Hội thảo Phát triển công nghiệp cây giống chất lượng phục vụ phát triển ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
HỘI THẢO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CÂY GIỐNG CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN ĂN QUẢ KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC
Ngày 12/11/2024, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Liên hiệp Hội Sơn La, UBND huyện Mộc Châu tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc”.
Chủ trì hội thảo có các đồng chí PGS.TS Phạm Quang Thao – Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam, GS.VS Trần Đình Long – Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam, đồng chí Phạm Thị Hà – Chủ tịch Liên hiệp Hội Sơn La; tới dự hội thảo có đồng chí Nguyễn Thị Hoa – Phó Chủ tịch UBND huyện Mộc Châu, đại diện Văn phòng, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Dân tộc, Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp huyện, Hội Nông dân huyện, Trung tâm Truyền thông - Văn hóa huyện Mộc Châu; Liên hiệp Hội Sơn La; các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình trồng cây ăn quả tại huyện Mộc Châu.
Ảnh: Quang cảnh hội thảo
Tại hội thảo, các đại biểu được nghe các nhà khoa học chia sẻ thông tin về định hướng phát triển cây ăn quả chủ lực của Việt Nam đến năm 2030, khó khăn và giải pháp đột phá; các kinh nghiệm chọn, tạo lựa chọn giống cây ăn quả ở Việt Nam; kết quả nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về cây ăn quả tại Sơn La.
Đồng chí Phạm Quang Thao – Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam phát biểu khai mạc hội thảo
|
Đồng chí Nguyễn Thị Hoa – Phó Chủ tịch UBND huyện Mộc Châu phát biểu chào mừng
|
Chia sẻ tại Hội thảo các đại biểu cho biết:
Ông Mai Đức Thịnh – Chủ nhiệm HTX nông nghiệp 19/5: Cây ăn quả của Sơn La hiện rất đa dạng, yêu cầu giống phải thích nghi khi trồng ở mật độ cao; người làm vườn đã có sự liên kết để chọn các loại giống hiệu quả như mận, lê, hồng, na, cây có múi, tuy nhiên còn mang tính tự phát nên có nhiều rủi ro như sinh trưởng không đều, nhiễm bệnh do vậy cần có những vườn giống sạch bệnh; trình độ nông dân ngày càng nâng cao, đặc biệt là các kỹ thuật đốn, tỉa, hãm, bổ sung và phanh dưỡng chất được thực hiện rất bài bản, đúng quy trình, quy định; bao bì nhãn mác chưa được đầu tư để làm nổi bật giá trị nông sản; nguyên liệu chế biến đủ lượng, đủ chất còn gặp khó khăn điều này phụ thuộc nhiều vào giống. Ông Thịnh đề nghị LHH Sơn La tiếp tục phối hợp với các đơn vị, nhà khoa học để kết nối với người dân tháo gỡ những khó khăn về giống, đầu ra cho sản phẩm.
Nông dân Lê Trường Sinh - xã Chiềng Sơn (xã giáp biên giới Việt - Lào), Ông Nguyễn Văn Việt – Tiểu khu 12 thị trấn Mộc Châu cùng có ý kiến: Trăn trở về chất lượng cây giống, thị trường cây giống chưa được quản lý chặt chẽ, qua quá trình sản xuất bằng kinh nghiệm người dân tự tìm giống ghép cũng có một số giống cho kết quả tương đối tốt, tuy nhiên còn một số loại sâu bệnh trên một số loại cây Bơ, Mắc ca, đào chưa có thuộc phòng trừ hiệu quả. Và mong được các nhà khoa học tư vấn, hỗ trợ giải đáp khó khăn về giống, sâu bệnh và thuốc phòng trừ.
Ông Mai Đức Thịnh – Chủ nhiệm HTX nông nghiệp 19/5
|
|
Đồng chí Phạm Thị Hà – Chủ tịch Liên hiệp Hội Sơn La báo cáo tham luận tại hội thảo |
TS Vũ Việt Hưng – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Rau, Hoa,
Quả Gia Lâm – Viên Nghiên cứu Rau quả báo cáo kết quả chuyển giao tiến bộ
kỹ thuật về cây ăn quả tại Sơn La
|
|
|
GS.VS Trần Đình Long – Báo cáo định hướng phát triển cây ăn quả chủ lực của Việt Nam đến 2030 – Khó khăn và giải pháp đột phá |
GS. TS Vũ Mạnh Hải – Nguyên Giám đốc Viên Khoa học Nông nghiệp Việt Nam chia sẻ về vấn đề chọn tạo, lựa chọn và sản xuất cây ăn quả ở Việt Nam |
Chia sẻ với các nông dân, TS Nguyễn Việt Hưng cho biết kinh nghiệm mua giống cần chọn các đơn vị có đầy đủ chức năng, uy tín; việc trồng cây gì phải nghiên cứu kỹ về đặc điểm thổ nhưỡng vùng trồng; về sâu bệnh của cây Bơ (bệnh thối rễ) có nhiều nguyên nhân như úng cục bộ, rễ tiếp xúc với phân bón có tác động hoá học, có chứa mầm bệnh; … một số kỹ thuật xử lý sâu bệnh dễ thực hiện và một số loại thuốc phòng trừ bệnh hiện đang sử dụng hiệu quả.
TS Vũ Mạnh Hải cho biết, việc chọn gốc ghép và cây ghép là vấn đề rất quan trọng, mất thời gian; phải có cơ quan có trách nhiệm trong đó đặc biệt nêu cao vai trò của hội, hiệp hội về giống để đảm bảo chất lượng giống cho người dân và các HTX.
Tổng kết hội thảo, GS.VS Trần Đình Long cho biết, vấn đề giống cây ăn quả Việt Nam đang được quan tâm hàng đầu; Sơn La cần tập trung nghiên cứu thành lập Trung tâm chọn tạo giống và xí nghiệp chọn tạo giống theo quy mô công nghiệp; lựa chọn cây chủ lực phù hợp để mở rộng và đầu tư công nghiệp chế biến sâu. Người dân và hợp tác xã nên chủ động kết nối với các viện giống cây ăn quả để được cung cấp nguồn giống chất lượng cao.
Tin, ảnh: Minh Nguyệt