Thuộc phạm vi đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh, mã số KX-11-2011:\r\n“Thực trạng và giải pháp phát triển tổ chức Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La giai đoạn 2010-2015 và đến năm 2020”
Thực hiện nội dung công việc năm 2011 của đề tài, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 11 hội thành viên: Hội Khoa học Kinh tế, Hội Lịch sử, Hội khuyến học, Hội ngành nghề nông nghiệp và nông thôn, Hội Khoa học cầu đường, Hội kiến trúc sư, Hội điều dưỡng, Hội dược học, chi Hội khoa học về đất, Hiệp hội doanh nghiệp, Hội Đông y.
Nội dung khảo sát: Khảo sát theo 02 mẫu đề cương. Một mẫu đề cương khảo sát về Tổ chức, bộ máy và hoạt động thực tiễn cuảtừng hội; Một mẫu đề cương khảo sát về hội viên của từng hội.
I. TỔ CHỨC BỘ MÁY
1. Mức độ phổ biến của các Hội thành viên Liên hiệp hội Sơn La.
-Trong cả nước có 81 Hội nghành cấp trung ương (là thành viên của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật ViệtNam). Ở cấp tỉnh, thành phố có 62 hội ngành( Còn 19 Hội có ở cấp Trung ương, nhưng chưa có ở cấp địa phương).
-Trong số 62 Hội ngành cấp tỉnh, thành phố, có 40% là các hội tương đối phổ biến ở các địa phương, còn 60% là chưa phổ biến. Phổ biến nhất là các Hôi: Hội tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Hội bảo vệ môi trường, Hội Đông y, Hội Y học, Hội Điều dưỡng, Hội dược học, Hội làm vườn, Hội Kiến trúc sư, Hội Khoa học cầu đường, Hội Luật Gia, Hội tin học....
- Các Hội ngành tỉnh Sơn La.
Trong cả nước có 62 Hội ngành cấp tỉnh, thành phố. Riêng Sơn La mới phát triển 11 Hội ngành.Tất cả 11 hội ngành cấp tỉnh đều tham gia Liên hiệp hội. Phần lớn các Hội ngành của Sơn La đều là những hội ngành phổ biến trong cả nước.
Có 6 Hội ngành vừa phổ biến về mức độ phát triển, vừa phổ biến là hội thành viên của Liên hiệp hội. Đó là các Hội: Hội Đông y, Hội Điều dưỡng, Hội dược học, Hội ngành nghề nông nghiệp nông thôn, Hội Kiến trúc sư, Hội Khoa học cầu đường, Hội Khoa học lịch sử, ( Trên 30 tỉnh, thành phố có các hội này)
Có 3 Hội thành viên của Liên hiệp hội chưa phát triển phổ biến là Hội Khoa học kinh tế, Chi Hội Khoa học về đất.( Trên dưới 10 tỉnh, thành phố có các Hội này).
Có 2 Hội phát triển phổ biến nhất trong cả nước, nhưng chưa phổ biến là thành viên của Liên hiệp hội. Đó là: Hiệp hội doanh nghiệp, Hội Khuyến học.
2. Thâm niên thành lập và hoạt động của các Hội ở Sơn La.
Trong tổng số 11 Hội thành viên, có 01 Hội có thâm niên gần 20 năm( Hội Khoa học kinh tế); 04 Hội có thâm niên trên dưới 10 năm ( Hội dược học, Hội điều dưỡng, Hội ngành nghề nông nghiệp nông thôn, Hội khuyến học); 03 Hội có thâm niên trên dưới 5 năm( Hội Khoa học câu đường, Hội Kiến trúc sư, Hội Khoa học Lịch sử); 2 Hội có thâm niên 3 năm( Hiệp hội doanh nghiệp, Chi hội khoa học về đất); 01 hội mới thành lập 01 năm ( Hội Đông y). Thực ra, Hội đông y là tái lập.( Nếu kể từ lần thành lập đầu tiên, thì Hội Đông y có thâm niên nhiều năm nhất, trên 20 năm).
