Những chia sẻ của đại biểu được vinh danh tại Lễ Tôn vinh năm 2019

Bác sỹ Khuất Thanh Bình -Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Mộc Châu phát biểu tại buổi lễ Chia sẻ với các đại biểu tham dự Lễ tôn vinh, Bác sỹ Khuất Thanh Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Mộc Châu cho biết, sau khi tốt nghiệp Đại học Y Thái nguyên, vượt qua nhiều khó khăn thiếu thốn trong 19 năm qua, Bác sĩ Bình cùng với tập thể các Bác sĩ, Điều dưỡng trong bệnh viện tích cực đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng các kỹ thuật mới vào chẩn đoán và điều trị hiệu quả cho người bệnh. Triển khai ứng dụng nhiều kỹ thuật mới trong cấp cứu, điều trị tích cực như: Thông khí nhân tạo bằng máy thở, máy sốc tim, máy Monitoring, Điện tâm đồ, triển khai hệ thống cấp cứu nhi khoa, hệ thống nội soi can thiệp..., đã đem lại hiệu quả cao, cứu sống được hàng nghìn bệnh nhân nặng, hiểm nghèo kèm theo là việc góp phần mang lại những giá trị kinh tế, xã hội đối với ngành và địa phương. Triển khai nhiều kỹ thuật chăm sóc tiên tiến hiện đại vào điều trị cho nhiều lượt trẻ sơ sinh như: Bơm Sunfactan điều trị trưởng thành phổi ở trẻ bị hội chứng màng trong. Chiếu đèn điều trị vàng da tăng Bilirubil tự do, ứng dụng kỹ thuật thở máy xâm nhập điều trị bị suy hô hấp, điều trị rối loạn nhịp tim bằng máy shock điện ... cùng nhiều kỹ thuật khác đã góp phần giảm tỷ lệ tử vong, chuyển tuyến cứu sống nhiều trẻ nhi non tháng, nhẹ cân. Bản thân Bác sĩ Bình đã ứng dụng đưa hệ thống nội soi tiêu hóa thực quản, dạ dày, đại trực tràng vào hoạt động góp phần chẩn đoán chính xác nhiều bệnh lý đường tiêu hóa để cầm máu do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, cắt các khối u, polip đường tiêu hóa, cầm máu do chảy máu của các ổ loét đường tiêu hóa... cứu sống nhiều bệnh nhân. Ứng dụng kỹ thuật mới, được triển khai đầu tiên đối với bệnh viện tuyến huyện ở khu vực miền núi - kỹ thuật điều trị thuốc tiêu sợi huyết vào điều trị nhồi máu não và nhồi máu cơ tim tại bệnh viện góp phần cứu sống và giảm di chứng bại liệt của nhiều bệnh nhân mang lại niềm tin cho nhân dân trên địa bàn. Bác sĩ Bình là một trong 10 thầy thuốc trẻ tiêu biểu Việt Nam năm 2018.

