No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Báo cáo chuyên đề
Lượt xem: 3166
thuộc phạm vi đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh, mã số KX-11-2011:\r\n“Thực trạng và giải pháp phát triển tổ chức Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La giai đoạn 2010-2015 và đến năm 2020”

A. VỀ TIỀM NĂNG THÀNH LẬP CÁC HỘI MỚI.



I. TRỌNG ĐIỂM ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT CÁC HỘI TIỀM NĂNG


1. Các hội thuộc danh mục đã được định hướng thành lập mới tại quyết định số 3326/QĐ-UBND ngày 27/12/2011 của UBND tỉnh về việc ban hành chương trình hành động thực hiện Kế hoạch số 177-KH/TU ngày 18 /8/2010 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Sơn La về việc tổ chức học tập, quán triệt và thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bao gồm các hội:


Hội tin học, Hội cựu Giáo chức, Hội luật gia, Hội Đông y, Hội tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và một số hội khác…( 2010-2015).

2. Các hội đã có Hội ngành dọc Trung ương và đã phát triển tương đối phổ biến ở các tỉnh, thành phố trong cả nước. Qua tìm hiểu, nghiên cứu và trực tiếp làm việc với một số tỉnh, đã xác định được các Hội( sắp xếp thứ tự theo mức độ phổ biến):


Hội luật gia(62/62 tỉnh,TP), Hội đông y (62/62), Hội cựu Giáo chức(60/62), Hội y học(55/62), Hội bảo vệ môi trường(37/62), Hội tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng( 34/62), Hội tin học(33/62), Hội di sản Văn hóa(31/62), Hội các phòng thử nghiệm(28/62), Hiệp hội du lịch(20/62), Hội doanh nhân trẻ(20/62), Hội thầy thuốc trẻ(10/62)....

3. Chứcnăng, nhiệm vụ chủ yếu của một số hội ngành chủ yếu có ở cấp trung ương và đã phát triển tương đối phổ biến ở các tỉnh, thành phố.

( Tính chất, tôn chỉ, mục đích, chức năng nhiệm vụ chủ yếu của Hội ngành trung ương và Hội ngành cấp tỉnh cơ bản như nhau, chỉ khác nhau về vị thế và pham vi hoạt động)



Hội Luật gia.


1. Tính chất:

- Là một tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp

- Hội đặc thù trong phạm vi cả nước.


2. Tôn chỉ mục đích.

-Hội Luật gia Việt Nam đoàn kết, tập hợp rộng rãi các luật gia đã và đang làm công tác pháp luật trong cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức văn hoá, tổ chức giáo dục, đơn vị vũ trang nhân dân, tự nguyện hoạt động cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quyền tự do, dân chủ của nhân dân, góp phần xây dựng nền khoa học pháp lý, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

-Hội Luật gia Việt Nam mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các tổ chức luật gia trên thế giới và các tổ chức khác theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước vì mục đích chung là hoà bình, hợp tác và phát triển.

-Hội Là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam dưới sự lãnh đạo cảu Đảng Cộng sản Việt Nam. Là thành viên của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.


3.Chức năng, nhiệm vụ

- Tập hợp vào Hội những người đã và đang làm công tác pháp luật trong cả nước; xây dựng Hội vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và nghề nghiệp;

- Tham gia xây dựng pháp luật; nghiên cứu khoa học pháp lý; tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật; kiến nghị với cơ quan Nhà nước về những vấn đề xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật;

- Tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho hội viên, cán bộ, công chức và nhân dân; tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và các đối tượng chính sách; thành lập các tổ chức tư vấn pháp luật theo quy định của pháp luật; tham gia một số hoạt động quản lý Nhà nước theo quy định của pháp luật;

- Tham gia những hoạt động chính trị, pháp lý phục vụ nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; phản ánh tâm tư nguyện vọng của giới luật gia Việt Nam; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức pháp lý, đạo đức nghề nghiệp cho hội viên;xuất bản và phát hành sách, tạp chí, báo pháp luật đáp ứng yêu cầu hoạt động đối nội và đối ngoại của Hội;

- Tham gia các hoạt động quốc tế phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội. Vận động luật gia là người Việt Nam định cư ở nước ngoài góp phần xây dựng đất nước.


4. Mức độ phát triển

- Hội thành lập năm 1955, là thành viên của tổ chức Hội luật gia thế giới. Đến nay đã có trên 100 tổ chức hội, chi hội cơ quan Trung ương, 62 Hội tỉnh, thành phố với hàng trăm chi hội với trên 3 vạn hội viên.. Hôi có gần 30 biên chế chuyên trách, với 12 đơn vị trực thuộc. Các tỉnh miền núi đều đã thành lập hội, kể cảĐiện Biên, Lai Châu. Chỉ còn Sơn La chưa có


Hội tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.


1.Tính chất.

-Hội là tổ chức xã hội nghề nghiệp

-Không đặc thù.

- Hội có luật làm cơ sở: Luật tiêu chuẩn, chất lượng; Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.


2.Tôn chỉ, mục đích

Là một tổ chức không vì mục đích lợi nhuận, tự nguyện của những người hoạt động trong các lĩnh vực tiêu chuẩn hoá, chất lượng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm giúp đỡ nhau nâng cao trình độ nghề nghiệp, xây dựng và áp dụng các biện pháp kỹ thuật, công nghệ trong lĩnh vực tiêu chuẩn hoá, chất lượng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.


3.Chức năng, nhiệm vụ

- Đoàn kết, tập hợp hội viên nhằm đẩy mạnh các hoạt động tiêu chuẩn hoá, chất lượng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong cả nước.