Như vậy, só với thâm niên của Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam( 28 năm), các Hội chuyên ngành Trung ương( 20-40 năm), Các hội chuyên ngành các tỉnh, thành phố ( 15-20 năm) thì Liên hiệp hội Sơn La và các hội thành viên còn rất trẻ.
3. Tổ chức bộ máy của các Hội.
3.1. Tư cách pháp nhân.
-10 Hội do UBND tỉnh ra quyết định cho phép thành lập, có tư cách pháp nhân( có con dấu, tài khoản)
-01 chi Hội do Hội ngành dọc trung ương thành lập, không có con dấu, tài khoản( Chi hội khoa học đất)
3.2. Cán bộ chủ chốt của các Hội.
3.2.1.Mức độ chuyên trách, kiêm nhiệm, nghỉ hưu và đương nhiệm.
-Hội có cán bộ chủ chốt chuyên trách : 04 hội, chiếm 36,3%. Trong đó, 01 Hội có cán bộ chủ chốt ( Phó Chủ tịch thường trực) đương nhiệm trong biên chế (Hội Khoa học lịch sử), chiếm 9,1%. Có 03 Hội cócán bộ nghỉ hưu chuyên trách (Hội Khoa học Kinh tế, Hội ngành nghề nông nghiệp nông thôn, Hội Khuyến học), chiếm 27,2%.
- Hội có cán bộ chủ chốt kiêm nhiệm: 7 Hội,chiếm 63,7%. Trong đó đương chức kiêm nhiệm có 5 Hội, chiếm 45,4%( Hội Khoa học cầu đường, Hội Kiến trúc sư, Hiệp hội doanh nghiệp, Hội Đông y, Hội điều dưỡng, Chi hội khoa học về đất);
Có 01 Hội cán bộ nghỉ hưu, kiêm nhiệm, chiếm 9,1%. ( Hội Dược học).
3.2.2.Về chức vụ, vị thế của cán bộ chủ chốt các hội:
-Chủ tịch Hội là Bí thư tỉnh ủy đương nhiệm: 01 Hội ( Hội Khoa học lịch sử);
-Chủ tịch Hội ( nhiều khóa) nguyên là Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy: 01 Hội ( Hội ngành nghề nông nghiệp nông thôn);
-Chủ tịch, các Phó chủ tịch Hội nguyênlà ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh: 01 Hội ( Hội Khoa học kinh tế);
-Chủ tịch Hội là Chánh, phó Giám đốc sở đương nhiệm: 03 Hội( Hội khoa học cầu đường, Hội kiến trúc sư, chi hội khoa học về đất);
-Chủ tịch Hội nguyên là chánh, phó giám đốc ngành: 02 Hội( Hội Khuyến học, Hội dược học);
-Chủ tịch Hội là giám đốc đơn vị đương nhiệm: 02 Hội (Hội Đông Y, Hiệp Hội doanh nghiệp)
-Chủ tịch Hội là cán bộ cấp phòng đương nhiệm: 01 Hội (Hội điều dưỡng)
3.3. Cơ quan Văn phòng các Hội.
3.3.1.Biên chế.
- Có 4/11 Hội có biên chế, chiếm 36,4%: Hội ngành nghề nông nghiệp nông thôn: 6 biên chế; Hội Khoa học lịch sử: 5 biên chế; Hội khuyến học: 4 biên chế( kể cả lái xe), Hiệp hội doanh nghiệp 2 biên chế.
- Có 7 Hội không có biên chế, chiếm 63,6%.
- Lao động hợp đồng: 04 Hội có biên chế, có lái xe hợp đồng trong biên chế.
Có 01 Hội có lao động hợp đồng tự trang trải: Hội Khoa học cầu đường.
3.3.2.Tổ chức cơ quan Văn phòng hội.
Hiện tại tất cả các hội có biên chế đều tổ chức thành 01 Văn phòng, chưa có các phòng, banchuyên môn riêng.
