No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Quy trình thành lập Hội mới
Lượt xem: 7764

LIÊN HIỆP CÁC HỘI KH & KT SƠN LA


QUY TRÌNH THÀNH LẬP HỘI TRÍ THỨC

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ.




Chính phủ đã ban hành nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2010 thay thế cho Nghị định số 88/ 2003/NĐ-CP 30 tháng 7 năm 2003 về tổ chức hoạt động và quản lý hội nói chung. Bộ Nội vụ có Thông tư số 11/2010/TT-BNV ngày 26/11/2010 Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.

Căn cứ vào 02 văn bản trên và thực tế của Sơn La cũng như tham khảo kinh nghiệm các tỉnh, Liên hiệp hội Sơn La hướng dẫn Quy trình thành lập loại hình tổ chức xã hội nghề nghiệp của trí thức khoa học và công nghệ cấp tỉnh( thành viên của Liên hiệp các hội KH&KT tỉnh) từ khâu thủ tục đầu tiên cho đến kết thúc đại hội thành lập.

A. XÁC ĐỊNH TỔ CHỨC HỘI CẦN VẬN ĐỘNG, HƯỚNG DẪN THÀNH LẬP Ở ĐỊA PHƯƠNG

1. Nguyên tắc chung.

- Những hội đã có tổ chức hội ngành dọc Trung ương.

- Những hội đã phát triển tương đối phổ biến ở các tỉnh.

- Những hội có sự chỉ đạo, hướng dẫn của Hội ngành dọc và công Đoàn ngành dọc

- Những hội mà lĩnh vực hoạt động có đông trí thức khoa học công nghệ, có thể phát triển được các chi hội.

- Những trường hợp cá biệt đã có sự chỉ đạo trực tiếp của cấp uỷ và UBND tỉnh.

- Những hội thuộc định hướng phát triển của tỉnh( Quyết định số 3326/QĐ-UBND ngày 27/12/2010 của UBND tỉnh Sơn La về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện chỉ thị 42-CT/TW của bộ Chính trị)

2. Thứ tự ưu tiên:

- Những hội đã có sự chỉ đạo của tỉnh, sự chỉ đạo hướng dẫn, đôn đốc của Hội ngành Trung ương.

- Những hội chưa có sự chỉ đạo của cấp trên nhưng lãnh đạo ngành, cấp uỷ, công đoàn ngành có sự chủ động tiếp cận và chuẩn bị, có người sắn sàng, hăng hái, nhiệt tình đứng ra đảm nhiệm.

B. QUY TRÌNH THÀNH LẬP HỘI

I. TRÌNH XIN CHỦ TRƯƠNG THÀNH LẬP HỘI.

Theo quy định của nghị định số 45/2010/NĐ-CP thì Sở chuyên ngành không phải trình xin chủ trương của Tỉnh, mà có văn bản của ngành gửi kèm theo hồ sơ xin thành lập Hội của Ban vận động.

Nhưng trong thực tế của Sơn La, có trường hợp sở chuyên ngành có văn bản trình xin chủ trương trước ( như việc thành lập Hội luật gia). Không trình xin chủ trương trước thì có có thể có những trường hợp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ một cách công phu nhưng Tỉnh không đồng ý cho thành lập(như trường hợp Hội di sản).

Do đó, thông thường chỉ cần trình hồ sơ kèm theo công văn của Sở chuyên ngành. Tỉnh không đồng ý thì phải chấp nhận.

Trường hợp Hội lớn, nhất là hội thuộc diện tổ chức chính trị- xã hội- nghề nghiệp thì Sở chuyên ngành có thể có văn bản xin chủ trương trước. Nội dung văn bản xin chủ trương của ngành gồm có:

-Nêu rõ sự cần thiết thành lập hội, căn cứ pháp lý và thực tiễn; Tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của hội; vai trò, tác dụng khi hội thành lập và hoạt động...

- Phương án nhân sự Ban vận động, trong đó dự kiến rõ các chức danh chủ chốt( Trưởng ban, phó ban, Thư ký) và các thành viên thuộc diện quản lý của UBND tỉnh, Ban thường vụ tỉnh uỷ.