- Bồi dưỡng, nâng cao trình độ về tiêu chuẩn hoá, chất lượng và các kiến thức về tiêu dùng và bảo vệ người tiêu dùng cho hội viên nhằm góp phần tạo ra những hàng hoá, dịch vụ đảm bảo chất lượng, nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

- Tuyên truyền, giáo dục người tiêu dùng về những quyền và trách nhiệm của họ, nâng cao kiến thức về tiêu dùng, xây dựng phong cách tiêu dùng lành mạnh cho mọi người, tổ chức và giúp đỡ người tiêu dùng tự bảo vệ quyền lợi của mình.

- Tham gia và kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước về các chủ trương, chính sách, phương hướng, kế hoạch và biện pháp nhằm phát triển công tác tiêu chuẩn hoá, chất lượng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Hợp tác với các cơ quan, tổ chức có liên quan tới tiêu chuẩn hoá, chất lượng và bảo vệ người tiêu dùng, với các hội quần chúng trong nước và các tổ chức nước ngoài và quốc tế trên cơ sở tôn chỉ, mục đích của Hội và của pháp luật.


4. Mức độ phát triển.

-Hội thành lập năm 1988, là hội thành viên của Liên hiệp các Tổ chức ng­ười tiêu dùng Quốc tế. Đến nay đã có 34 hội tỉnh, thành phố với hàng trăm hội, chi hội cấp huyện....Tổng số hội viên có gần 2 vạn người.



Hội tin học.

1. Tính chất.


-Là tổ chức xã hội nghề nghiệp.


-Không thuộc diện đặc thù.

.2. Tôn chỉ, mục đích.

- Hội Tin học Việt Nam là tổ chức tự nguyện của các cá nhân, tập thể hoạt động nghiên cứu, đào tạo, phổ biến, ứng dụng, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong trong lĩnh vực Công nghệ thông tin - Truyền thông (sau đây viết tắt là CNTT-TT) và những người quan tâm đóng góp hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển CNTT-TT của Việt Nam.

- Mục đích của Hội là tập hợp lực lượng để góp phần đẩy mạnh nghiên cứu, đào tạo, phổ biến, ứng dụng và phát triển CNTT-TT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

3. Chức năng, nhiệm vụ.

1. Động viên tinh thần tích cực và khả năng sáng tạo của hội viên nhằm thúc đẩy việc ứng dụng và phát triển CNTT-TT sử dụng những thành tựu của CNTT-TT phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước đồng thời giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên trong hoạt động CNTT-TT.

2. Tổ chức và giúp đỡ hội viên trong các hoạt động liên kết kinh tế - khoa học và ứng dụng CNTT-TT, các loại hình sản xuất, dịch vụ CNTT-TT qua đó góp phần tạo thêm việc làm cho hội viên.

3. Tạo điều kiện cho hội viên nâng cao trình độ nghiệp vụ bằng nhiều hình thức khác nhau (như mở các lớp bồi dưỡng chuyên đề, các câu lạc bộ khoa học kỹ thuật về CNTT-TT, cấp học bổng tu nghiệp, tổ chức tham quan khảo sát ở trong nước và nước ngoài, trao tặng các giải thưởng CNTT-TT). Tạo điều kiện cho mọi đối tượng công tác, học tập, nghiên cứu và ứng dụng CNTT-TT trong mọi lĩnh vực kinh tế, sản xuất và đời sống.

4. Xuất bản ấn phẩm các loại về CNTT-TT theo quy định của pháp luật. Tổ chức thông tin khoa học kỹ thuật về CNTT-TT. Phổ biến rộng rãi kiến thức cơ bản, thành tựu mới, công trình nghiên cứu và sáng chế, phát minh trong nghiên cứu và ứng dụng CNTT-TT cho hội viên và mọi người dân.

5. Liên hệ với các hội và các tổ chức CNTT-TT ở nước ngoài để đẩy mạnh hợp tác quốc tế về CNTT-TT, tạo điều kiện cho hội viên gặp gỡ, trao đổi và hợp tác với các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực CNTT-TT ở các nước và các tổ chức quốc tế theo quy đình của pháp luật . Tập hợp, khuyến khích và động viên người Việt Nam ở nước ngoài tham gia nghiên cứu, ứng dụng và sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về CNTT-TT ở trong nước.

6. Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức quần chúng khác để kiến nghị, đề xuất về chính sách phát triển và ứng dụng CNTT-TT về phương hướng, kế hoạch và biện pháp tổ chức thực hiện về nội dung và chương trình giảng dạy CNTT-TT ở các cấp học giới thiệu những hội viên có năng lực vào các tổ chức nghiên cứu, giảng dạy và ứng dụng CNTT-TT của Nhà nước.

7. Tư vấn, phản biện và giám định xã hội các dự án, công trình, đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực CNTT-TT của Nhà nước và xã hội.

8. Tích cực tham gia các hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

4. Mức độ phát triển.

-Thành lập năm 1988. Đến nay đã có, hơn 20 chi hội TW trong các Bộ-Ngành-Viện-Trường, gần 50 các đơn vị hội viên tập thể là pháp nhân có quy mô hoạt động liên tỉnh và toàn quốc, 5 đơn vị hoạt động khoa học công nghệ trực thuộc,33 Hội Tin học tỉnh, thành phố với gần 30.000 hội viên. Hiện có 10 Ban vận động chuẩn bị thành lậpHội tin học tỉnh, thành phố, Bộ, Ngành....



Tổng Hội y học Việt Nam.


1. Tính chất.

- Hội là tổ chức xã hội nghề nghiệp

- Hội thuộc diện đặc thù trong phạm vi cả nước.