4. Chi bộ và Đoàn thể
- Chi bộ.Tất cả các Hội ( có biên chế và không có biên chế) đều không có chi bộ( Đảng viên nghỉ hưu sinh hoạt tại đảng tại Chi bộ tổ Khu phố. Đảng viên đương nhiệm chưa đủ số lượng để thành lập chi bộ riêng)
-Đoàn thể: Các Hội có biên chế mới có tổ chức công Đoàn (trực thuộc công đoàn cơ sở của ngành)
5. Trụ sở và phương tiện hoạt động.
-Trụ sở. Có 7 Hội có trụ sở, phòng làm việc do tỉnh hoặc ngành bố trí: Hội ngành nghề nông nghiệp nông thôn, Hội Khuyến học, Hội khoa học lịch sử, Hội Khoa học kinh tế, Hội Khoa học cầu đường, Hội kiến trúc sư, Hiệp Hội doanh nghiệp.
04 hội chưa có trụ sở, phòng làm việcriêng, mà chung với cơ quan chuyên môn (Hội Đông y, Hội Điều dưỡng, Hội Dược học, Chi Hội đất)
-Thiết bị văn phòng: 6 Hội được nhà nước hoặc ngành hỗ trợ: Hội ngành nghề nông nghiệp nông thôn, Hội Khuyến học, Hội khoa học lịch sử, Hội Khoa học kinh tế, Hội Khoa học cầu đường, Hiệp Hội doanh nghiệp. Hội kiến trúc sư sử dụng phương tiện chung của cơ quan chuyên môn.
- Ô tô.Có 3 Hội được nhà nước trang bị ô tô: Hội ngành nghề nông nghiệp, nông thôn, Hội khuyến học, Hội Khoa học lịch sử. Hiệp hội doanh nghiệp sử dụng ô tô của cơ quan.( Phần lớn các Hội cũng chưa có nhu cầutrang bị ô tô)
6. Chi Hội và Hội viên các hội.( Tính đến thời điểm năm 2011)
6.1. Từng hội.
- Hội Khoa học kinh tế. Thành lập tháng 2.1993.Có 14 chi hội với 405 hội viên, 98, 5% là trí thức KHCN( tính từ trình độ cao đẳng trở lên.
- Hội Khuyến học. Thành lập ngày 24.8.2002.Có 2812 chi hội với 169.690 hội viên, khoảng 8% là trí thức KHCN.
- Hội dược học: Thành lập ngày 21.7.2001. Có 7 chi hội với 154 hội viên, 46% là trí thức KHCN
- Hội điều dưỡng: Thành lập tháng 11.2001.. Có 14 chi hội với 590 hội viên, 100% là trí thức KHCN
- Hội ngành nghề nông nghiệp nông thôn: Thành lập tháng 7.2002.Có 377 chi hội với 6489 hội viên, 22% là trí thức KHCN
- Hội Khoa học cầu đường: Thành lập ngày 22.7.2005. .Có 13 chi hội với 291 hội viên, 81% là trí thức KHCN
- Hội Kiến trúc sư: Thành lập ngày 19.10.2005. Cos 21 hội viên, 100% là trí thức KHCN
- Hội Khoa học lịch sử: Thành lập tháng 12.2007. Có 2 chi hội với 30 hội viênCó 2 chi hội, với 30 hội viên, 100% là trí thức KHCN
- Chi hội Khoa học về đất: Thành lập đầu năm 2009.Có 19 hội viên, 100% là trí thức KHCN.
- Hiệp hội doanh nghiệp: Thành lậpngày 27-2-2009. Có 103 doanh nghiệp thành viên.
- Hội Đông y: Thành lập năm 2011. Có 87 hội viên, 42% là trí thức KHCN.
6.2.Tổng số
-Tổng số 11 Hội có 177.778 hội viên, trong đó trí thức( trình độ cao đẳng trở lên) 13.557, chiếm 7,6%. Hội có đông hội viên nhất là Hội khuyến học, chiếm 95,4% tổng số Hội viên và 88,5% hội viên trí thức của 11 Hội.
