No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Một số nội dung cần nghiên cứu, bổ sung trong Dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi)
Lượt xem: 401
Một số nội dung cần nghiên cứu, bổ sung trong Dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi)




MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN NGHIÊN CỨU, BỔ SUNG TRONG DỰ THẢO LUẬT HỢP TÁC XÃ (SỬA ĐỔI)



TS. Nguyễn Minh Đức



Bài viết này đi sâu nghiên cứu vai trò của kinh tế tập thể nói chung và hợp tác xã (HTX) nói riêng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước và sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật Hợp tác xã năm 2012; đề xuất một số nội dung cần nghiên cứu, bổ sung trong Dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi).


Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm đối với sự phát triển của kinh tế tập thể nói chung và hợp tác xã (HTX) nói riêng. Cả trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước cho đến những năm đổi mới phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế; hợp tác xã vẫn là nhân tố rất quan trọng góp phần bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị ở cơ sở, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước và của từng địa phương. Cụ thể là:


- Giai đoạn 1955 - 1986, HTX được xác định là một trong hai hình thức tổ chức kinh tế chính thức ở Việt Nam (Kinh tế Nhà nước và Kinh tế tập thể). Cuối năm 1986, cả nước đã có 73.470 HTX.


- Giai đoạn 1987 - 1996, Kinh tế tập thể cùng với kinh tế Nhà nước được coi là hình thức kinh tế chủ đạo của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên đây cũng là thời ký khó khăn nhất trong quá trình phát triển HTX ở nước ta. Cuối năm 1996, cả nước chỉ còn 18.607 HTX.


- Giai đoạn 1997 - 2012 là giai đoạn bắt đầu thực hiện chuyển đổi hợp tác xã từ mô hình HTX kiểu cũ (mang nặng tính hành chính, bao cấp) sang mô hình hợp tác xã kiểu mới (mang tính tự chủ, thị trường) theo Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002 của BCH Trung ương Đảng.


- Giai đoạn 2013 đến nay đánh dấu sự phục hồi của kinh tế HTX cả về chất lượng và số lượng theo Luật Hợp tác xã năm 2012. Mô hình HTX kiểu mới đã phát huy hiệu quả, góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của cả nước.


Sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật Hợp tác xã năm 2012


Luật Hợp tác xã năm 2012 ra đời tuy đã khắc phục những hạn chế của HTX kiểu cũ, tạo ra sức bật mới cho kinh tế tập thể và hợp tác xã phát triển trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội nhưng cũng cho thấy không ít các hạn chế, bất cập đến từ các quy định của các văn bản pháp luật, cũng như từ quá trình tổ chức triển khai thi hành luật. Cụ thể là vướng mắc về tính thống nhất, hiệu lực của các quy định và tổ chức thi hành Luật HTX. Hiệu quả của Luật HTX chưa cao, dẫn đến đóng góp vào GDP của nền kinh tế thấp và liên tục giảm, số lượng thành viên bị sụt giảm đáng kể; hiệu quả sản xuất, kinh doanh và thu nhập người lao động đã cải thiện nhưng còn thấp; năng lực huy động vốn của HTX rất hạn chế, khả năng thích ứng yêu cầu mới của quá trình hội nhập rất khó khăn.


Mục tiêu xây dựng dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) nhằm tạo hành lang pháp lý thông thoáng, loại bỏ các quy định gây trở ngại trong quá trình hội nhập, phát triển thành viên; bảo đảm và phát huy đặc trưng, nguyên tắc cơ bản của HTX; tạo điều kiện thuận lợi để các HTX phát triển năng động, hiệu quả, bền vững, thực sự là thành phần quan trọng trong nền kinh tế với nhiều mô hình liên kết, hợp tác trên cơ sở tôn trọng bản chất HTX; thu hút nhiều thành phần, đối tượng tham gia vào khu vực kinh tế tập thể, giúp nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống của các thành viên và góp phần thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.


Một số nội dung cần nghiên cứu, bổ sung trong Dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi)


Nội dung 1: Đề nghị vẫn giữ nguyên tên “Luật Hợp tác xã”. Không dùng tên “Luật Các tổ chức kinh tế hợp tác”.