2.Tôn chỉ, mục đích


Là tổ chức xã hội nghề nghiệp của những thầy thuốc, nữ hộ sinh, điều dưỡng viên là công dân Việt Nam, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận và tuân thủ pháp luật của Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hội tập hợp, đoàn kết tất cả những công dân Việt Nam phục vụ trong ngành y trong nước và nước ngoài để trao đổi thông tin, kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ, áp dụng và cải tiến các giải pháp về khoa học y học. Tổng Hội cũng hỗ trợ tất cả những cơ sở tư nhân, các doanh nghiệp trong cả nước góp phần tích cực và có hiệu quả trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.


3.Chức năng, nhiệm vụ

Nhiệm vụ trọng tâm của Tổng Hội trong suốt hơn nửa thế kỷ qua là xuất bản các tạp chí quan trọng đại diện cho nền y học Việt Nam bao gồm: Tạp chí Y học Việt nam, Tạp chí Nội khoa, Tạp chí Ngoại khoa, Tạp chí Revue Medicale, Tạp chí Y học Dự phòng, Tạp chí Sinh lý học.

- Thực hiện chức năng tư vấn, phản biện và giám định xã hội trong lĩnh vực y học và y tế cho các cơ quan của Đảng và Nhà nước.

- Tham gia và kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước về chủ trương, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, các biện pháp trong các chiến lược về y tế ngắn ngày, dài ngày.

- Tổ chức và mở rộng các hoạt động thông tin, trao đổi nghiệp vụ, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiến thức cho các hội viên và các hội thành viên về: y đức, y đạo, các kỹ thuật mới nhằm nâng cao không ngừng kiến thức cho toàn bộ các thành viên của mình.

- Đại diện cho hội viên trong các hoạt động liên quan đến tôn chỉ mục đích và nhiệm vụ của tổng hội, đứng ra bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên khi cần thiết.

- Hợp tác với các cơ quan, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực y học, y tế trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật. Tổng Hội Y học Việt Nam là thành viên chính thức của Hội Y học thế giới và Hội Y học Đông Nam Á.

- Khen thưởng và kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khen thưởng cho hội viên cá nhân và hội viên tập thể có thành tích trong việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công tác hội.

4.Mức độ phát triển.

- Thành lập năm 1995, là thành viên của hội y học thế giới. Đến nay đã có 43 hội chuyên khoa TW và 55 Hội y học tỉnh và thành phố với gần 10 vạn hội viên.. Còn 8 tỉnh chưa thành lập hội y học, trong đó có sơn La.



Hội cựu giáo chức.


1. Tính chất.

-Tổ chức xã hội nghề nghiệp

-Không thuộc diện Hội đặc thù.

2. Tôn chỉ mục đích của Hội.

Hội Cựu giáo chức tổ chức xã hội - nghề nghiệp của những người trước đây là nhà giáo, cán bộ, công nhân, nhân viên làm việc ở các trường học, cơ sở giáo dục, Dạy nghề và cơ quan quản lý Giáo dục-Đào tạo trong các thời kỳ đang sinh sống tại tỉnh Phú Yên, tự nguyện gia nhập Hội. Hội Cựu giáo chức Phú Yên được thành lập nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên; động viên hội viên phát huy truyền thống yêu nước, truyền thống nhà giáo, phát huy năng lực trí tuệ và phẩm chất tốt đẹp của nhà giáo Việt Nam; tiếp tục góp phần thực hiện chiến lược phát triển giáo dục-đào tạo phục vụ nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh nhà vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

3. Chức năng,nhiệm vụ của Hội.

-Tập hợp, đoàn kết và đại diện cho tất cả giáo chức đã nghỉ hưu hoặc nghỉ việc trong phạm vi của tỉnh; phát huy tiềm năng trí tuệ, kinh nghiệm của hội viên để tham gia các hoạt động giáo dục-đào tạo.

-Bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của hội viên; tạo điều kiện để hội viên giao lưu tình cảm, chăm sóc giúp đỡ nhau về tinh thần, vật chất, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn trong cuộc sống, giữ gìn và phát huy bản chất, truyền thống Cách mạng của dân tộc, truyền thống của giáo chức Việt Nam. Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

4. Mức độ phát triển.

Thành lập năm 2004./2004. Đến nay đã phát triển tổ chức đến 60 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương với 422 quận, huyện, thị xã và 5.188 xã, phường, thị trấn và đến 40 trường đại học, cao đẳng, Học viện trong toàn quốc; tập hợp được khoảng 200.000 hội viên tham gia hoạt động trong các tổ chức cơ sở của hội.



Hiệp hội du lịch


1.Tính chất.

-Tổ chức xã hội nghề nghiệp.

-Không phải tổ chức đặc thù.


2. Tôn chỉ, mục đích.


- Hiệp hội Du lịch Việt Nam là một tổ chức tự nguyện phi chính phủ của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và công dân Việt Nam hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực du lịch.

- Mục đích của Hiệp hội là liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau về kinh tế - kỹ thuật về kinh doanh dịch vụ, tạo bình ổn thị trường, nâng cao giá trị chất lượng, sản phẩm du lịch, khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước của hội viên; đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Hội viên.

- Hiệp hội Du lịch Việt Nam hoạt động trong phạm vi cả nước và ở nước ngoài theo quy định của pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều lệ của Hiệp hội.


3. Chức năng, nhiệm vụ của Hiệp hội

- Tuyên truyền giáo dục để hội viên hiểu rõ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và

của Tổng cục Du lịch về xây dựng, phát triển ngành Du lịch Việt Nam.