- Tổng số trí thức toàn tỉnh có khoảng 2,5 vạn. Số trí thức tham gia Hội có 13.557, chiếm 54,2% (chủ yếu là tham gia Hội Khuyến học). Trí thức tham gia các Hội thành viên khác chỉ chiếm 6,2%. (Trí thức tham gia các tổ chức xã hội nghề nghiệp, không tính Hội khuyến học, trong cả nước chiếm khoảng 50%. Phần lớn các tỉnh, thành phố tỷ lệ này là 15-30%, cao hơn rất nhiều sovới Sơn La.)
- Các hội viên của các hội trí thức phần lớn là cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc. Số đã nghỉ hưu đông nhất là ở Hội khuyến học, chiếm 30%, Hội Khoa học kinh tế 11%, còn các hội khác không đáng kể. Hội viên Hội ngành nghề nông nghiệp nông thôn lại chủ yếu ở khu vực dân doanh và cán bộ công chức, viên chức nghỉ hưu.
Số hội viên trí thức chủ yếu là cán bộ, công chức, viên chức có mặt thuận là trẻ, năng động, tiếp cận được với nhiều nguồn thông tin, có năng lực nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ. Nhưng có mặt không thuận là hoạt động tư vấn, phản biện, giám định xã hội sẽ khó khăn, vì phải chịu nhiều áp lực. Trí thức đương chức chỉ tham gia hội thảo để phục vụ cho công tác tư vấn, phản biện, giám định xã hội. Còn trực tiếp tham gia Hội đồng tư vấn, phản biện, giám định xã hội phải là trí thức khu vực dân doanh và trí thức đã nghỉ hưu.
Phần lớn hội viên là đảng viên. Tỷ lệ đảng viên thấp nhất là Hội Khuyến học, khoảng 10%, Hội Đông y trên 41%, còn lại các Hội khác từ 60-95%.Tỷ lệ lãnh đạo cấp ngành huyện, tỉnh trở lên tham gia hội khá cao, trên 30%. Chứng tỏ, chất lượng chính trị của hội viên các hội thành viên rất tốt.Nhưng còn bộ phận lớn trí thức ngoài đảng chưa được tập hợp, thu hút vào các tổ chức Hội.
7. Các tổ chức khoa học công nghệ trực thuộc các hội.
Mới có 01 Hội có trung tâm tư vấn là Hội khoa học cầu đường. Còn lại các hội khác chưa có. Triển vọng Hội Đông y có phòng khám như các Hội đông y các tỉnh. Hội luật gia khi thành lập cũng có thể sớm có trung tâm tư vấn. Các Hội khác trước mắt chưa có khả năng thành lập tổ chức khoa học công nghệ trực thuộc như Hội ngành cấp Trung ương và các tỉnh, thành phố lớn.
8. Các hội tham gia thành viên của các tổ chức khác.
- Các hội đều là Hội thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh
- Các hội đều là Hội thành viên của Hội ngành dọc cấp Trung ương.
- Có 4/11 Hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Tỉnh: Hội Khoa học kinh tế, Hội Khoa học lịch sử, Hội Ngành nghề nông nghiệp nông thôn, Hội Khuyến học
( Các hội còn lại chưa phải là thành viên của Mặt trận Tổ quốc tỉnh).
II. CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐIVỚI CÁC HỘI
Theo Quyết định 68/2010/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng chính Phủ quy định về các Hội đặc thù, trong cả nước có 28 Hội đặc thù. Trong đó có Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật, Hội Khuyến học. Các Hội ngành cấp Trung ương là thành viên của Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam thuộc diện đặc thù có: Tổng hội y học, Hội Đông y, Hội Kiến trúc sư, Hội Luật gia.
Nhiều tỉnh vận dụng quy định các Hội địa phương nói chung và các hội chuyên ngành khoa học kỹ thuật nói riêng thuộc diện đặc thù tương ứng như cấp trung ương.
UBND tỉnh Sơn La, đến nay chưa có quyết định chính thức về danh mục các Hội đặc thù.
