé đã nổi tiếng thông minh, năm 12 tuổi đỗ hương tiến (cử nhân), 22 tuổi đỗ nhất giáp tiến sĩ (trạng nguyên). Năm 1667, ông được cử làm Phó sứ sang Trung Quốc. Làm quan đến Tả Thị lang Bộ Lại, vào hầu kinh diên. Ông còn cộng tác với một số đại thần, biên soạn bộ sách y học “Bảo sinh diên thọ toan yếu” rất giá trị.

* NGUYỄN ĐĂNG ĐẠO: Sinh năm Tân Mão 1651, quê Bắc Ninh, danh sĩ thời Lê trung hưng. Nổi tiếng văn thơ, năm 1682 đỗ hương tiến, năm sau đỗ nhất giáp tiến sĩ, ông được bổ nhiệm vào Viện Hàn lâm, làm quan thăng tới Tham tụng (tương đương Tể tướng). Đi sứ Trung Quốc 2 lần (năm 1687 và 1697), ứng đối cực giỏi, khiến vua quan nhà Thanh nể phục, coi như trạng nguyên hai nước (lưỡng quốc trạng nguyên). Ông từng cùng vợ đem hết tiền của dành dụm được cứu trợ dân nghèo, lại sống rất cần kiệm liêm chính, tận tụy vì nước, nên được người đương thời trọng vọng.

* NGUYỄN PHÚC CHU: Sinh năm Ất Mão 1675, quê Thanh Hóa, chúa thứ 6 nhà Nguyễn. Là người học rộng, hiểu nhiều, song toàn văn võ. Ông lên ngôi chúa từ năm 16 tuổi, trị quốc, an dân, đối ngoại đều xuất sắc. Có công mở mang bờ cõi phương Nam và lãnh hải, nâng cao nền giáo dục và trình độ quân sự nước nhà. Thời ông cầm quyền, Nam - Bắc hòa bình được nhiều năm, dân sống yên ổn, hạnh phúc. Ông là người có nhiều con nhất trong lịch sử Việt Nam (tất cả 146 người con!).

* NGUYỄN CÔNG CƠ: Sinh năm Ất Mão 1675, quê Hà Nội, danh thần thời Lê mạt. Năm 22 tuổi đỗ tiến sĩ (là người giỏi nhất và trẻ nhất khoa này). Năm 1715 được cử làm Chánh sứ sang Trung Quốc, khi về ông được thăng Thượng thư Bộ Binh. Năm 1720, xét thưởng quan lại có thành tích trong 10 năm, đứng đầu nên được phong chức Đồng Tham tụng. Sau xin đổi sang ngạch võ, làm đến Thiếu bảo. Tuy quyền cao chức trọng nhưng ông sống rất đức độ, liêm khiết, nổi tiếng thanh bần.

* NGUYỄN THIẾP: Sinh năm Quý Mão 1723, quê Hà Tĩnh, xử sĩ, danh sĩ, thời Lê mạt và Tây Sơn. Năm 20 tuổi đỗ hương giải, làm quan ít lâu rồi từ quan, về ở ẩn trên núi Thiên Nhận với nhiều tên hiệu. Nổi tiếng về tài năng thơ văn, tầm nhìn xa rộng và khí phách quân tử, ông được những người đứng đầu ba triều đại đối nghịch nhau (chúa Trịnh Sâm, Hoàng đế Quang Trung, vua Gia Long) đều kính trọng, mời giúp việc chính trị. Nể lời mời chân thành nhiều lần của Quang Trung, ông ra giúp nhà Tây Sơn, làm Viện trưởng Viện Sùng chính. Ông được coi là một “dị nhân” trong lịch sử Việt Nam.

* LÊ QUANG ĐỊNH: Sinh năm Kỷ Mão 1759, quê Thừa Thiên-Huế, văn thần thời Nguyễn sơ. Rất thông tuệ, hiếu học, ông kết bạn với Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh và sau này cả ba đều tiếng tăm lừng lẫy, được người đương thời xưng tặng là “Gia Định tam gia”. Năm 1788, thi đỗ và làm quan cho chúa Nguyễn tới chức Thượng thư Bộ Binh. Sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi vua (năm 1802), ông được làm Chánh sứ đi Trung Quốc, lúc về thăng Thượng thư Bộ Hộ. Nổi tiếng văn hay, chữ đẹp, hội họa giỏi, ông từng được vua Thanh khen ngợi tài năng và năm 1806 được vua Nguyễn cử biên soạn bộ “Hoàng Việt thống nhất dư địa chí”.

* NGUYỄN VĂN DỤC: Sinh năm Đinh Mão 1807, quê Quảng Nam, danh sĩ thời Nguyễn sơ. Năm 1837 ông đỗ cử nhân, năm sau đỗ phó bảng, học vấn rất uyên thâm và là nhà giáo dục lỗi lạc, từng dạy vua và các hoàng tử. Giới tri thức Nho học đương thời coi ông là gương mẫu của ngành sư phạm.

* VÕ DUY THANH: Sinh năm Đinh Mão 1807, quê Ninh Bình, chí sĩ thời Nguyễn sơ. Học rộng biết nhiều, đỗ bảng nhãn nhưng đáng tài trạng nguyên nên được gọi là Trạng Bồng. Ông là nhà cải cách lớn, từng nhiều lần dâng sớ xin tăng cường lực lượng quốc phòng, chấn chỉnh việc nội trị, mở rộng bang giao, cải tổ giáo dục, văn hóa, kinh tế… với những ý tưởng sâu sắc, xác đáng, tiến bộ. Ông còn có công phát hiện và bồi dưỡng nhiều nhân tài cho đất nước.