TS Phạm Văn Anh-giảngviên TrườngĐạihọcTây Bắcphát biểu tại buổi lễ
Đối với cá nhân TS Phạm Văn Anh, giảng viên Trường Đại học Tây Bắc lại cócâu chuyện kháthú vị khác, TS Anh luôn trăn trở là làm thế nào để nghiên cứu khoa học (NCKH), rồi ứng dụng NCKH vào bài giảng, thực tiễn sao cho hiệu quả? Vượt qua rất khó khăn ban đầu khi từng bước tiếp cận với NCKH bằng cách vừa học, vừa dạy, vừa nghiên cứu và vừa hướng dẫn sinh viên. TS Anh đã xây dựng kế hoạch nghiên cứu cụ thể theo từng kỳ học tranh thủ thời gian các kỳ nghỉ lễ, ngày nghỉ cuối tuần… để làm việc trên phòng thí nghiệm và đi thực địa... Nghiên cứu về Lĩnh vực môi trường, đa dạng và bảo tồn đa dạng sinh học, trước những nguy cơ mất mát về đa dạng, sự tàn phá môi trường tự nhiên đang diễn ra khắp nơi, trong đó có vùng Tây Bắc một nơi địa đầu của tổ quốc, nơi đầu nguồn của con sông Hồng. Nếu bảo vệ tốt môi trường tự nhiên ở đây, sẽ bảo vệ được nguồn nước sạch, giảm thiểu được các tác động xấu như biến đổi khí hậu, lũ lụt, hạn hán, sạt lở, ô nhiễm môi trường… vẫn đang diễn ra thường xuyên trong những năm gần đây. Say mê nghiên cứu TS Anh đã đã và đang chủ trì, tham gia 12 đề tài, dự án, chương trình NCKH cấp Nhà nước có tính ứng dụng cao, Nafoted, Idea Wild, cấp bộ, tỉnh và cấp cơ sở. Kết quả thu được có ý nghĩa rất lớn, đã phát hiện ra 10 loài mới cho khoa học, 12 loài mới của Việt Nam và nhiều loài mới của các tỉnh Tây Bắc. Đáng chú ý đã phát hiện ra hơn 30 loài lưỡng cư, bò sát quý hiếm, là những nguồn gen quý cần phải bảo tồn, phát triển bền vững. TS Anh đã công bố được 59 công trình khoa học trên các tạp chí khoa học uy tín trong nước và quốc tế, với 21 bài báo quốc tế và 38 bài báo trong nước trong đó các em sinh viên làm đề tài là đồng tác giả trong các bài báo khoa học. Nhờ vậy TS Anh đã được trao các giải thưởng quốc gia như: Quả cầu vàng Việt Nam, Giải thưởng Môi trường Việt Nam, Giải thưởng giảng viên nghiên cứu Khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam.

Kỹ sư Phạm Hân Hạnh - Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện Mai Sơn phát biểu tại buổi lễ
Một câu chuyện khác gắn liền với người nông dân được Kĩ sư Phạm Hân Hạnh công tác tạiTrung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Mai Sơnchia sẻ mang lại nhiều cảm xúc cho người tham dự Lễ Tôn vinh. Với 23 năm công tác liên tục KS Hạnh đã tư vấn kỹ thuật, và tập huấn kỹ thuật phát triển, trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm cho nông dân, xây dựng các mô hình tại các xã trên địa bàn huyện Mai Sơn. Say mê nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, Anh đã có nhiều sản phẩm, giải pháp, đề tài, công trình KHCN có giá trị lớn, xuất sắc. Anh được nhận Giải thưởng Lương Định Của năm 2008, Giải thưởng Trí thức vì sự nghiệp phát triển nông thôn Việt Nam, Nhà khoahọccủa nhà nông năm 2018, 02 lần được Liên đoàn Lao động Việt Nam cấp Bằng Lao động sáng tạo và 04 lần đạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Sơn La. Các nghiên cứu của Anh mang được ứng dụng hiệu quả trong sản xuất và đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường, thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Có thể kể đến công trình Mô hình máy ấp trứng gia cầm tự chế đơn giản và rẻ tiền, được áp dụng hiệu quả trong thực tiễn sản xuất tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Sản phẩm chủ yếu tận dụng các vật liệu phế thải, dễ tìm và chi phí thấp, những bộ phận của sản phẩm như vỏ chiếc máy được tận dụng từ hộp thùng xốp hoặc những chiếc tủ lạnh, tủ đá, chiếc quạt tản nhiệt đã bị bỏ đi. Những khay đặt trứng thì được làm bằng những thanh gỗ, thanhnhựa. Tuỳ theo dung tích của những chiếc tủ lạnh hay tủ đá mà những khay này có thể lớn hay nhỏ. Để trứng được đảo tự động, có thể tận dụng những chiếc motor của các máy móc cũ lắp vào các khay trứng. Thiết bị cảm biến nhiệt độ có thể mở ngắthoặc mở điện tự động tùy theo nhiệt độ cao thấp... mô hình không chỉ tận dụng những vật liệu phế thải mà những chiếc máy này lại có hiệu quả cách nhiệt rất tốt, ít tiêu tốn điện năng, giá thành rẻ hơn so với máy ấp trứng thông thường trên thị trường, dễ vận hành, sử dụng. Muamáy ấp trứng trên thị trường với công suất 2.000 trứng/1 mẻ phải tốn khoảng 9 - 10 triệu đồng trong khi với chiếc máy mà Anh Hạnh tạo ra 1 - 3 triệu đồng tùy quy mô sử dụng máy có thể ấp trứng từ 50-1.000 quả/lần, tỷ lệ trứng nở cao, trên 80%, trứng nở đồng loạt, con giống sạch bệnh, độ bền sử dụng máy cao. Bản thân Anhvà gia đình đã sử dụng thường xuyên 8 năm nay nhưng chưa gặp sự cố.Ngoài raAnhcòn tận tình hướng dẫn bà con kĩ thuật và kinh nghiệm sử dụng máy hiệu quả nhất. Với Giải pháp kỹ thuật điều chỉnh mùa vụ, vị trí ra hoa, đậu quả trên cây bưởi da xanh theo ý muốn để có nhiều sản phẩm đưa ra thị trường vào thời điểm giá cả có lợi cho người sản xuất được áp dụng hiệu quả trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.Qua nghiên cứu và thực tiễn bằng các biện pháp chăm sóc thích hợp để cây bưởi ra chồi mới trong thân cây, sẽ cho nhiều nhánh nhỏ trong thân. Từng nhánh nhỏ đó là nơi cây sẽ cho ra hoa, đậu quảtheo ý muốn của người trồng. Việc ra hoa đậu quả trong thân cây sẽ làm cho quả không bị rám nắng, vỏ màu xanh đẹp, quả to múi dày. Trong hơn 5 năm thực hiện đại trà trên vườn bưởi của một số gia đình, không những chỉ cho trái quanh năm, mà còn cho quả to, tròn cân đối. Đáng chú ý, ưu điểm là tỷ lệ trái chín không hạt đạt gần như tuyệt đối. Ngoài ra Anh còn trực tiếp Tập huấn kỹ thuật xây dựng các mô hình tăng giá trị trên một đơn vị diện tích với trên 600 hộ nông dân đạt giá trị thu nhập trên 1ha đất sản xuất, bằng các công thức thâm canh tăng năng suất như: Mô hình thâm canh cam, bưởi da xanh, Mô hình trồng thâm canh táo Đài loan, Mô hình thâm canh, thụ phấn cho na, Mô hình thâm canh, ghép cải tạo Cây ăn quả nhãn chín muộn, Mô hình Chăn nuôi bò sinh sản kết hợp trồng cỏ. Đặc biệt tại các bản tái định cư, KS Hạnh đã xây dựng các mô hình, tập huấn 10 lớp về kỹ thuật chăn nuôi lợn, chăn nuôi gà, chăn nuôi thỏ, chăn nuôi bò nái sinh sản cho bản thuộc diện tái định cư thuỷ điện Sơn La cho 370 lượt nông dân, giúp người dân tái định cư làm quen với điều kiện nơi ở mới, dần dần ổn định cuộc sống. Tham gia tích cực trong thực hiện Dự án khí sinh học bám địa bàn và phát triển địa bàn. Hoàn thành 3.500 công trình khí sinh học đưa vào nghiệm thu, sử dụng hiệu quả trong việc đun nấu hàng ngày, và một số gia đình chạy máy phát điện tại các trang trại chăn nuôi, Chạy máy xay xát, máy nghiền thức ăn gia súc bằng nhiên liệu khí sinh học, thay nhiên liệu xăng dầu. Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn hướng nạc đảm bảo vệ sinh môi trường qui mô từ 5 – 20 lợn nái sinh sản và từ 50 – 200 lợn thịt/hộ với 450 hộ tham gia tại các xã Chiềng Sung, Chiềng Mung, Cò Nòi, xã Hát Lót, Chiềng Ban, Chiềng Mai, Mường Bon, Chiềng Lương là những vùng trọng điểm phát triển kinh tế của huyện. Với những thành tích của cá nhân đã đạt được trong những năm qua, KS Phạm Hân Hạnh đã được Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh là “Nhà khoa học của nhà nông” Việt Nam lần thứ nhất, năm 2018.
|