- Trong thực tế cácnăm qua, trong tổng số 11 hội thành viên của Liên hiệp các hội KH & KT Sơn La thì có 5 hội, Hiệp hội được nhà nước hỗ trợ. Có 3 đơn vị được Nhà nước hỗ trợ biên chế, ô tô, phương tiện làm việc, chế độ phụ cấp đối với cán bộ nghỉ hưu làm công tác Hội chuyên trách (Hội Khoa học Lịch sử, Hội ngành nghề nông nghiệp nông thôn, Hội khuyến học); 01 đơn vị được nhà nước hỗ trợ biên chế (Hiệp hội doanh nghiệp); 01 đơn vị được nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động và chế độ phụ cấp lãnh đạo chuyên trách.(Hội khoa học Kinh tế). Có 6 đơn vị không được nhà nước hỗ trợ biên chế, trong đó có 01 đơn vị được nhà nước hỗ trợ trụ sở, 02 đơn vị được ngành hỗ trợ phòng làm việc, 03 đơn vị chưa có phòng làm việc riêng, đang sử dụng chung phòng làm việc chuyên môn.
Trong điều kiện của một tỉnh miền núi, việc các Hội thành viên được Tỉnh và ngành hỗ trợ như vậy là tương đối thuận lợi so với mặt bằng chung.
Có một vấn đề đặt ra là, cũng như Liên hiệp hội, có một sốHội thành viên được nhà nước hỗ trợbiên chế, trụ sở, phương tiện, phụ cấp cán bộ chuyên trách nghỉ hưu làm lãnh đạo Hội chuyên trách. Nhưng số cán bộ lãnh đạo này lại không được hỗ trợ chi khác (điện, nước, văn phòng phẩm, đi công tác...), nên có nhiều khó khăn, hạn chế trong hoạt động.
- Có 4 Hội được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh mời dự các Hội nghị và các cuộc làm việc liên quan là: Hội Khoa học Lịch sử, Hội ngành nghề nông nghiệp nông thôn, Hội khuyến học, Hiệp hội doanh nghiệp.(7 Hội còn lại chưa được mời dự hội nghị và làm việc).
- Hầu hết các Hội chưa được Sở chuyên ngành chính thức mời dự các Hội nghị, chuyên đề, Hội nghị sơ tổng kết công tác chuyên môn...
III. HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HỘI THÀNH VIÊN.
1. Cũng cố, phát triển hệ thống tổ chức Hội.
- Có 7 hộiphát triển được Chi hội, Hội viên trong 5 năm trở lại đây( 2006-2011): Đó là: Hội Khuyến học, Hội ngành nghề nông nghiệp nông thôn, Hội lịch sử, Hội kiến trúc sư, Hội khoa học cầu đường, Hiệp hội doanh nghiệp, Hội khoa học kinh tế
- Số Hội không phát triển được: 01 hội là Hội Dược học (đã 8 năm)
- Hội Điều dưỡng gần như toàn bộ cán bộ công chức, viên chức đương nhiệm đều đã tham gia. Hội Đông Y mới thành lập năm 2011.
- Có 2/11 hội thu được hội phí ổn định( Hội khuyến học, Hiệp hội doanh nghiệp). Còn lại hầu như không thu được.
- Có 8/11duy trì hoạt động BCH,BTV tương đối đều (Hội khuyến học, Hội khoa học kinh tế, Hội ngành nghề nông nghiệp nông thôn, Hội khoa học lịch sử, Hội kiến trúc sư, Hội khoa học cầu đường, Hiệp hội doanh nghiệp...);Có 03 hội không duy trì đều (Hội Điều dưỡng, Hội dược học, Chi hội khoa học đất)
2. Tuyên tryền, xuất bản.
- Xuấtbản bản tin: Hội Khoa học kinh tế xuất bản được bản tin, với số lượng 200cuốn/số/quý.
- Xuất bản trang Website: 1/11 hội thành viên xuất bản được, là Hiệp hội doanh nghiệp.
- Hội khuyến học xuất bản đặc san vào những dịp có sự kiện lớn.
- Hội Khoa học Lịch sử chuẩn bị xuất bản Bản tin vào năm 2012.
- Các Hội khác chưa có điều kiện xuất bản bản tin.