Trong dự thảo “Luật Các tổ chức kinh tế hợp tác” có đưa ra khái niệm: “Tổ chức kinh tế hợp tác là tổ chức kinh tế thuộc thành phần kinh tế tập thể do các cá nhân, tổ chức đăng ký thành lập theo quy định của Luật này và hợp tác tương trợ lẫn nhau nhằm đáp ứng nhu cầu chung về kinh tế, văn hóa, xã hội. Các tổ chức kinh tế hợp tác bao gồm: tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và liên đoàn hợp tác xã”. Theo chúng tôi khái niệm này chưa thực sự thuyết phục về mặt lý luận; chưa gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh và chưa tương thích với Luật HTX của một số nước phát triển.


Lý do:


1. Về cơ sở lý luận và tính pháp lý:


1.1. Khái niệm “Tổ chức kinh tế hợp tác” quy định tại tại điểm 28 của Điều 4 chưa đảm bảo cơ sở lý luận và tính pháp lý (28. Tổ chức kinh tế hợp tác là tổ chức kinh tế thuộc thành phần kinh tế tập thể do các cá nhân, tổ chức đăng ký thành lập theo quy định của Luật này và hợp tác tương trợ lẫn nhau nhằm đáp ứng nhu cầu chung về kinh tế, văn hóa, xã hội. Các tổ chức kinh tế hợp tác bao gồm: tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và liên đoàn hợp tác xã); bởi các lý do sau:


- Trong kinh tế học người ta định nghĩa Kinh tế hợp tác là một quan hệ kinh tế tự nguyện, phối hợp, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các chủ thể kinh tế, kết hợp sức mạnh của từng thàn viên với ưu thế sức mạnh tập thể để giải quyết tốt hơn những vấn đề của sản xuất, kinh doanh và đời sống kinh tế, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và lợi ích của mỗi thành viên. Như vậy trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta hiện nay thì các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn) đều là Kinh tế hợp tác vì đều có mối quan hệ tự nguyện, phối hợp, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các chủ thể kinh tế thông qua Điều lệ Công ty (quy định tại Điều 24 Luật Doanh nghiệp năm 2021).


- Khái niệm “Tổ chức kinh tế”; theo Điều 3, Luật Đầu tư năm 2020 có quy định như sau: “Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam; gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh”. Như vậy “Tổ hợp tác” không phải là một tổ chức kinh tế. Khái niệm Tổ chức kinh tế hợp tác” phải có nội hàm trùng hoặc hẹp hơn khái niệm Tổ chức kinh tế”.


- Luật Hợp tác xã năm 2012 có phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng là các HTX và Liên hiệp HTX. Như vậy phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật Hợp tác xã năm 2012 không trùng với đối tượng điều chỉnh và phạm vi áp dụng của Luật doanh nghiệp và phù hợp với Luật Đầu tư năm 2020.


* Từ các cơ sở lý luận nêu trên có thể khẳng định:


(i) “Các tổ chức kinh tế hợp tác” hiện nay ở nước ta gồm các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012) và các Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (hoạt động theo Luật Doanh nghiệp năm 2021).


(ii). Khái niệm Tổ chức kinh tế hợp tác” đã nêu trong dự thảo chưa đúng.


2. Về tính thực tiễn:


- Các tổ hợp tác có vai trò rất quan trọng trong thời kỳ bao cấp; nhưng từ năm 2012 khi Luật HTX kiểu mới ra đời; trên địa bàn các tỉnh, thành phố thì hầu như chỉ còn sự hoạt động của các HTX và Liên hiệp HTX. Lý do là với sự phát triển của kinh tế thị trường và sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật, các “Tổ hợp tác” ở các địa phương hoặc là đăng ký thành lập “HTX kiểu mới” (có từ 07 thành viên trở lên) hoặc thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn (có từ 02 thành viên trở lên). Mối quan hệ trước đây là sự thỏa thuận, giao kèo giữa các thành viên; mối quan hệ ngày này là sự hợp tác thông qua Điều lệ Công ty hoặc Điều lệ HTX trên cơ sở tuân thủ các quy định pháp luật.


- Trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay ở nước ta, các Tập đoàn, các Tổng công ty đều có các “Vệ tinh” hay “Chân rết” là HTX Dịch vụ nông nghiệp hoặc Liên hiệp HTX dịch vụ với nhiệm vụ là đầu mối thu mua nông sản, quản lý các quy trình sản xuất, trực tiếp hướng dẫn người nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ mới, quản lý thương hiệu sản phẩm, cung cấp các dịch vụ đầu vào và đầu ra cho kinh tế hộ, ... vì vậy chưa cần thiết phải hình thành Liên đoàn Hợp tác xã.


Theo các số liệu Báo cáo tại Hội nghị trực tuyến về vấn đề phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (ngày 15/02/2022); tính đến ngày 31/12/2021, cả nước có 27.342 hợp tác xã, tăng 16.420 hợp tác xã (gấp 2,5 lần so với năm 2001); khu vực hợp tác xã thu hút gần 6 triệu thành viên và tạo việc làm cho gần 1 triệu lao động. Trong đó, hợp tác xã nông nghiệp là 18.327, chiếm 67,03% và 79 liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp. Không có số liệu về tổ hợp tác và Liên đoàn hợp tác xã. Riêng tỉnh Sơn La, theo Báo cáo của Liên minh Hợp tã xã tỉnh: tính đến ngày 31/12/2021, toàn tỉnh Sơn La có 829 HTX và 06 Liên hiệp HTX đã đăng ký theo Luật HTX năm 2012; trong đó có 648 HTX và 06 Liên hiệp HTX thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Toàn tỉnh cũng không còn tổ hợp tác nào hoạt động và cũng chưa có Liên đoàn hợp tác xã nào được thành lập.


Như vậy, trên thực tế, tại các tỉnh, thành phố hầu như không còn tổ hợp tác“ nào hoạt động và cũng chưa có Liên đoàn hợp tác xã nào được thành lập. Do đó không cần thiết phải có một Bộ Luật để điều chỉnh hoạt động của các đối tượng này (đối tượng hầu như không còn và đối tượng chưa có).


3. Về quan hệ quốc tế:


Hầu hết các nước cũng chỉ có 01 bộ Luật Hợp tác xã. Nếu Dự thảo lấy tên là Luật Hợp tác xã (sửa đổi) sẽ thuận lợi khi ký các Hiệp ước Thương mại hoặc các Văn bản hợp tác bởi các bên viện đều dẫn các điều khoản cam kết theo Luật Hợp tác xã của mỗi bên. Tại Phần Lan, Mỹ và Nhật bản chỉ có 01 bộ Luật Hợp tác xã; cụ thể là:


- Tại Phần Lan, nơi được xem là “quê hương” của HTX, mô hình kinh tế nay đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối người dân nông thôn và nghề nghiệp của họ với kinh tế thị trường và quá trình công nghiệp hóa được diễn ra nhanh chóng. Phạm vi hoạt động của HTX theo Luật Hợp tác xã của Phần Lan rất rộng, gần như trải rộng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội đến mức hiện nay hầu như mỗi người dân Phần Lan đều có quan hệ với HTX trong một hay nhiều lĩnh vực của đời sống. Các HTX ở Phần Lan thường giữ thị phần cao trong các lĩnh vực then chốt, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp lương thực, ngân hàng - bảo hiểm, thương mại nông nghiệp và bán lẻ.


- Tại nước Mỹ, theo số liệu của Liên minh HTX Quốc tế, đến năm 2020 đã có gần 50.000 HTX với khoảng 150 triệu thành viên. Các HTX nông nghiệp (3.500 HTX) đóng vai trò quan trọng, đảm nhận gần 1/3 công việc thu hoạch, chế biến và thương mại nông nghiệp. Tổng doanh thu của các HTX này vào khoảng trên 100 tỷ USD, trong đó 1/3 thuộc về 100 HTX lớn nhất. Các HTX ở Mỹ rất mạnh trong ngành công nghiệp sản xuất bơ sữa, ví dụ như HTX Dairy Farmers of America (DFA) với doanh số khoảng 16 tỷ USD/năm.