* NGUYỄN PHÚC MIÊN THẨM: Sinh năm Kỷ Mão 1819, quê Thừa Thiên-Huế, con trai thứ 10 của vua Minh Mạng; danh sĩ thời Nguyễn sơ. Nổi tiếng văn chương và đức độ, khí tiết, ông rất được người đương thời ngưỡng mộ. Ông để lại một sự nghiệp văn thơ đồ sộ với 18 tác phẩm chính.

* ÔNG ÍCH KHIÊM: Sinh năm Kỷ Mão 1831, quê Quảng Nam, danh sĩ, võ tướng thời Nguyễn mạt. Tính khảng khái, cương trực, văn võ toàn tài. Năm 21 tuổi đỗ cử nhân, ông làm quan văn rồi quan võ. Rất giỏi nghệ thuật quân sự, từng đích thân cầm quân dẹp tan nhiều cuộc phản loạn. Ông còn là tác giả của một số bài thơ ý tứ đặc biệt sâu sắc, nặng tính thời cuộc.

* PHAN BỘI CHÂU: Sinh năm Đinh Mão 1867, quê Nghệ An, chí sĩ, danh sĩ, nhà chính trị xuất sắc thời cận đại. Nổi tiếng thông minh từ nhỏ, năm 1900 đỗ giải nguyên trường thi Nghệ An. Nhiệt tình yêu nước, ngay năm 17 tuổi đã hưởng ứng phong trào Cần vương, viết bài hịch “Bình Tây thu Bắc” rồi cùng bạn thành lập Đội Sĩ tử Cần vương tại quê nhà. Năm 1904, ông vận động thành lập Hội Duy tân, năm sau sang Trung Quốc, rồi Nhật Bản, gây dựng phong trào Đông du cứu quốc. Năm 1908, bị trục xuất khỏi Nhật, ông trở lại Trung Quốc, rồi sang Thái Lan xây dựng căn cứ chính trị. Sau Cách mạng Tân Hợi 1911 (Trung Quốc), thành lập Hội Việt Nam Quang phục; ông bị bắt giam ở Quảng Châu. Ra tù, càng tích cực hoạt động, năm 1922 cải tổ Hội Việt Nam Quang phục thành Đảng Việt Nam Quốc dân. Năm 1925, bị tay sai Pháp bắt cóc ở Thượng Hải, đưa về nước, chịu án khổ sai chung thân. Nhân dân toàn quốc đấu tranh đòi ân xá cho ông. Toàn quyền Pháp Varenne buộc phải ra lệnh giảm án, giam lỏng ông ở Huế và ông sống tại đây đến cuối đời (năm 1940). Ông để lại nhiều tác phẩm văn chương và báo chí giàu nhiệt huyết cách mạng, được phổ biến sâu rộng trong quần chúng với sức lay động lớn.

* NGUYỄN ĐỔNG CHI: Sinh năm Ất Mão 1915, quê Hà Tĩnh, nhà văn hóa danh tiếng thời hiện đại. Ông rất nhiệt tình với sự nghiệp vun đắp nền văn hóa Việt Nam và đã có nhiều công lao, đóng góp lớp. Là giáo sư, trước năm 1945 từng tham gia hoạt động cứu quốc và sau đó tích cực hoạt động trong ngành, giữ nhiều cương vị chủ chốt, ông là tác giả của nhiều công trình giá trị về văn chương, báo chí, nghệ thuật dân gian và sử học.

Thông tin doanh nghiệp
  • Xây dựng mô hình “Bản du lịch xanh” trong Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La
  • Sơn La trong Chiến dịch Thượng Lào 1953
  • Hội thảo khoa học Mối quan hệ giữa trồng cây ăn quả với nghề nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh Sơn La
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tôi tin rằng trong tương lai chắc sẽ có đại diện của thanh niên Việt Nam bay vào vũ trụ” ​
  • Liên hiệp Hội Sơn La: Gặp mặt kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5
  • Thư chúc mừng của Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam nhân Ngày KH&CN Việt Nam
  • Chi bộ Cơ quan Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La tổ chức Lễ Trao Huy hiệu Đảng
  • Đại hội Công đoàn cơ sở Cơ quan Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La, nhiệm kỳ 2023-2028
  • Các loại hệ thống quản lý tri thức
  • Truyền cảm hứng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên
  • Nghệ thuật nghi binh trong Chiến dịch Tây Nguyên ​
  • Quan hệ Việt Nam – Cuba: Hình mẫu của quan hệ quốc tế
  • Cuộc tản cư của đồng bào Sơn La trong kháng chiến chống Pháp (1947 – 1953)
  • Đẩy mạnh tuyên truyền tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Sơn La - năm 2023
  • Chỉ số CCHC và Chỉ số Hài lòng Sipas 2022 của tỉnh Sơn La
  • Kinh nghiệm sử dụng lãnh đạo chuyển đổi trong doanh nghiệp
  • Nhà ngục Sơn La- Di tích lịch sử đặc biệt
  • PAPI năm 2022 của Tỉnh Sơn La
  • Hội thảo khoa học “Chiến thắng thượng Lào 1953 - Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm” ​
  • PCI năm 2022 của tỉnh Sơn La
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Sổ Hộ Khẩu, Sổ Tạm Trú Sẽ Hết Giá Trị Sử Dụng Sau Ngày 31/12/2022 | TVPL
1 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 13
    • Hôm nay: 235
    • Trong tuần: 9 720
    • Tất cả: 13408212
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này