Tham gia tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, danh lam thắng cảnh,

con người, truyền thống văn hoá và lịch sử của dân tộc Việt nam với bạn bè quốc tế, xúc tiến du lịch.

Tham gia xây dựng chiến lược phát triển ngành Du lịch Việt Nam khi được yêu cầu.

- Đại diện cho hội viên kiến nghị với Nhà nước về những chủ trương, chính sách, biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện phát triển ngành Du lịch và bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của hội viên, giải quyết các trường hợp, vụ việc gây thiệt hại đến quyền lợi của Ngành và của hội viên theo thẩm quyền của Hiệp hội; thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật.

-Động viên sự nhiệt tình và khả năng sáng tạo của hội viên; hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ nhau về kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động, kinh doanh du lịch trên cơ sở trao đổi kinh nghiệm, phổ biến và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến; đoàn kết giúp đỡ nhau trong khó khăn.

-Hỗ trợ tư vấn cho các tổ chức và hội viên của Hiệp hội trong quá trình sắp xếp lại tổ chức; cung cấp thông tin về kinh tế, thị trường liên quan đến du lịch để hội viên tổ chức kinh doanh đạt hiệu quả và phát triển bền vững.


4. Mức độ phát triển.

-Thành lập năm 2002. Đến nay Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã có trên 260 hội viên trực tiếp và 20 Hiệp hội ở các tỉnh, thành phố với hàng trăm các chi hội, câu lạc bộ ngành nghề khác nhau đưa tổng số hội viên của Hiệp hội lên gần 1.000 doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực của ngành du lịch như lữ hành, khách sạn, vận chuyển, hội chợ - quảng cáo, công nghệ thông tin du lịch, hàng lưu niệm (kể cả sản phẩm làng nghề và thủ công mỹ nghệ), vui chơi giải trí, các trường du lịch, v.v…

-Hiệp hội Du lich Việt Nam là thành viên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) , thành viên Hiệp hội Du lịch Đông Nam Á (ASEANTA).


Hội bảo vệ môi trường.


1.Tính chất.

-Hội là tổ chức xã hội nghề nghiệp.

-Hội không thuộc diện đặc thù.

-Có luật bảo vệ môi trường làm chỗ dựa.


2.Tôn chỉ, mục đích


Là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của những người quan tâm cống hiến hoặc hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ thiên nhiên và môi trường. Mục đích nhằm tập hợp và huy động cá nhân và tổ chức xã hội ở Việt Nam tham gia các hoạt động phục vụ cho việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trường, góp phần vào sự phát triển lâu bền của đất nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần bảo vệ môi trường khu vực và thế giới.


3.Chức năng, nhiệm vụ

-Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về bảo vệ thiên nhiên và môi trường (BVTNMT) trong nhân dân, góp phần đưa nội dung BVTNMT vào chương trình giảng dạy trong các trường học.

-Vận động nhân dân thực hiện đúng luật pháp, tích cực đóng góp công sức cho các hoạt động BVTNMT và xây dựng phong trào quần chúng BVTNMT, đấu tranh chống mọi hành vi vi phạm pháp luật và các quy định về BVTNMT. Huy động và tổ chức hội viên: tham gia xây dựng và thực hiện các chính sách, luật pháp và biện pháp liên quan đến BVTNMT;

-Thực hiện các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội cho các cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh doanh về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội.

-Tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về BVTNMT.

-Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Hội và hội viên.

- Gây quỹ hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động của Hội, nhận tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.

- Hợp tác với các Hội và tổ chức xã hội khác của Việt Nam, các cá nhân và tổ chức của người Việt Nam ở nước ngoài, các cá nhân và tổ chức của các nước và tổ chức quốc tế để thực hiện tốt việc BVTNMT ở Việt Nam và góp phần BVTNMT khu vực và thế giới. Tham gia là thành viên của các tổ chức, hiệp hội khu vực và quốc tế hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.


4.Mức độ phát triển phổ biến.

Thành lập năm 1988, là thành viên của Hiệp hội bảo vệ môi trường khu vực và thế giới. Đến nay có gần 50 hội, chi hội chuyên ngành trung ương, 37 hội cấp tỉnh, thành phố với trên 3 vạnhội viên.



Hội các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam.


Trung ương Đoàn TNCSHCM và hội liên hiệp thanh niên Việt Nam có hệ thống tổ chức mạnh và rộng khắp, rất thuận lợi cho việc chỉ đạo, tuyên truyền, vận động thành lập các hội trực thuộc.

Hội các nhà doanh nghiệp trẻ thành lập năm 2002. Đến nay đã có gần 1000 hội viên là doanh nhân trẻ. Gần 20 tỉnh, thành phố đã thành lập hội doanh nghiệp trẻ.


1. Tôn chỉ, mục đích.

Hội là tổ chức xã hội nghề nghiệp của doanh nghiệp trẻ cả nước. Hội được thành lập nhằm mục đích đại diện cho lợi ích của doanh nghiệp trẻ, tư vấn, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trẻ, nghiên cứu tham mưu với Đoàn, Hội LHTN Việt Nam, với Chính phủ, Nhà nước về những vấn đề của doanh nghiệp trẻ, giáo dục, tổ chức, động viên doanh nghiệp trẻ tham gia phát triển kinh tế xã hội khác vì sự nghiệp phát triển của doanh nghiệp trẻ. Hội hoạt động dựa trên cơ sở tự nguyện, tự quản, hiệp thương và thống nhất hành động. Hội viên của Hội là công dân Việt Nam từ 18 đến 45 tuổi, đang là thành viên lãnh đạo, đại diện cho doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh tế được thành lập và đăng ký hoạt động theo pháp luật Việt Nam, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện xin gia nhập Hội và được xét kết nạp làm hội viên của Hội. Hội tổ chức hàng loạt hoạt động chung, nhưng việc liên hệ với các thành viên cũng như theo dõi hoạt động của các doanh nghiệp thành viên chủ yếu do các hội cấp tỉnh thành thực hiện. Văn phòng Trung ương Hội điều phối hoạt động của tất cả các Hội địa phương, vận động hành lang và tham gia vào hoạch định chính sách. Hội rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội và xoá đói giảm nghèo. Hội tổ chức nhiều phái đoàn thương mại, bao gồm cả những đoàn đi nước ngoài và là cầu nối giữa các công ty Việt Nam với các đối tác nước ngoài.

