Hội thảo tư vấn Những vấn đề đặt ra trong phòng trừ sâu bệnh cho cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Sơn La
Hội thảo tư vấn Những vấn đề đặt ra trong phòng trừ sâu bệnh cho cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Sơn La
Ngày 15/11 tại Thành phố Sơn La, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sơn La tổ chức Hội thảo tư vấn Những vấn đề đặt ra trong phòng trừ sâu bệnh cho cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Đồng chủ trì Hội thảo đồng chí Nguyễn Minh Đức – Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Sơn La, Đồng chí Cầm Thị Phong – Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Dự Hội thảo có đại biểu một số sở ngành, Hội thành viên Liên hiệp Hội, UBND các huyện, Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Sơn La, một số HTX, các hộ nông dân trồng cây ăn quả ở các huyện, thành phố.
Ảnh toàn cảnh.
Tình hình sâu hại đang ngày càng phát triển mạnh và khó phòng trừ hơn. Hiện nay tăng thêm 12 loại sâu bệnh hại; đối tượng bị hại, diện tích dịch hại tăng mạnh hơn, thành phần gây hại nhiều hơn, mức độ dịch bệnh cao hơn. Nhiều dịch bệnh trước đây đã được hạn chế và không trở thành mối lo thì hiện nay đã quay trở lại.
Năm 2021 trở lại đây dịch bệnh đối với cây xoài đã phát triển mạnh và trở thành dịch bệnh phát triển mạnh, trở thành mối lo của người trồng xoài: Ruồi đục quả gây thiệt hại khá lớn đối với nhà vườn. Hiện giải pháp dùng bẫy không còn hiệu quả khi mọi nhà vườn không áp dụng đồng loạt, thì nhà sử dụng sẽ thành nơi thu hút ruồi… và gặp hại lớn hơn. Vậy nên áp dụng biện pháp bao trái để ngăn chặn; bệnh phấn trắng, gây hại giai đoạn xoài ra cành, lá non, nụ, hoa và quả. Bệnh gây hại nhiều hơn đối với giống xoài mới; sâu đục cuống nhãn tấn công trái nhãn từ khi còn nhỏ đến khi sắp thu hoạch, ảnh hưởng xấu đến chất lượng, mẫu mã sản phẩm, là sâu hại khó phòng trừ, là đối tượng chủ yếu trên nhãn ở Sơn La.
Ảnh: Bệnh thán thư trên cây xoài
Toàn tỉnh có 525 cơ sở đủ điều kiện kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Năm 2023 toàn tỉnh đã sử dụng 343602 kg. Trình độ canh tác và phòng chống dịch bệnh củ nông dân ngày càng cao, đã góp phần hỗ trợ tốt công tác quản lí nhà nước. Tuy nhiên công tác phòng chống dịch bệnh trên cây ăn quả còn tồn tại, hạn chế: Việc sử dụng thuốc BVTV trong hộ trồng cây ăn quả tràn lan khó kiểm soát chưa tuân thủ quy trình sử dụng thuốc; áp lực cầu thị trường thích mẫu mã đẹp, khiến nông dân lạm dụng thuốc BVTV; một số loại cây trồng chưa có hoặc chỉ có 1-2 loại thuốc BVTV nên hiệu quả phòng trừ chưa cao.
Một số hình ảnh đại biểu phát biểu tại Hội thảo:
Đại diện Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Sơn La
|
Đại diện Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Sông Mã
|
Đại diện HTX Nông sản bản địa Noọng Piêu, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu.
|
|
|
|
Đại diện Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Mai Sơn |
Đại diện HTX Trường Tiến, xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn. |
Đại diện Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Thuận Châu |
|
|
|
TS. Hoàng Văn Thảnh – Khoa Nông Lâm, Trường Đại học Tây Bắc |
Ông Đặng Quốc Tuấn-Hộ sản xuất ở Bản Nam Tiến, xã Bon Phặng, huyện Thuận Châu.
|
Ông Nguyễn Thế Luận – Phó Chủ tịch Hội Ngành nghề Nông nghiệp nông thôn tỉnh |
Tại Hội thảo các đại biểu đã phát biểu ý kiến đề xuất nhiều giải pháp về công tác quản lý nhà nước và khuyến nghị việc thực hiện phòng trừ sâu bệnh trên cây ăn quả từ các khâu chọn giống chất lượng, chăm sóc, phòng chống dịch bệnh, sử dụng thuốc BVTV an toàn trên cây ăn quả nhằm xây dựng, áp dụng và mở rộng sản xuất hiệu quả, an toàn sản phẩm từ cây ăn quả bền vững trên địa bàn tỉnh.
Qua hội thảo, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật sẽ tổng hợp kết quả Hội thảo và khuyến nghị với UBND tỉnh và các sở, ngành chức năng trong công tác quản lý phòng, trừ sâu bệnh trên cây ăn quả của tỉnh trong thời gian tới./.