Lập tuyến đường thủy xuyên Á và thủy điện trên sông Hồng, giải bài toán đâu dễ!?
Lập tuyến đường thủy xuyên Á và thủy điện trên sông Hồng, giải bài toán đâu dễ!?
Vừa qua, báo chí đã đưa tin về ý kiến của các nhà khoa học về dự án khủng “Dự án tỷ đô lập tuyến đường thuỷ xuyên Á dọc sông Hồng”. Tác giả Trần Sỹ Quý có bài đăng trên Vusta.vn vào thứ sáu - 06/05/2016 lúc 13h:51. Đây là bài hay, mang tính chất tư vấn, phản biện ở tầm vĩ mô. Thủ tướng chính phủ đã có thông báo chưa xem xét phê duyệt dự án và yêu cầu phải tiếp tục chuẩn bị kỹ lưỡng
Susta.vn xin đăng lại để giới thiệu với bạn đọc và cán bộ KH&KT, nhất là những người quan tâm đến hoạt động Tư vấn, phản biện.
Thông tin cũng cho biết: “Bộ Kế hoạch & Đầu tư vừa có văn bản trình Thủ tướng phê duyệt Dự án Giao thông đường thuỷ xuyên Á và thuỷ điện trên sông Hồng. Dự án do Công ty TNHH Xuân Thiện, thành viên Tập đoàn ThaiGroup (trước là Tập đoàn Xuân Thành, do ông Nguyễn Đức Thụy làm Chủ tịch HĐQT), đề xuất việc tạo một tuyến giao thông từ Hà Nội lên phía bắc, xuôi xuống một số vùng biển, nạo vét 288 km đường sông và kết hợp làm thủy điện… Chủ đầu tư đề xuất sẽ xây dựng 6 đập thuỷ điện và âu tàu để nâng mực nước cho tàu trọng tải lớn qua lại. Nếu được Thủ tướng phê duyệt, dự án sẽ được xây dựng trong 6 năm, từ 2016-2021…”
Đọc xong, quả thực thấy rất mừng, nhưng nghĩ lại, rồi lo.
Sông Hồngcó tổng chiều dài là 1.149 kmbắt nguồn từTrung Quốc chảy quaViệt Namvà đổ rabiển Đông. Đoạn chảy trên đất Việt Nam dài 510km. Đây là dòng sông quan trọng của nền văn hóa lúa nước Việt Nam. Sông Hồng có lưu lượng nước bình quân hàng nǎm rất lớn, tới 2.640 m³/s (tại cửa sông) với tổng lượng nước chảy qua tới 83,5 tỷ m³, tuy nhiên lưu lượng nước phân bổ không đều. Về mùa khô lưu lượng giảm chỉ còn khoảng 700 m³/s, nhưng vào cao điểm mùa mưa có thể đạt tới 30.000 m³/s. Lượng phù sa của sông Hồng rất lớn, trung bình khoảng 100 triệu tấn trên nǎm tức là gần 1,5kg phù sa trên một mét khối nước (Tuy nhiên, gần đây Trung Quốc xây dựng một số đập làm cho dòng chảy Sông Hồng có ảnh hưởng, thay đổi).
Sông Hồng góp phần quan trọng trong sinh hoạt đời sống cũng như trong sản xuất. Phù sa giúp cho đồng ruộng thêm màu mỡ, đồng thời bồi đắp và mở rộng vùng châu thổ ở vùng duyên hải thuộc hai tỉnhThái Bình,Nam Định.
Điểm tiếp xúc đầu tiên của sông Hồng với lãnh thổ Việt Nam tại xã A Mú Sung (huyện Bát Sát), chính giữa sông là điểm phân chia lãnh thổ hai nước. Đến thành phốLào Cai, sông Hồng chảy hẳn vào lãnh thổ Việt Nam qua phía đông thủ đôHà Nộitrước khi đổ rabiển Đôngở cửa Ba Lạt (ranh giới giữa hai tỉnhThái BìnhvàNam Định).