3. Nghiên cứu khoa học.
- Nghiên cứu khoa học cấp tỉnh: Chủ trì nghiên cứu đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh và tổ chứchội thảo khoa học nhiều và thường xuyên nhất là Hội khoa học lịch sử (5 đề tài, 02 cuộc Hội thảo/3năm, kể từ khi thành lập đến nay). Hội khoa học kinh tế 3 đề tài, 80 cuộc hội thảo/20 năm. Hội khoa học cầu đường tham gia nghiên cứu 02 đề tài cấp tỉnh (chưa chủ trì). Hội Đông y mới thành lập năm 2011, năm 2012 bắt đầu chủ trì nghiên cứu đề tài cấp tỉnh.
- Nghiên cứu đề tài và hội thảo khoa học cấp ngành, cấp cơ sở: Hầu hết các Hội chưa chủ trì được.
4. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ, nói chuyện chuyên đề:
- Một số Hội chủ trì hoặc phối hợp với chính quyền tổ chức được, nhưng chưa đều (Hội Khoa học kinh tế, Hội Khoa học lịch sử, Hội kiến trúc sư, Hội điều dưỡng, Hiệp hội doanh nghiệp)
- Hội điều dưỡng phối hợp với chính quyền (bệnh viện đa khoa tỉnh) định kỳ tổ chức Hội thi điều dưỡng viên giỏi.
5. Hoạt động tư vấn, phản biện, giám định xã hội (TVPBGĐXH).
-Có 02 hội là Hội Khoa học kinh tế và Hội khoa học lịch sử có hoạt động phản biện dưới hình thức hội thảo, tham gia ý kiến đối với một số đề án cấp tỉnh (Hội khoa học lịch sử: đề án đặt tên một số đường phố tỉnh, huyện. Hội khoa học kinh tế: Dự thảo văn kiện một số kỳ Đại hội đảng bộ tỉnh, Chương trình phát triển cây con chủ lực, Chính sách thu hút đầu tư, Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới...). Nhưng chưa phải là TVPBGĐXH theo quy định số 22/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Các hội khác chưa có hình thức hoạt động tham gia ý kiến đối với đề án cấp ngành, cấp tỉnh. Một số Hội có người được mời tham gia Hội đồng tuyển chọn, nghiệm thu, phản biệnđề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh, đề án cấp tỉnh, nhưng chưa phải danh nghĩa đại diện của Hội, càng chưa phải do Hội chủ trì.
6. Hội thi sáng tạo kỹ thuật và giải thưởng khoa học.
- Chưa có hội nào chủ trì vận động, hướng dẫn hội viên tham gia hội thi sáng tạo kỹ thuật cấp tỉnh định kỳ 2 năm 01 lần. (Tỉnh Sơn La mới tổ chức từ năm 2008. Ban tổ chức hội thi cũng chưa có quan hệ với các hội)
- Chưa có hội nào chủ trì vận động, hướng dẫnhội viên tham gia giải thưởng khoa học công nghệ (Tỉnh Sơn La mới tổ chức lần đầu năm 2011. Ban tổ chức cũng chưa có quan hệ với các Hội)
IV. ĐÁNH GIÁ, XẾP HẠNG.
1. Xếp loại.
1.1. Các hội tự đánh giá.
- Có 4 Hội tự đánh giá loại mạnh (so với mặt bằng chung của các hội ngành cấp tỉnh, thành phố): Hội khuyến học, Hội khoa học Kinh tế, Hiệp hội doanh nghiệp, Hội khoa học kỹ thuật cầu đường.
- Có 3 Hội tự đánh giá loại khá là Hội Khoa học lịch sử, Hội ngành nghề nông nghiệp nông thôn, Hội điều dưỡng.
- Có 02 hội tự đánh giá loại trung bình là Hội Kiến trúc sư, Hội dược học
- Có 01 hội tự đánh giá loại yếu là Chi hội khoa học đất.