2.Chức năng của Hội

- Đại diện cho lực lượng doanh nghiệp trẻ Việt Nam trong các quan hệ trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên

-Hỗ trợ các doanh nghiệp trẻ Việt Nam trong phát triển nghề nghiệp, trong hợp tác đầu tư, phát triển kinh doanh, trong học tập nâng cao kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và trình độ quản lý, điều hành doanh nghiệp.

- Bồi dưỡng nâng cao nhận thức chính trị cho hội viên, đoàn kết, tập hợp và phát triển lực lượng doanh nghiệp trẻ, phát huy vai trò và nguồn lực của giới doanh nghiệp trẻ Việt Nam.

- Là diễn đàn cung cấp, trao đổi thông tin, ý kiến giữa các nhà doanh nghiệp trẻ với các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội và doanh nghiệp khác.

3.Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội

-Đoàn kết, tập hợp các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam trong và ngoài nước, hỗ trợ hội viên mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh với nhau và với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác.

-Tổ chức các hoạt động hỗ trợ hội viên nâng cao trình độ quản lý, điều hành doanh nghiệp, phát triển hoạt động kinh doanh, phát triển doanh nghiệp.

- Phản ánh nhu cầu, nguyện vọng, đề xuất, kiến nghị của các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam với Đảng, Nhà nước, Đoàn thanh niên và các tổ chức hữu quan về những chủ trương, chính sách và các vấn đề liên quan đến giới doanh nghiệp trẻ Việt Nam.

- Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, chăm lo phát triển lực lượng doanh nghiệp trẻ cho đất nước.

- Tổ chức hướng dẫn cho hội viên tham gia các hoạt động xã hội và các chương trình hoạt động thanh niên của Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam.

- Tổ chức các hoạt động giao lưu, hợp tác với các tổ chức doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nước ngoài theo các quy định của pháp luật, góp phần tích cực vào quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.


II. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT.

1. Điều tra xã hội học.

1.1. Điều tra xã hội học 200 đối tượng( trí thức khoa học công nghệ) ở 11 đơn vị để tìm hiểu về nhu cầu, nguyện vọng tham gia thành lập một số hội mới(hội chuyên ngành).

Các đơn vị có người được điều tra gồm:


Văn phòng Tỉnh ủy, Sở KHCN, Chi cục TCĐLCL, Trung tâm ứng dụng ( thuộc sở KHCN), Sở thông tin và truyền thông. Điều tra về nhu cầu, nguyện vọng tham gia thành lập Hội tin học, Sở Tư pháp, Tòa án, Viện Kiểm sát, Chi cục thi hành án,Sở Giáo dục đào tạo, UBND thành phố.

1.2.Kết quả điều tra:

Đại đa số những người được điều tra đều có nhu cầu tham gia thành lập các hội mới: Hội tin học, Hội luật gia, Hội tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Hội cựu giáo chức và một số hội khác.

Cụ thể, trong tổng số 200 người được điều tra, số người(lượt người) sẵn sàng tham gia thành lập các hội như sau:


- Hội tin học: 69


- Hội Tiêu chuẩn bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: 71


- Hội Luật gia: 70


- Hội cựu giáo chức:22


- Các hội khác( Hội khoa học giáo dục, Hội địa lý, Hội bảo vệ môi trường, Hội văn hóa dân tộc( Hội di sản)...: Bình quân mỗi hội 15- 20 lượt người.

2. Khảo sát, hội thảo vớicác ngành.



2.1.Khảo sát, hội thảo, làm việcvới các ngành.

Đã khảo sát, hội thảo với lãnh đạo cơ quan, cấp ủy, công đoàn các ngành về khả năng thành lập hội mới.

Bao gồm 9 ngành:


Sở KHCN, Chi cục TCĐLCL, Sở TT&TT, Sở Tư pháp, Sở VHTTDL, Sở Y tế, Bệnh viện YHCT, Tỉnh đoàn TNCS HCM, Hội liên hiệp TN, Sở Giáo dục -Đào tạo, Sở tài nguyên môi trường, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn.


2.2. Kết quả khảo sát.







































































































































TT





Ngành, đơn vị





Các Hội tiềm năng




Nhất trí thành lập hội




Dự kiến thời gian thành lập





Mức độ chuẩn bị


1


Sở Y tế,

Bệnh viện YHCT



Hội Đông y



+



2011-2012


Ở thời điểm kh.sát đã ch/bị H.sơ. Đến nay đã đại hội thành lập vào tháng 4/2011


Hội thầy thuốc trẻ


+


2011


Đã có ban vận động


Hội y học


+


2012-15


Hội ngành Trung ương đã hướng dẫn


2.


Tỉnh đoàn,

Hội liên

hiệp thanh niên


Hội thầy thuốc trẻ


+


2011


Đã có ban vận động


H.hội D.nghiệp trẻ


+


2012


T.Đoàn, Hội LHTN đã có nghị quyết.


Hội tin học trẻ


+


Sau 2012


T.Đoàn, Hội LHTN đã có nghị quyết.