(Nhân sự ban vận động của Hội ngành cấp tỉnh, nhất là các chức danh chủ chốt, thường cũng là nhân sự Ban chấp hành của Hội. Tập thể lãnh đạo, cấp ủy, công đoàn ngành cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng, phân công,vận động. Tốt nhất là phân công 01 đồng chí lãnh đạo ngành làm trưởng ban vận động.)

Văn bản của ngành gưỉ Ban cán sự UBND tỉnh, sở Nội vụ. (Sở Nội vụ tham mưu cho Ban cán sự trình Thường trực tỉnh uỷ).

Sau khi được Thường trực tỉnh uỷ, Ban cán sự UBND tỉnh thông báo nhất trí về chủ trương thành lập hội và phương án nhân sự Ban vận động, Ngành chỉ đạo triển khai các bước tiếp theo theo đúng quy định của Nhà nước.

Chú ý: Ngành chỉ trình văn bản xin chủ trương, không cần phải xây dựng đề án.( chỉ có trường hợp như việc thành lập Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh mới cần đề án).

II. THÀNH LẬP BAN VẬN ĐỘNG.

1. Chuẩn bị hồ sơ đề nghị công nhận Ban vận động.

1.1. Nội dung hồ sơ.

a) Đơn xin công nhận ban vận động thành lập hội. ( Có mẫu đơn kèm theo)

b) Danh sách và trích ngang của những người trong Ban vận động thành lập Hội: Họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; trú quán; trình độ văn hóa; trình độ chuyên môn; Chức danh trong Ban vận động.

Trường hợp Sở chuyên ngành trình xin chủ trương trước việc thành lập hội kèm theo phương án nhân sự Ban vận động: Thì điều chỉnh nhân sự Ban vận động theo ý kiến chỉ đạo của Thường trực tỉnh uỷ và Ban cán sự UBND tỉnh.

Nhân sự Ban vận động cũng là để chuẩn bị nhân sự Ban chấp hành. Tối thiểu bắt buộc phải có 5 người; Tối đa không khống chế, nhưng không nên quá nhiều vượt quá dự kiến số lượng nhân sự Ban chấp hành chính thức. Gồm trưởng ban và các thành viên viên, hoặc Trưởng ban, Phó trưởng ban, Thư ký và các thành viên. Hội lớn nên mời đại diện Liên hiệp hội và một số ban ngành liên quan tham gia ban vận động.

Ban vận động thông qua hồ sơ hoặc một số đồng chí chủ chốt chuẩn bị, thông qua trước khi gửi cấp có thẩm quyền

1.2. Số lượng và nơi gửi hồ sơ.

1.2.1. Hồ sơ lập thành 3 bộ; hai bộ để gửi đến cơ quan có thẩm quyền và một bộ bộ để lưu.

1.2.2. Nơi gửi:

- Sở quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động, tức là Sở quyết định công nhận Ban vận động thành lập Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh;

2. Ngành quản lý nhà nước ra quyết định công nhận Ban vận động.

Trường hợp thành viên ban vận động thuộc đối tượng quản lý của Ban cán sự UBND tỉnh hay Ban thường vụ tỉnh uỷ (theo phân cấp quản lý cán bộ) thì Sở chuyên ngành có văn bản báo cáo xin ý kiến trước khi ra quyết định công nhận Ban vận động. Căn cứ vào ý kiến của cấp có thẩm quyền để giữ nguyên Ban vận động hay điều chỉnh, thay đổi thành viên ban vận trước khi ra quyết định.

(Chú ý: Khi đã có Ban vận động là đủ điều kiện triển khai các công việc. Trường hợp đặc biệt mới trình UBND tỉnh thành lập Ban chấp hành lâm thời như Hội Luật Gia.)

III. NHIỆM VỤ CỦA BAN VẬN ĐỘNG SAU KHI ĐƯỢC CÔNG NHẬN.

1.Vận động công dân, tổ chức đăng ký tham gia Hội.