- Có 01 hội mới tái lập, chưa đánh giá (Hội Đông y)
1.2. Đánh giá của đề tài:
- Tự đánh giá, xếp hạng của các hội cơ bản là phù hợp( so với mặt bàng chung của các hội thành viên và mặt bằng chung của các hội ngành cấp tỉnh trong cả nước).
- Các trường hợp đề tài đánh giá khác với tự đánh giá của các hội:
+ Loại mạnh: Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường vừa mới được cũng cố xếp vào loại khá thì đúng hơn là loại mạnh. Ngược lại, so với các hội khoa học lịch sử cấp tỉnh, thành phố,Hội khoa học lịch sử của Sơn La có thể xếp vào loại mạnh.
+ Loại khá và trung bình: Hội điều dưỡng xếp vào loại trung bình thì đúng hơn là loaị khá.
- Cơ cấu: Loại mạnh 4/11 hội, bằng 36%. Loại khá: 2/11 hội, bằng 18%. Loại trung bình 3/11 hội, bằng 27%. Loại yếu 1/11 hội, bằng 9%. Không xếp loại 1 hội.
2. Mức độ yên tâm phấn khởi.
- Có 6/11 hội( 54%) tự đánh giá yên tâm phấn khởi là Hội khuyến học, Hội khoa học lịch sử, Hội ngành nghề nông nghiệp nông thôn, Hiệp hội doanh nghiệp, Hội khoa học cầu đường, Hội dược học. Trong đó có 4 hội được nhà nước hỗ trợ biên chế, kinh phí, phương tiện là Hội khuyến học,
- Có 5/11 hội(46%) tự đánh giá chưa yên tâm phấn khởi là Hội khoa học kinh tế, Hội kiến trúc sư, Hội điều dưỡng, Hội đông y, Chi hội khoa học đất.
- Đề tài cơ bản đồng tình với các đánh giá trên. Riêng Hội dược học, tự xếp loại trung bình, lại thấy yên tâm, phấn khởi là hơi lạc quan.
3. Đánh giá chung.
3. 1. Số lượng các hội (tổ chức xã hội nghề nghiệp liên quan đến khoa học và công nghệ) ở Sơn La còn ít, tất cả đã tham giathành viên của Liên hiệp hội (11/11 hội).
Việc lựa chọn đối tượng để kết nạp hội thành viên không có quy định cứng, thống nhất, mà có sự vận dụng, tuỳ thời điểm và điều kiện của từng địa phương. Các hội thành viên của Liên hiệp hội Sơn La và một số tỉnh, thành phố ít nhiều khác với các địa phương khác. Đó là:
- Tất cả thành viên của Liên hiệp hội đều là tổ chức hội, chưatổ chức đoàn thể, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nào tham gia dưới hình thức hội viên tập thể
- Đa số hội thành viên đều là tổ chức hội của trí thức, vừa phát triển tương đối phổ biến vừa là hội thành viên phổ biến của Liên hiệp hôi các tỉnh, thành phố, có hệ thống hội ngành dọc từ trung ương đến địa phương.
Nhưng có một số hội thành viên không hoàn toàn là tổ chức hội của trí thức nếu xét về tỷ lệ hội viên trí thức trên tổng số hội viên, như Hội khuyến học, Hội ngành nghề nông nghiệp nông thôn, hiệp hội doanh nghiệp.Nhưng về số lượng, đội ngũ trí thức tập trung ở các hội này lại đông, nhất là Hội khuyến học. Đây cũng là những hội mạnh trong phạm vi tỉnh và cả nước. Vì vậy, việc Liên hiệp hội kết nạp các hội này là phù hợp, có tác dụng tích cực.
3.2.Các hội đặc thù hoặc không đặc thù nhưng được nhà nước hỗ trợ ở mức độ khác nhau chiếm tỷ lệ tương đối cao (5/11 hội, chiếm 46%), như Hội khuyến học, Hội lịch sử, Hội ngành nghề nông nghiệp nông thôn, Hội khoa học kinh tế, Hiệp hội doanh nghiệp (nhà nước và doanh nghiệp hỗ trợ). Có 4 Hội được nhà nước hoặc nhà nước và doanh nghiệp hỗ trợ về biên chế, trụ sở, phương tiện, kinh phí, 01 hội được hỗ trợ về kinh phí và chế độ phụ cấp lãnh đạo hội. Có 6 Hội không được hỗ trợ, chiếm 54%.