Hội KHCN trẻ


+


Sau 2012


T.Đoàn, Hội LHTN đã có nghị quyết.


3


Sở

Tư pháp


Hội luật gia


+


2011


Sở đã có tờ trình tỉnh ủy, UBND tỉnh Đã có quyết định công nhận ban vận động



4


Sở

TT&TT



Hội tin học


+


2011


Đã thống nhất trong nội bộ ngành. Đã có danh sách các hội viên tiềm năng


5


Sở KHCN, Chicục TCĐLCL


H HộiTC, bảo vệ người tiêu dùng


+



2011-2012



Đã Hội nghị tư vấn về việc chuẩn bị thành lập Hội. Đã đi tìm hiểu kinh nghiệm các tỉnh.


HHộicác phòng

Thử nghiệm


+



2011-2015





6



Sở GD-ĐT


HHội cựu giáo chức


+


2011


Đã có ban vận động, đã chuẩn bị hồ sơ


H Hội tâm lý G.dục










7




Sở VHTTDL



Hiệp hội du lịch



+


2011-2012


Đ Đã trình UBND tỉnh năm 2008. Nay chuẩn bị trình lại




Hội bảo tồn

văn hóa dân tộc




+



2011-2012


SSở Nội vụ đã trình UBND tỉnh. UBND tỉnh yêu cầungành VHTTDL có văn bản tư vấn liên ngành..


8


Sở

NN-PTNT


Hội thủy lợi

Hội lâm. nghiệp

Hội Ch.nuôi-Thú y



+

+

+


2012-2015


Không chắc và chưa sẵn sàng bằng các ngành khác.


9


Sở TN-MT


Hội bảo vệ M.T


+


2012-2015


Có điều kiện, nhưng chưa sẵn sàng bằng các ngành khác.



3. Khảo sát, hội thảo với các huyện.

3.1. Đã khảo sát, hội thảo với các huyện: Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu.

Làm việc với thường trực huyện Ủy, UBND huyện, các Ban đảng, Phòng Nội vụ. Các huyện đều thống nhất, nếu các Hội ngành cấp tỉnh được thành lập thìcác Hội, Chi hội cấp huyện có khả năng thành lập gồm có:



Hội( Chi hội) Luật gia, Hội( Chi hội) tin học, Hội( Chi hội) Tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng, Hội( Chi hội) bảo vệ môi trường, Hội( Chi hội) cựu giáo chức, Chi hội Đông y, Chi hội y học

4. Kết luận


2.1. Các Hội tiềm năng số 1gồm có:

- Hội đông y( đã thành lập), Hội Luật gia, Hội tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Hội tin học, Hội cựu giáo chức, Hiệp hội du lịch, Hội thầy thuốc trẻ, Hội di sản văn hóa.

(Các hội trên có khả năng thành lập nhất, một số có thể thành lập trong năm 2011-2012).


2.2. Các hội tiềm năng số 2

-Hội Y học, Hội doanh nghiệp trẻ, Hội bảo vệ môi trường, Hội các phòng thử nghiệm...

(Các hội trên có khả năng thành lập muộn hơn từ năm 2012 trở đi đến năm 2014, 2015.).


2.3. Các hội tiềm năng số 3:

-Hội tin học trẻ, Hội khoa học công nghệ trẻ, Hội khoa học tâm lý giáo dục, Hội địa lý, Hội Thủy lợi, Hội Lâm nghiệp, Hội chăn nuôi thú y.....

(Các hội trên có khả năng thành lập muộn hơn, chủ yếu sau năm 2015)

B. TIỀM NĂNG HỘI VIÊN TẬP THỂ.



I. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ THỰC TẾ.

1. Khái niệm Hội viên tập thể.

Hộithành viên chính thức của Liên hiệp các hội KH &KT bao gồm:

- Các Hội chuyên ngành ( tổ chức xã hội nghề nghiệp của trí thức chuyên ngành)

- Các hội viên tập thể.

Hội viên tập thể là các tổ do nhà nước, tập thể hoặc cá nhân thành lập, tán thành Điều lệ và tự nguyện tham gia ổ chức hội ( Hội, Liên hiệp các hội). Bao gồm các tổ chức khoa học công nghệ, các trung tâm sự nghiệp, các trường đại học, cao đẳng, các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội có quan hệ phối hợp chuyên môn với hội, Liên hiệp hội.

Hội viên tập thể được hưởng quyền và nghĩa vụ là Hội thành viên viên chính thức của Hội, Liên hiệp hội, được biểu quyết các vấn đề của Hội, Liên hiệp hội,vàđược bầu cử, ứng cử vào Ban chấp hành, Ban kiểm tra Hội, Liên hiệp hội

Các hội chuyên ngành có các hội viên cá nhân( thể nhân) và hội viên tập thể (pháp nhân). Còn Liên hiệp hội có các hội thành viên chuyên ngành và hội viên tập thể, tất cả đều là pháp nhân.

2. Căn cứu pháp lý.


Tại Điều 16Nghị định 45/NĐ-CP 21 tháng4 năm 2010 của Chính phủ Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hộiđã có điểm quy định về Hội viên chính thức như sau:


Công dân, tổ chức Việt Nam tán thành điều lệ hội, tự nguyện gia nhập hội, có đủ tiêu chuẩn hội viên theo quy định của điều lệ hội có thể trở thành hội viên chính thức của hội.

Nghị định cũng quy định về Hội viên liên kết và hội viên danh dự ( Điều 17):



1. Các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài (sau đây gọi chung là doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài) hoạt động tại Việt Nam, có đóng góp cho sự phát triển của hiệp hội, tán thành điều lệ hiệp hội, thì được hiệp hội của các tổ chức kinh tế xem xét, công nhận là hội viên liên kết.