1.1. Nội dung, tài liệu dùng để tuyên truyền, vận động.

- Quyết định của cấp có thẩm quyền công nhận Ban vận động ( có danh sách và chức danh cụ thể)

- Tên Hội sẽ thành lập, lĩnh vực hoạt động, tôn chỉ, mục đích

- Tình hình cơ bản về hệ thống tổ chức và hoạt động của các cấp hội. ( Tìm hiểu tài liệu qua Hội ngành Trung ương, tìm hiểu qua Website của Hội ngành)

- Điều lệ của Hội.( Dùng Điều lệ chính thức của Hội ngành Trung ương hoặc vận dụng để dự thảo Điều lệ của Hội).

1.2. Số lượng tối thiểu cần vận động được.

Tối thiểu phải vận động được 50 người, hoặc 50 tổ chức và cá nhân tham gia mới đủ điều kiện thành lập Hội.

1.3. Lập danh sách trích ngang của những người và Tổ chức tự nguyện tham gia Hội. (Họ tên, tuổi, dân tộc, ngành nghề, địa chỉ nơi công tác ( hoặc nơi ở), ký tên).

2. Hoàn chỉnh hồ sơ xin phép thành lập hội.

a) Nội dung hồ sơ.

1. Đơn xin phép thành lập Hội.( Có mẫu kèm theo)

2. Dự thảo Điều lệ( hoặc sử dụng Điều lệ của Hội chuyên ngành cấp trên).

3. Dự kiến phương hướng hoạt động.( Tham khảo phương hướng hoạt động của Hội ngành trung ương và Hội ngành các tỉnh bạn)

4. Danh sách những người trong Ban vận động thành lập Hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

5. Lý lịch tư pháp người đứng đầu Ban vận động thành lập Hội.

6. Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của hội.(Hội ngành, Đơn vị nào thì xin xác nhận tạm thời hoặc chính thức đặt trụ sở tại trụ sở của ngành, đơn vị)

7. Bản kê khai tài sản do các sáng lập viên tự nguyện đóng góp (nếu có).

8. Danh sách những người tự nguyện tham gia Hội đã vận động được( từ 50 người trở lên)

9. Công văn của ngành về việc trình hồ sơ thành lập hội.

b) Về Điều lệ hội.

- Trường hợp dùng Điều lệ chung của Hội ngành trung ương. Khi Đại hội, Đại hội ra nghị quyết nhất trí dùng Điều lệ Hội ngành trung ương và giao cho Ban chấp hành xây dựng quy chế hoạt động phù hợp vối điều lệ Hội ngành trung ương.

Sau đại hội không phải trình UBND tỉnh ra quyết định phê chuẩn Điều lệ.

- Trường hợp Hội địa phương vận dụng dự thảo Điều lệ của Hội.

Bố cục Chương, Điều và nội dung cụ thể cũng phải dựa vào Điều lệ của Hội ngành Trung ương. Gồm các vấn đề cơ bản:

1. Tên gọi của hội.

2. Tôn chỉ, mục đích, lĩnh vực và phạm vi hoạt động của hội.

3. Nhiệm vụ, quyền hạn của hội.

4. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hội.

5. Thể thức vào hội, ra hội, thẩm quyền kết nạp, khai trừ hội viên.

6. Tiêu chuẩn hội viên.

7. Quyền, nghĩa vụ của hội viên.

8. Cơ cấu, tổ chức, thể thức bầu và miễn nhiệm; nhiệm vụ, quyền hạn của ban lãnh đạo, ban kiểm tra, các chức vụ lãnh đạo khác của hội; nguyên tắc, hình thức biểu quyết.

9. Tài sản, tài chính và phương thức quản lý tài sản, tài chính của hội.

10. Điều kiện giải thể và thanh quyết toán tài sản, tài chính.