3.3. Những hội hoạt động tương đối tốt (vào loại khá, mạnh) chiếm 54%, loaị trung bình và yếu chiếm 37%( 01 hội mới thành lập, không xếp hạng, chiếm 9%, ). So với mặt bằng chung, thực trạng các hội thành viên của Liên hiệp hội Sơn La vào loại khá. Qua nghiên cứu tìm hiểu và trực tiếp khảo sát của đề tài, các hội thành viên của Liên hiệp hội các tỉnh, thành phố trong cả nước hoạt động tốt chiếm20-60%, phổ biến30-40%.Hòa Bình 30%, Vĩnh Phúc 20%, Hải Dương 50%, Hải Phòng 60%, Thái Bình 60%, Nghệ An 30%.
Các hội hoạt động tốt( vào loại khá, mạnh) chủ yếu là các hội được nhà nước hỗ trợ. Loại trung bình và yếu chủ yếu là các hội không được hỗ trợ.
3.4. Nền tảng và vị thế của các Hội.
- Nhóm các hội vừa có nền tảng và vị thế: Hội khuyến học, Hội ngành nghề nông nghiệp nông thôn, Hiệp hội doanh nghiệp. Ba hội này thuộc diện đặc thù của địa phương, có hệ thống tổ chức khá chặt chẽ, hoạt động đều ở các cấp, được cấp uỷ và chính quyền, xã hội đánh giá tương đối cao, nhất là Hội khuyến học, Hiệp hội doanh nghiệp. Các hội này cơ bản đã có nền tảng để duy trì, cũng cố và phát triển, không phụ thuộc nhiều vào vị thế và sự thay đổi nhân sự người đứng đầu hội.
- Nhóm các hộitạo được vị thế, nhưng chưa tạo được nền tảng, việc duy trì, cũng cố và phát triển phụ thuộc chủ yếu vào vị thế của chủ tịch hội, của bộ phận thường trực. Đó là 02 hội: Hội Khoa học kinh tế và hội khoa học lịch sử. Hai hội thuộc diện đượcnhà nước hỗ trợvềbiên chế, kinh phí, phượng tiện (đối với Hội khoa học lịch sử), kinh phí, chế độ phụ cấp (đối với hội Khoa học kinh tế). Tuy nhiên, hai hội này chưa tạo được nền tảng. Hoạt động của hai hội chủ yếu là ở bộ phận thường trực, các chi hội còn yếu, một bộ phận khá đông còn hình thức, lỏng lẻo. Chủ tịch Hội khoa học lịch sử là Bí thư tỉnh uỷ, có thể không đảm nhiệm lâu dài. Bộ phận thường trực Hội khoa học kinh tế nguyên là lãnh đạo tỉnh tuổi đã cao (75-85), sức khoẻ hạn chế. Thế hệ chuyển tiếp của thường trực Hội sẽ không còn giữ được vị thế như thế hệ cũ. Trong tương lai có thể phát sinh khó khăn.
- Nhóm cáchội chưa tạo được nền tảng, vị thế, nhưng có yếu tố để duy trì và phát triển từng mặt. Đó là Hội khoa học cầu đường, Hội kiến trúc sư, Hội Dược học, Hội điều dưỡng, Hội đông y, Chi hội khoa học đất. Các hội này chưa có thể tạo được sự đột phá, nhưng cũng không phát sinh thêm khó khăn. Có thể duy trì, cũng cố và ít nhiều cải thiện được tình hình. Hội khoa học cầu đường, đã có có trung tâm tư vấn thuộc hội để làm chỗ dựa cho hội; Hội Đông y cũng có triển vọng mở phòng khám của hội.... Vị thế nhân sự chủ chốt của Hội Dược học, Hội Điều dưỡng có thể được cải thiện. Khó khăn nhất là Chi hội khoa học đất.
----------------------