2. Công dân, tổ chức Việt Nam không có điều kiện hoặc không có đủ tiêu chuẩn trở thành hội viên chính thức của hội, tán thành điều lệ hội, tự nguyện xin vào hội, được hội công nhận là hội viên liên kết hoặc hội viên danh dự.


3. Hội viên liên kết, hội viên danh dự được hưởng quyền và nghĩa vụ như hội viên chính thức của hội, trừ quyền biểu quyết các vấn đề của hội và không được bầu cử, ứng cử vào ban lãnh đạo, ban kiểm tra hội.


4. Thủ tục kết nạp, quyền, nghĩa vụ của hội viên liên kết, hội viên danh dự do điều lệ hội quy định.

Nghị định không quy định cụ thể về Hội viên tập thể, vì Hội viên tập thể nằm trongphần quy định chung về hội viên và hội thành viênchính thức.

Quyết định của các cấp có thẩm quyền về thành lập các tổ chức sự nghiệp Khoa học công nghệ, trường đại học, viện nghiên cứu... không có điều khoản nào cấm các tổ chức đó thành lập Hội hoặc tham gia Hội với tư cách hội viên tập thể. Công dân và tổ chức không được làm những điều nhà nước cấm, còn những điều không bị cấm đều có quyền làm, nếu có nhu cầu, điều kiện và tự nguyện.

3. Căn cứ thực tế.

Thực tế nhiềuHội chuyên ngành trung ương và địa phương kết nạp chủ yếu là Hội viên tập thể, rất ít nơi kết nạp Hội viên danh dự, Hội viên Liên kết( Điều kiện cũng không hấp dẫn đối với các đối tượng vận động tham gia). Vì vậy, đề tài chỉ tập trung vào đối tượng tiềm năng về Hội viên tập thể.


3.1. Các hội ngành Trung ương.

- Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (viết tắt là VNISA) đã ra đời và là tổ chức xã hội nghề nghiệp phi lợi nhuận đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực bảo mật thông tin được nhà nước Việt Nam công nhận.

Hiệp hội có 61hội viên tập thể gồm doanh nghiệp, và các tổ chức hành chínhsự nghiệp sau:

Cục công nghệ tin học Ngân hàng; Cục Tin học và Thống kê Tài Chính DFIS; Trung tâm Khoa học kỹ thuật công nghệ quân sự; Khoa Antoàn thông tin - Học viện Kỹ thuật mật mã; Khoa Công nghệ thông tin - Học viện KTQS; Cục Cơ yếu 893 – Ban Cơ yếu Chính phủ; Đai hoc Khoa học Tự nhiên- ĐHQG TPHCM; Viện CNTT Bộ Quốc Phòng


- Tổng hội xây dựng Việt Nam

Có hơn 20 Hội viên tập thể là các viện, trung tâm nghiên cứu, các cơ sở đào tạo


- Hội tin học Việt nam

Quy chế Hội viên tập thể của Hội tin học Việt nam ngày 24/3/2006 xác định: Các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, có tư cách pháp nhân, có quy mô hoạt động liên tỉnh hoặc toàn quốc, tán thành tôn chỉ mục đích và Điều lệ hội đều có thể xin gia nhập Hội


3.2. Hội chuyên ngành cấp tỉnh, thành phố:


-Hội khoa học xây dựng TP HCM.


Có 87 Hội viên tập thể: Trong đó có Phân viện nghiên cứu KHKT bảo hộ lao động TP HCM; Khoa kỹ thuật xây dựng-Đại học bách khoa TP HC; Phân viện khoa học kỹ thuật xây dựng cơ bản miền Nam; Viện quy hoạch xây dựng TP HCM; Viện khoa học thủy lợi miền Nam....

- Hội tin học tỉnh Hậu Giang, Hội tin học Khánh hòa, Hội kế toán TP HCM...đều có Hội viên tập thể là đơn vị sự nghiệp công lập

3.2. Liên hiệp các hội KHKT.

- Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt nam chưa thấy có các hội viên tập thể.

- Ở cấp địa phương bước đầu có một số Liên hiệp các hội KH&KT kết nạp hội viên tập thể. Như Liên hiệp các hội KH&KT Hải dương, có 11 hội viên tập thể, bao gồm: các trường đại học, cao đẳng, trung tâm khoa học công nghệ, Liên đoàn lao động tỉnh, tỉnh đoàn thanh niên CS HCM, Hội liên hiệp TN, Hội nông dân và một số doanh nghiệp.


II. ĐIỀU KIỆN THAM GIA.

1. Điều kiện chung.

1.1. Đơn vị có tư cách pháp nhân

1.2. Đơn vị phần lớn là trí thức KHCN, hoặc tập trung nhiềutrí thức KHCN , hoặc có quan hệ phối hợp nhiều với Liên hiệp hội

1.3. Người đại diện có trình độ đại học trở lên

1.4. Tự nguyên tham gia.


III. QUYỀN LỢI, NGHĨA VỤ .

Hội viên tập thể được hưởng quyền và nghĩa vụ như Hội thành viên viên chính thức của Hội,

1.Quyền lợi

1.1.Được cử đại diện tham gia hoạt động của Liên hiệp hội;

1.2.Được tham gia và được cơ cấu vào BCH của Liên hiệp hội

1.3.Được tham gia các ban chuyên môn của Liên hiệp Hội( Ban tuyên truyền, Ban tư vấn, phản biện, giám định xã hội, Ban hội thi sáng tạo KHCN...)

1.4. Được biểu quyết các vấn đề của Liên Hiệp hội.