- Ở Nhật Bản, HTX hiện đang là nhân tố tích cực, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế. Các loại hình tổ chức HTX ở Nhật Bản bao gồm: HTX nông nghiệp và HTX tiêu dùng. Các HTX nông nghiệp Nhật Bản có mặt hầu hết các làng mạc, thành phố, thị trấn. HTX nông nghiệp ở Nhật Bản thực hiện hai nhiệm vụ chính: Một là, cung cấp cho nông dân các yếu tố “đầu vào” phục vụ sản xuất nông nghiệp, như phân bón, hóa chất nông nghiệp, trang thiết bị, kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi gia súc... ; Hai là, giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm bằng cách thu gom, bảo quản, dự trữ, bán các nông sản, vật tư dựa vào mạng lưới tiêu thụ sản phẩm quốc gia và quốc tế. HTX nông nghiệp là kênh tiêu thụ nông sản chính cho nông dân (gần 90% lúa gạo; trên 50% rau, hoa quả, sữa tươi).


Nội dung 2: Đề nghị chỉnh sửa cách tiếp cận nội dung dự thảo Luật:


- Cơ bản giữ nguyên các nội dung của Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13 được quốc hội thông qua ngày 20/11/2012 (gồm 9 Chương với 64 Điều).


- Điều chỉnh, bổ sung thêm một số Điều và nội dung của các sau khi được sửa thành “Luật Hợp tác xã” (sửa đổi).


- Bỏ toàn bộ các cụm từ và các nội dung liên quan đến “Tổ hợp tác” và “Liên đoàn hợp tác xã” trong Dự thảo khi đã thống nhất tên gọi “Luật Hợp tác xã” (sửa đổi).


Nội dung 3: Đề nghị bổ sung nội dung khoản 1, Điều 19 về Chính sách phát triển nguồn nhân lực, thông tin, tư vấn:


“Đối với các tỉnh miền núi và địa bàn khó khăn: khuyến khích các trí thức trẻ có có trình độ từ đại học trở lên, có chuyên ngành phù hợp đến làm việc có thời hạn tại các HTX, Liên hiệp HTX. Trong thời gian đến làm việc tại các HTX, Liên hiệp HTX sẽ được Nhà nước hỗ trợ một phần tiền công và được hưởng một số chính sách ưu đãi do cơ quan có thẩm quyền quy định.


Lý do: Trong thực tế nhiều địa phương đã và đang thực hiện chính sách này, trong đó có tỉnh Sơn La.


Nội dung 4: Đề nghị bổ sung điểm b, Khoản 5, Điều 19 như sau:


b) Hỗ trợ các tổ chức kinh tế hợp tác chuyển đổi số và ứng dụng thương mại điện tử trong sản xuất, quản trị sản xuất và lưu thông sản phẩm thông qua xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, cung cấp thiết bị đầu cuối và các phần mềm, ứng dụng dùng chung (thêm cụm từ ứng dụng thương mại điện tử).


Lý do:


- Chuyển đổi số là nền tảng phát triển của Chính quyền điện tử, kinh tế số và xã hội số. Thương mại điện tử là một bộ phận cấu thành của kinh tế số. Vì vậy việc hỗ trợ tổ chức kinh tế hợp tác thực hiện chuyển đổi số phải đồng thời với việc hỗ trợ việc ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động quảng bá và tiêu thụ sản phẩm.


- Phương thức bán hàng trực tuyến, kết nối thương mại điện tử đang là phương thức đem lại hiệu quả đối với việc tiêu thụ nông sản của các hộ nông dân và các HTX; trong đó có tỉnh Sơn La. Trên thực tế, đây là vấn đề mới đối với các HTX ở khu vực nông thôn và các tỉnh miền núi; đang rất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước, nhất là việc đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin và hỗ trợ trang thiết bị để thực hiện nội dung này.


Nội dung 5: Đề nghị bổ sung Điều 108. Nội dung quản lý nhà nước


* Các Nội dung quản lý nhà nước đã có trong Dự thảo:


1. Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển các tổ chức kinh tế hợp tác trên quy mô cả nước và ở từng ngành, lĩnh vực, vùng và địa phương.


2. Xây dựng, ban hành, phổ biến, hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế chính sách, giải pháp nhằm phát triển các tổ chức kinh tế hợp tác.


3. Tổ chức, hướng dẫn đăng ký và hoạt động tổ chức kinh tế hợp tác.


4. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật đối với tổ chức kinh tế hợp tác; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức kinh tế hợp tác, cá nhân và tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật.


