Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam tổ chức giao ban toàn quốc
và Diễn đàn khoa học năm 2020
Ngày 16/10/2020, tại tỉnh Phú Thọ, Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam tổ chức giao ban toàn quốc và Diễn đàn khoa học năm 2020. Gần 300 đại biểu của Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam, 60 liên hiệp hội địa phương, một số cơ quan Trung ương và tỉnh Phú Thọ đã tham dự. Giáo sư Đặng Vũ Minh, Bí thư đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp hội Việt Nam và thường trực Liên hiệp hội Việt nam cùng Chủ tịch Liên hiệp hội Phú Thọ chủ trì hội nghị. Đồng chí Hồ Đại Dũng, ủy viên ban thường Vụ tỉnh ủy, phó chủ tỉnh UBND tỉnh Phú Thọ phát biểu chào mừng.
Toàn cảnh giao ban
Buổi sáng họp giao ban, các đại biểu đã tập trung trao đổi, đánh giá:(1) Tình hình công tác 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm; (2) Hoàn thiện nội dung dự kiến trình trung ương về những nhiệm vụ do Đảng và nhà nước giao cho Liên hiệp hội; (3) Hoàn thiện Mục tiêu và chỉ tiêu trong dự thảo báo cáo đại hội Liên hiệp hội Việt Nam nhiệm kỳ 2020-2025; (4) Logo mới của Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam.
Giao ban toàn quốc năm 2021, do Liên hiệp các hội KH&KT Thành phố Hồ Chí Minh đăng cai.
Buổi chiều, Diễn đàn khoa học, các đại biểu trao đổi, chia sẻ ý kiến về việc đánh giá tình hình và đề xuất cơ chế chính sách đột phá để phát huy vai trò của trí thức KH&CN trong giai đoạn 2021-2025. Diễn đàn đã thu hút 23 bài tham luận, trong đó có 12 bài tham luận trực tiếp tại Diễn đàn. Sau Diễn đàn, Liên hiệp hội Việt Nam tiếp tục tổ chức lấy ý kiến trên mục Diễn đàn trí thức của báo Đất Việt (baodatviet.vn). Thông qua Diễn đàn, Liên hiệp hội Việt Nam sẽ xây dựng văn bản đề cuất, kiến nghị với Trung ương về cơ chế chính sách đột phá để phát huy vai trò của trí thức KH&CN trong giai đoạn 2021-2030.
Toàn cảnh Diễn đàn khoa học
Có một số vấn đề mới đặt ra được các đại biểu rất quan tâm. Đó là, (1) Liên hiệp hội Việt Nam (bao gồm hai cấp Trung ương và cấp tỉnh, thành phố) thuộc nhóm hội do đảng và nhà nước yêu cầu thành lập và giao nhiệm vụ (sẽ không gội là hội đặc thù);(2) Có hai nhóm ý kiến khác nhau, một nhóm quan tâm theo đuổi mô hình tổ chức chính trị xã hội của Liên hiệp hội; nhóm ý kiến khác là nên theo đuổi việc quốc hội thông quan Luật về hội, Liên hiệp hội thuộc nhóm hội quần chúng có tính chất chính trị xã hội, cònthuộc nhóm các đoàn thể chính trị xã hội hay không liên quan đến Hiến pháp. Với mô hình tổ chức như hiện nay, nhiều liên hiệp hội vẫn hoạt động tốt, nên việc tổng kết để nhân rộng là khả thi nhất; (3) Sự lãnh đạo, chỉ đạo của đảng, nhà nước đối với trí thức lúc đầu là vận động, tuyên truyền, giáo dục (đặc trưng là giao đoạn cách mạng dân tộc, dân chủ); Sau đó chuyển sang tập hợp, vận động, phát huy vai trò của trí thức (đặc trung là giai đoạn đấu tranh thấng nhất đất nước, quá độ đi lên chủ nghiã xã hội); Và nay, nên chuyển trọng tâm sang tham vấn, lắng nghe ý kiến của trí thức. (4) Trí thức có nhiều đối tượng, làm việc ở các khu vực khác nhau: Trí thức là các bộ, CCVC (ở khu vực công lập); Trí thức làm việc ở khu vực Doanh nghiệp; Trí thức hành nghề tự do; Trí thức là những người đã hưu trí... Do đó, cơ chế chính sách phải phù hợp với từng loại đối tượng. Cái chung nhất của họ là cần được tự do sáng tạo, cần môi trường được bày tỏ chính kiến.
Phan Đức