11. Khen thưởng, kỷ luật; khiếu nại, giải quyết khiếu nại trong nội bộ hội.

12. Thể thức sửa đổi, bổ sung điều lệ.

13. Hiệu lực thi hành.

(Mục 4: Cần xác đinh:Hội chuyên ngành tỉnh là thành viên của Hội ngành trung ương, thành viên của mặt trận tổ quôc tỉnh, thành viên của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh).

Mục 6: Cần cân nhắc về tiêu chuẩn các loại hội viên, nếu có. Như tiêu chuẩn hội viên chính thức, Tiêu chuẩn hội viên Liên kết; Tiêu chuẩn Hội viên danh dự; Tiêu chuẩn hội viên là thể nhân( cá nhân), Hội viên là pháp nhân(tập thể).

c) Số lượng và nơi gửi Hồ sơ.

- Hồ sơ chuẩn bị 03 bộ, 02 bộ để gửi, 01 bộ để lưu.

- Nơi gửi: Sở Nội vụ Sơn La.

Khi gửi hồ sơ phải hỏi kỹ cán bộ tiếp nhận hồ sơ đã đầy đủ và hợp pháp chưa. Nếu thiếu thì bổ sung. Nếu đủ rồi thì lấy giấy biên nhận.

(Trong thời hạn sáu mươi ngày( kể từ ngày nhận hồ sơ), Sở Nội vụ sẽ thẩm định và trình UBND tỉnh ra quyết định cho phép thành lập Hội; trường hợp không đồng ý sẽ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Trong thời hạn trên, nếu không trả lời thì Ngành và Ban vận động có văn bản đề nghị trả lời hoặc đăng ký làm việc trực tiếp với Sở Nội vụ.)

d) UBND tỉnh ra quyết định cho phép thành lập Hội.

IV. TỔ CHỨC ĐẠI HỘI THÀNH LẬP HỘI.

1. Thời gian.

-Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày quyết định cho phép thành lập hội có hiệu lực, Ban vận động thành lập hội cần phải tổ chức đại hội để khỏi phát sinh phức tạp. Trường hợp bất khả kháng mới xin gia hạn.

- Trường hợp phải lùi Đại hội thì trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày hết thời hạn tổ chức đại hội, ban vận động thành lập hội có văn bản gửi UBND tỉnh đề nghị gia hạn.

(Khi được gia hạn, trong vòng 30 ngày phải tổ chức được đại hội. Vì chỉ được gia hạn một lần. Nếu không tổ chức được đại hội thì phải làm lại thủ tục từ đầu, sẽ khó khăn, bất lợi).

2. Phân công chuẩn bị đại hội.

Ban vận động họp phân công chuẩn bị đại hội.

2.1.Thành lập các Tiểu ban:

- Tiểu ban nội dung ( chuẩn bị: Chương trình Đại hội( Chương trình chung và chương trình nội bộ có phân công điều hành cụ thể); Các văn kiện Đại hội: Điều lệ; Dự thảo Báo cáo đại hội; Dự thảo Nghị quyết.

-Tiểu ban nhân sự, tổ chức: Chuẩn bị phương án nhân sự Ban chấp hành, Ban thường vụ, các chức danh Chủ tịch, Phó chủ tịch, Thư ký của Hội. Chuẩn bị phương án Chủ tịch đoàn, Thư ký đại hội; Số lượng, danh sách đại biểu chính thức và đại biểu mời. Nội quy đại hội. Phương thức bàu cử.

-Tiểu ban lễ tân, khánh tiết. Chuẩn bị giấy mời, Hội trường, tiếp khách…Dự trù kinh phí. Trình UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí.

2.2. Họp thông qua:

- Chương trình đại hội, phân công điều hành;

- Nội dung đại hội

- Nhân sự đại hội; Phương thức bàu cử.

Đại hội có thể bỏ phiếu bàu cử bằng phiếu kín hoặc hình thức giơ tay. Tốt nhất là biểu quyết bằng hình thức giơ tay trọn gói danh sách Ban chấp hành và danh sách Ban kiểm tra. Thông thường các Hội đều bàu cử bằng hình thức này.