Ở Lào Cai sông Hồng cao hơn mực nước biển 73 m. ĐếnYên Báicách Lào Cai 145km thì sông chỉ còn ở cao độ 55 m. ĐếnViệt Trì,dốc sông không nhiều, lưu tốc dòng chảy chậm hẳn lại tạo nên một vùng đất rộng lớn nhiều phù sa ở hạ lưu con sông nàythuộcmiền Bắc Việt Nam. Vùng đất bao gồm 10 tỉnh và thành phố như:Vĩnh Phúc,Hà Nội,Bắc Ninh,Hà Nam,Hưng Yên,Hải Dương,Hải Phòng,Thái Bình,Nam Định,Ninh Bình. Diện tích đất nông nghiệp khoảng 760.000 ha, chiếm 51,2% DT vùng, trong đó 70% là đất phù sa màu mỡ có giá trị lớn về sản xuất nông nghiệp. Châu thổ Sông Hồng là vựa lúa của miền Bắc Việt Nam cùng với đồng bằng Sông Cửu Long nuôi sống người Việt Nam góp phần góp phần quan trọng đảm bảo an ninh lương thực của đất nước.
Nói về thủy điện. Dòng chính sông Hồng chảy theo đường thẳng, ít gấp khúc và chênh lệch mực nước tập trung không nhiều. Vì vậy, để tạo đầu nước có nhiều khó khăn, chi phí lớn (Chưa kể tới việc điều tiết nước phòng chống lũ, hạn, cấp cho sản xuất, sinh hoạt, duy trì lượng phù sa bồi đắp cho hạ lưu).
Nói về thời gian. Theo tiêu chuẩn Việt Nam, cũng như thế giới về xây dựng công trình nói chung và đập thủy điện phải tuân thủ một lộ trình kỹ thuật gồm nhiều bước được thực hiện bài bản, nghiêm túc từ nghiên cứu và thực tiễn được quản lý chặt chẽ. Đó là, phải có đầy đủ tài liệu được quan trắc khá lâu, dài về con sông với nhiều yếu tố khác nhau, các vùng liên quan và ảnh hưởng. Sự hoạt động kiến tạo của vỏ trái đất mà con sông đi qua. Tiếp đến là các bước thực hiện: Chọn tuyến (sơ bộ, quyết định), khảo sát các yếu tố trên thực địa, các nghiên cứu trên mô hình về sự biến đổi của dòng chảy theo các phương án cao trình đập, mực nước, trữ nước, điều tiết nước, tạo hồ, di dân… Những tác động của sự ảnh hưởng mọi mặt kinh tế, xã hội, môi trường, an ninh, quốc phòng…Thi công, vốn…Một con đập ra đời là cả một vấn đề lớn của nhà nước, đòi hỏi nhiều lực lượng, nhiều lĩnh vực khoa học, nghiên cứu tham gia.
Việc giải quyết nạo vét lòng sông cũng là một vấn đề lớn. Hút đổ thải, hố trữ thải, ảnh hưởng xả thải. Một con sông nhân tạo nhỏ, nạo vét để lấy nước cho một khu đồng, khi thi công biết bao việc xẩy ra từ đất thải, giao thông đi lại, sản xuất, hoạt động của người dân. Nạo vét một con sông lớn, tạo lòng trong nước, liệu sạt mái, lở đất và các vấn đề sự cố khác về kỹ thuật không xẩy ra không?.
Tóm lại. Dự án tuyến đường thủy xuyên Á và thủy điện trên sông Hồng, một ý tưởng rất đáng hoan nghênh. Cũng là một bài toán khó, giải được không dễ trong điều kiện nước ta đang là nước nông nghiệp. Lương thực và an ninh lương thực rất quan trọng. Biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan chưa lường và dự đoán hết (Vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long đang gặp nhiều khó khăn là một minh chứng). Vật liệu cát xây dựng tạo nên bộ mặt của đô thị tập trung phía hạ lưu sẽ ra sao?. Nước ngầm của các vùng ven sông, khu đô thị, lún sụt công trình hiện tại. An toàn đập và các hồ chứa. Ảnh hưởng mặn từ biển vào qua cửa Ba Lạt, phù sa và mở rộng đồng bằng, lãnh thổ…Tất cả là những bài toán cần được nghiên cứu nghiêm túc, thực hiện để phù hợp với từng giai đoạn./.
Tác giả bài viết: Trần Sỹ Quý