5. Hợp tác quốc tế về phát triển các tổ chức kinh tế hợp tác.


6. Xây dựng, quản lý và vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về tổ chức kinh tế hợp tác.


7. Các hoạt động quản lý nhà nước khác theo quy định của pháp luật.


* Các Nội dung đề nghị bổ sung thêm:


1. Thực hiện công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò của các HTX, Liên hiệp HTX đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và của từng địa phương.


2. Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy định về trách nhiệm của Chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ và giám sát hoạt động của các HTX, Liên hiệp HTX trên địa bàn.


Lý do:


- Trên thực tế một số Chính quyền cấp huyện, cấp xã chưa nhận thức đúng về vai trò của HTX đối với sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương, dẫn đến sự thiếu quan tâm hoặc buông lỏng công tác lãnh đạo, chỉ đạo trên lĩnh vực này.


- Bất cứ một HTX hay Liên hiệp HTX sản xuất nào cũng có trụ sở làm việc và địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh gắn với một hoặc một số xã (phường, thị trấn). Vì vậy nếu Chính quyền địa phương hoặc thiếu sự quan tâm tạo điều kiện, hoặc thiếu sự phối hợp trong công tác quản lý, giám sát hoạt động của các HTX và Liên hiệp HTX thì việc triển khai thực hiện Luật Hợp tác xã (sửa đổi) cũng chưa thể đem lại hiệu quả như kỳ vọng./.


Tài liệu tham khảo:


1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Báo cáo Tổng kết 10 năm thi hành Luật Hợp tác xã (năm 2012) trong lĩnh vực nông nghiệp (tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngày 15/02/2022)

2. Chu Thị Hảo (2003). Quá trình phát triển HTX nông nghiệp ở Việt Nam; NXB Nông nghiệp, Hà Nội

3. Dự thảo trình Quốc hội về “Luật Các tổ chức kinh tế hợp tác”

4. Luật Hợp tác xã (2012), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

5. Tổng cục Thống kê (2021). Sách trắng Hợp tác xã Việt Nam 2021; NXB Thống kê, Hà Nội

6. UBND tỉnh Sơn La. Báo cáo số 420/BC-UBND ngày 04/11/2021 về Tổng kết 10 năm thi hành Luật HTX (năm 2012).

Thông tin doanh nghiệp
  • Đại hội Đại biểu Hội Cựu giáo chức tỉnh Sơn La lần thứ 3, nhiệm kỳ 2024-2029 ​
  • Xã Mường Bằng trong kháng chiến chống Thực dân Pháp
  • Mộc Châu - Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao
  • Tổng kết và trao giải Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 20
  • 70 người tham gia lớp tập huấn truyền thông sáng tạo
  • Khởi nghiệp từ kết quả nghiên cứu khoa học ​
  • Quy định 189-QĐ/TW: Những hành vi tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài sản công
  • Hội thảo khoa học Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra của Liên hiệp Hội Việt Nam trong tình hình mới
  • Hội nghị tham gia ý kiến vào dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo
  • Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sơn La tổ chức chung kết cuộc thi “Phụ nữ Sơn La khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024
  • Hội nghị tham gia ý kiến vào dự thảo Luật Nhà giáo và Luật Công nghiệp Công nghệ số
  • Hội nghị tham gia ý kiến vào dự án Luật Điện lực (sửa đổi) và Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
  • Tổ chức lấy ý kiến tham gia vào dự án Luật Việc làm (sửa đổi) và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế
  • 36 giải pháp tham dự Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Sơn La lần thứ 9, năm 2024
  • Quan hệ giữa thay đổi kỳ thi tốt nghiệp THPT với tuyển sinh Đại học
  • Phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh gắn với du lịch trên địa bàn tỉnh Sơn La
  • Sơn La có 02 sản phẩm vào Chung khảo Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 20
  • Triển khai Trợ lý ảo trong cơ quan nhà nước để hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức
  • Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới
  • Hội thảo tư vấn tham gia ý kiến vào Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu tại Lễ trao giải Vinfuture 2023
  • Những Tỉnh Thành Nào Sẽ Bị Sáp Nhập?
  • Sổ Hộ Khẩu, Sổ Tạm Trú Sẽ Hết Giá Trị Sử Dụng Sau Ngày 31/12/2022 | TVPL
1 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 25
    • Hôm nay: 2605
    • Trong tuần: 40 320
    • Tất cả: 14629622
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này