- Dự kiến thời gian triệu tập đại hội

3. Báo cáo việc chuẩn bị và xin phép tổ chức Đại hội.

- Ngành và ban vận động báo cáo Thường trực tỉnh uỷ, Ban dân vận tỉnh uỷ, Ủy ban nhân dân tỉnh (hoặc Sở Nội vụ nếu được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền) và Sở quản lý ngành, lĩnh vực chính mà Hội hoạt động;

- Nội dung báo cáo: Kế hoạch tổ chức đại hội ( Mục đích, yêu cầu, nội dung, đại biểu, thời gian, địa điểm tổ chức đại hội; Chủ tịch đoàn, thư ký, kinh phí...); Chương trình đại hội; Dự thảo báo cáo Đại hội; Dự thảo điều lệ; Phương án nhân sự ban chấp hành, các chức vụ chủ chốt, Ban kiểm tra của hội.

( Có thể nội dung báo cáo Thường trực tỉnh uỷ chỉ bao gồm kế hoạch tổ chức đại hội và phương án ban chấp hành với các chức danh chủ chốt).

- Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận nội dung báo cáo đầy đủ, hợp pháp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền( UBND tỉnh) có ý kiến bằng văn bản về việc tổ chức đại hội; trong trường hợp cần lấy ý kiến cơ quan có liên quan đến ngành, lĩnh vực chính hội hoạt động thì chậm nhất không quá hai mươi lăm ngày phải có ý kiến bằng văn bản về việc tổ chức Đại hội.

4. Nội dung chủ yếu trong Đại hội thành lập hội.

a).Đại hội theo tuần tự các nội dung công việc sau:

1. Công bố quyết định của UBND tỉnh cho phép thành lập Hội.

2. Thảo luận và biểu quyết điều lệ.( Trường hợp Ban vận động chủ trương dùng Điều Lệ chung của Hội ngành Trung ương thì đọc toàn văn tại đại hội và lấy biểu quyết dùng Điều lệ chung của Hội ngành trung ương; Giao cho Ban chấp hành xây dựng quy chế hoạt động phù hợp với điều lệ Hội ngành trung ương).

3. Thông qua chương trình hoạt động của hội ( Báo cáo quá trình chuẩn bị thành lập hội; Chương trình hoạt động nhiệm kỳ 5 năm đầu tiên( mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp…)

4. Bầu ban lãnh đạo và Ban kiểm tra ( bằng hình thức giơ tay biểu quyết trọn gói với nguyên tắc quá ½ đại biểu nhất trí là trúng cử).

5. Thông qua nghị quyết đại hội. Nghi quyết phê chuẩn hoặc nghị quyết nội dung.

( Đại hội thành lập, nên có Nghị quyết nội dung)

b) Họp ban chấp hành.

Bàu Ban thường vụ ( nếu có), các chức danh Chủ tịch, Phó chủ tịch, Thư ký. Cơ cấu đồng chí dự kiến là Trưởng ban kiểm tra tham gia Ban thường vụ.

c) Họp Ban kiểm tra.

Bàu Trưởng ban kiểm tra và phân công các ủy viên.

(Việc họp ban chấp hành và ban kiểm tra để bàu các chức danh nên tổ chức ngay vào giờ giải lao sau bàu cử. Sau đó công bố ngay các chức danh tại Đại hội.)

(Chú ý: Theo quy định mới của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP, Đại hội các Hội, Liên hiệp các hội trực tiếp bàu Ban kiểm tra. Nhưng thực tế hiện nay có Hội, Liên hiệp hội đưa ra Đại hội bàu Ban kiểm tra, có Hội, Liên hiệp hội vẫn để Ban chấp hành bàu Ban kiểm tra cho đơn giản, tiện lợi.

- Bàu Ban kiểm tra bằng phương thức nào là do quy định của Điều lệ Hội, Liên hiệp hội cấp trên và do Quy chế baù cử của Đại hội.

+Trường hợp Đại hội bàu, thì sau khi bàu ban chấp hành xong bằng hình thức giơ tay biểu quyết, mới Bàu ban kiểm tra (theo cơ cấu đã dự kiến gồm ủy viên ban chấp hành và ngoài ban chấp hành)

+Trường hợp để Ban chấp hành bàu Ban kiểm tra thì nên trao đổi với Sở Nội vụ trước.

