No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Biến tre gai thành khung xe đạp xuất khẩu
Lượt xem: 3312


















Biến tre gai thành khung xe đạp xuất khẩu



Nguồn khoahoc.com.vnCập nhật ngày25/03/2014










Sau nhiều năm tìm tòi, thử nghiệm, anh Võ Tấn Tân ở phố cổ Hội An (Quảng Nam) sản xuất thành công khung xe đạp bằng cây tre gai để xuất sang Hà Lan với giá đến 500 USD.




Lớn lên trong gia đình giàu truyền thống làm nghề thủ công mỹ nghệ ở xã Cẩm Thanh, TP Hội An, từ nhỏ anh Tân sớm tập tành làm nhiều vật dụng sinh hoạt từ tre, dừa, nứa. Sau nhiều năm ấp ủ làm xe đạp bằng tre, nứa, đến đầu năm 2012, anh gặp người bạn là Axel Lakassen (quốc tịch Hà Lan) có chung ý tưởng nên cùng bắt tay làm suốt hơn một năm qua.




Để tạo khung xe đạp chắc chắn, anh phải chọn lựa nhiều khúc tre gai già, mỗi thanh tre trải qua kiểm tra chịu lực khắt khe bằng đòn bẩy. Bắt tay vào làm xe đạp bằng tre, anh Tân đầu tư khoảng 50 triệu đồng mua máy cưa, bào, chà nhám, máy khoan, bộ định vị cho khung xe... Ngoài ra, anh dự tính đầu tư mỗi năm khoảng 5 triệu đồng mua 500 cây tre gai về ngâm bùn, phơi rồi sử dụng dần.




Theo anh Tân, làm khung xe đạp bằng tre gai rắn chắc. Gia đình đặt mua nguyên liệu hơn 4 năm tuổi trong xã hoặc ở các vùng ven sông Quế Sơn, Điện Bàn đóng bè vận chuyển về nhà bằng đường sông Thu Bồn. Tre được xử lý ngâm bùn 6 tháng, sau đó vớt lên phơi khô rồi đưa vào kho dự trữ sử dụng dần."Theo đơn đặt hàng xuất sang Hà Lan có giá ít nhất là 5 triệu đồng mỗi khung xe đạp tre thì chỉ cần bán 1 sản phẩm là có thể đủ tiền mua tre sản xuất khung xe đạp cả năm và thu về lãi lớn", anh Tân thổ lộ.




Axel động viên tôi rằng nhu cầu tiêu thụ xe đạp thân thiện với môi trường ở Hà Lan rất lớn nên làm sản phẩm không sợ bí đầu ra. Qua lời giới thiệu của Axel, tôi đã xuất bán sang Hà Lan 5 khung xe đạp leo núi với chất liệu bằng tre gai với giá 450 đến 500 USD", Anh Tân cho hay.




Theo anh Tân, loại tre gai có thân nhỏ nhưng dẻo dai, bền chắc phù hợp làm khung xe đạp cho cả nam và nữ.




Khó nhất trong quá trình làm khung xe là kỹ thuật nối giữa tre và kim loại sao cho khớp."Tôi đã dùng sợi gai tự nhiên và keo tổng hợp để kết nối giữa tre và kim loại đảm bảo khung xe đạp không nứt khi nhiệt độ thay đổi", anh Tân tiết lộ. Năm nay, anh dự định sản xuất khoảng 20 chiếc xe đạp (leo núi và xe đua) làm bằng khung tre để xuất sang Hà Lan theo đơn đặt hàng, một số để lại phục vụ khách du lịch ngắm cảnh vùng ven phố cổ Hội An.




Tháng 10/2013, UBND TP Hội An đã đưa vào khai thác khu trung tâm làng nghề tre, dừa, nứa xã Cẩm Thanh nhằm tạo thêm sản phẩm du lịch sinh thái sông nước cho địa phương. Cơ sở sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ, khung xe đạp bằng tre độc đáo của gia đình anh Tân thu hút khách nước ngoài đến tham quan."Hy vọng với mô hình tour du lịch đi xe đạp tre tham quan vùng ven phố cổ Hội An kết hợp với hướng dẫn cách làm khung xe đạp bằng tre, mỗi năm cơ sở của tôi có thể thu về ít nhất khoảng 100 triệu đồng", anh Tân cho biết thêm.




"Việc anh Tân sản xuất xe đạp bằng khung tre vừa góp thêm sản phẩm du lịch độc đáo, vừa mở ra hướng làm ăn mới cho người dân địa phương. Tôi tin anh làm tour du lịch với mô hình xe đạp bằng tre này sẽ hấp dẫn du khách đến với trung tâm làng nghề tre, dừa, nứa Cẩm Thanh và vùng ven sinh thái của phố cổ Hội An trong thời gian tới", ông Lê Thanh, Chủ tịch UBND xã Cẩm Thanh lạc quan.




Bên cạnh làm xe đạp bằng tre, anh Tân còn làm nhiều sản phẩm lưu niệm làm bằng tre độc đáo, tinh xảo làm quà cho du khách.




Anh Tân thổ lộ, thông qua sản phẩm xe đạp và các vật dụng lưu niệm bằng tre, anh hy vọng bạn bè quốc tế biết đến nhiều hơn về cây tre, loài cây mộc mạc, bền bỉ, dẻo dai ví như "hồn làng" của miền quê Việt Nam.



Thông tin doanh nghiệp
  • Xây dựng mô hình “Bản du lịch xanh” trong Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La
  • Sơn La trong Chiến dịch Thượng Lào 1953
  • Hội thảo khoa học Mối quan hệ giữa trồng cây ăn quả với nghề nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh Sơn La
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tôi tin rằng trong tương lai chắc sẽ có đại diện của thanh niên Việt Nam bay vào vũ trụ” ​
  • Liên hiệp Hội Sơn La: Gặp mặt kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5
  • Thư chúc mừng của Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam nhân Ngày KH&CN Việt Nam
  • Chi bộ Cơ quan Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La tổ chức Lễ Trao Huy hiệu Đảng
  • Đại hội Công đoàn cơ sở Cơ quan Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La, nhiệm kỳ 2023-2028
  • Các loại hệ thống quản lý tri thức
  • Truyền cảm hứng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên
  • Nghệ thuật nghi binh trong Chiến dịch Tây Nguyên ​
  • Quan hệ Việt Nam – Cuba: Hình mẫu của quan hệ quốc tế
  • Cuộc tản cư của đồng bào Sơn La trong kháng chiến chống Pháp (1947 – 1953)
  • Đẩy mạnh tuyên truyền tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Sơn La - năm 2023
  • Chỉ số CCHC và Chỉ số Hài lòng Sipas 2022 của tỉnh Sơn La
  • Kinh nghiệm sử dụng lãnh đạo chuyển đổi trong doanh nghiệp
  • Nhà ngục Sơn La- Di tích lịch sử đặc biệt
  • PAPI năm 2022 của Tỉnh Sơn La
  • Hội thảo khoa học “Chiến thắng thượng Lào 1953 - Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm” ​
  • PCI năm 2022 của tỉnh Sơn La
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Sổ Hộ Khẩu, Sổ Tạm Trú Sẽ Hết Giá Trị Sử Dụng Sau Ngày 31/12/2022 | TVPL
1 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 16
    • Hôm nay: 203
    • Trong tuần: 9 688
    • Tất cả: 13408180
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này