1.4.Được dự tập huấn nghiệp vụ, Hội thảo khoa học do Liên hiệp hội tổ chức

1..5.Được chia sẻ thông tin, được giới thiệu miễn phí trên các ấn phẩm của Liên hiệp Hội....

1.6. Được đề xuất, kiến nghị những vấn đề liên quan với Liên hiệp hội.

2.Nghĩa vụ.

2.1. Tán thành và thực hiệnĐiều lệ Liên hiệp hội

2.2.Cử người đại diện tham gia Liên hiệp hội: Tham gia các hoạt động của Liên hiệp hội; Triền khai hoạt động trong đội ngũ trí thức, nắm và phản ánh tình hình đội ngũ trí thức ở đơn vị, các hoạt động nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KHCN, hoạt động tham gia các hội thi sáng tạo kỹ thuật.....

2.3.Không phải đóng hội phí


IV. QUY TRÌNH THỦ TỤC THAM GIA


Có hai phương án:

1. Đến kỳ Đại hội thứ II của Liên hiệp hội( đầu năm 2016), đưa vấn đề Hội viên tập thể vào Điều lệ Liên hiệp hội. Lúc đó mới tuyên truyền, vận động và kết nạp Hội viên tập thể.

2. Trước mắt, trong khi chưa bổ sungĐiều lệ Liên hiệp hội,Liên hiệp hội có thể vận dụng kết quả của đề tài, đưa việc kết nạp Hội viên tập thể vào quy chế hoạt động của Ban chấp hành Liên hiệp hội.

-Liên hiệp hội phổ biến, giới thiệu, tuyên truyềnchức năng, nhiệm vụ, Điều lệ Liên hiệp hôi hiên nay. Đồng thời sớm hướng dẫn, vận động các đơn vị đủ điều kiện để tham gia Liên hiệp hội.

-Liên hiệp hội chỉ đạo, hướng dẫn các hội thành viên vận dụng kết quả đề tài để vận động, kết nạp hội viên tập thể phù hợp với điều kiện của từng hội.

3. Chủ nhiệm đề tài chuyển hóa kết quả nghiên cứu thành văn bản đề xuất, kiến nghị để Liên hiệp hội lựa chọn phương án.


V. CÁC ĐƠN VỊ DỰ KIẾN VẬN ĐỘNG THAM GIA HỘI VIÊN TẬP THỂ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KH&KT TỈNH.

Tập trung vào các đốu tượng:Các tổ chức khoa học công nghệ, các trung tâm sự nghiệp, các trường đại học, cao đẳng, các doanh nghiệp lớn trong tỉnh, các tổ chức chính trị xã hội có quan hệ phối hợp chuyên môn với Liên hiệp hội. Trước mắt, tập trung vào các đơn vị:

1. Trung tâm ứng dụng và chuyển giao KHCN( Sở KH&CN)

2. Trung tâm Khuyến công tỉnh

3. Đoàn Luật sư

4. Trung tâm khuyến nông

5. Trung tâm giống cây trồng vàthủy sản.

6.Trung tâm Khoa học lâm nghiệp Tây Bắc

7. Trung tâm Khoa học nông nghiệp( Viện khoa học nông nghiệp-Bộ nông nghiệp)

8. Trung tâm giáo dục thường xuyên

9. Trường cao đẳng Sơn La

10. Trường cao đẳng y tế sơn La

11. Trườngtrung cấp nông lâm tỉnh.

12. Trường Đại học Tây Bắc.

13. Liên đoàn lao động tỉnh

14. Tỉnh đoàn TNCS HCM, Hội Liên hiệp thanh niên tỉnh

15. Một số doanh nghiệp lớn trong tỉnh( chưa tham gia Hiệp hội doanh nghiệp)

---------------------------------------
Thông tin doanh nghiệp
  • Hội thảo tư vấn Tham gia góp ý vào Dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI
  • Cảnh giác với những thủ đoạn lừa đảo trên mạng xã hội
  • Đồng chí Chu Huy Mân với cách mạng Việt Nam
  • Đồng chí Khuất Duy Tiến với nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia
  • Một số hoạt động nổi bật của Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Sơn La năm 2024
  • Liên hiệp Hội Sơn La tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025
  • Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sơn La tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025
  • Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sơn La Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025
  • 10 Kết quả nổi bật trên các lĩnh vực của tỉnh Sơn La năm 2024
  • Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
  • 10 sự kiện Khoa học và Công nghệ nổi bật năm 2024
  • Nữ giáo sư Việt được lấy tên đặt cho 1 tiểu hành tinh
  • Ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và tình hữu nghị
  • Hội thảo Vai trò của Liên hiệp Hội Việt Nam trong bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia
  • Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam tiên phong trong một số lĩnh vực trọng tâm
  • Những chính sách hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp của chính phủ
  • “Xây dựng thành phố Sơn La từng bước trở thành cực tăng trưởng đô thị xanh của vùng Tây Bắc và Khu vực miền núi phía Bắc”
  • Họp Hội đồng xét tặng Giải thưởng Khoa học và công nghệ tỉnh Sơn La lần thứ nhất, năm 2024
  • Hội thảo “Kết nối Khu du lịch quốc gia Mộc Châu với các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Sơn La”
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Tôn vinh trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam
  • Chủ tịch của NVIDIA và 4 nhà khoa học thắng giải thưởng 3 triệu USD của VinFuture
  • Công bố chi tiết 5 bộ, 4 Ủy ban dự kiến sáp nhập, kết thúc sau khi tinh gọn bộ máy
1 2 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 21
    • Hôm nay: 2045
    • Trong tuần: 30 716
    • Tất cả: 14918545
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này