5. Báo cáo kết quả Đại hội và trình phê duyệt Điều lệ Hội.

Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày Đại hội, ban lãnh đạo Hội gửi tài liệu Đại hội đến UBND tỉnh và sở nội vụ, gồm:

1. Điều lệ và biên bản thông qua Điều lệ hội.

Trường hợp dùng Điều lệ chung của Hội ngành Trung ương thì có biên bản nhất trí của Đại hội và kèm theo Điều lệ.

Trường hợp xây dựng điều lệ riêng của hội thì có biên bản thông qua. Đồng thời ban lãnh đạo có tờ trình để trình UBND tỉnh phê duyệt Điều lệ( tốt nhất dự thảo quyết định kèm theo của UBND tỉnh).

2. Biên bản bầu ban lãnh đạo, ban kiểm tra (có danh sách kèm theo) và lý lịch người đứng đầu hội;

3. Chương trình hoạt động của hội;

4. Nghị quyết đại hội.

V. THÔNG QUA QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA BAN CHẤP HÀNH.

Sau Đại hội, Ban lãnh đạo Hội cần sớm xây dựng và thông qua qua Quy chế làm việc của ban chấp hành gồm các nội dung:

1.Nhiệm vụ, thẩm quyền của Ban chấp hành, Ban thường vụ ( nếu có), Thường trực, các chức danh Chủ tịch, Phó chủ tịch, Thư ký, các ủy viên BCH.

2.Chế độ sinh hoạt của BCH, Ban thường vụ, Thường trực Hội

3. Phân công công việc cụ thể cho các chức danh, các ủy viên.

(Hoặc Quy chế làm việc gồm 2 nội dung đầu. Còn nội dung cuối có văn bản riêng.)



Liên hiệp hội Sơn La.

Thông tin doanh nghiệp
  • Xây dựng mô hình “Bản du lịch xanh” trong Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La
  • Sơn La trong Chiến dịch Thượng Lào 1953
  • Hội thảo khoa học Mối quan hệ giữa trồng cây ăn quả với nghề nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh Sơn La
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tôi tin rằng trong tương lai chắc sẽ có đại diện của thanh niên Việt Nam bay vào vũ trụ” ​
  • Liên hiệp Hội Sơn La: Gặp mặt kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5
  • Thư chúc mừng của Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam nhân Ngày KH&CN Việt Nam
  • Chi bộ Cơ quan Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La tổ chức Lễ Trao Huy hiệu Đảng
  • Đại hội Công đoàn cơ sở Cơ quan Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La, nhiệm kỳ 2023-2028
  • Các loại hệ thống quản lý tri thức
  • Truyền cảm hứng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên
  • Nghệ thuật nghi binh trong Chiến dịch Tây Nguyên ​
  • Quan hệ Việt Nam – Cuba: Hình mẫu của quan hệ quốc tế
  • Cuộc tản cư của đồng bào Sơn La trong kháng chiến chống Pháp (1947 – 1953)
  • Đẩy mạnh tuyên truyền tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Sơn La - năm 2023
  • Chỉ số CCHC và Chỉ số Hài lòng Sipas 2022 của tỉnh Sơn La
  • Kinh nghiệm sử dụng lãnh đạo chuyển đổi trong doanh nghiệp
  • Nhà ngục Sơn La- Di tích lịch sử đặc biệt
  • PAPI năm 2022 của Tỉnh Sơn La
  • Hội thảo khoa học “Chiến thắng thượng Lào 1953 - Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm” ​
  • PCI năm 2022 của tỉnh Sơn La
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Sổ Hộ Khẩu, Sổ Tạm Trú Sẽ Hết Giá Trị Sử Dụng Sau Ngày 31/12/2022 | TVPL
1 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 16
    • Hôm nay: 189
    • Trong tuần: 9 674
    • Tất cả: 13408166
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này