04/03/2021
Tăng trưởng kinh tế Sơn La trong cả nước năm 2020
Lượt xem: 1078
Tăng trưởng kinh tế Sơn La trong cả nước năm 2020
Đại dịch covd-19 và thiên tai năm 2020 đã làm đảo lộn trật tự truyền thống về tăng trưởng kinh tế. Năm 2020, Việt Nam tăng trưởng 2,91%, thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020, nhưng thuộc tốp tăng trưởng cao nhất thế giới. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ tăng trưởng 5,12%; Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung tăng trưởng -4,05%; Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tăng trưởng 1,89%; Vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long tăng trưởng 1,97% Cả nước có 58 tỉnh tăng trưởng dương, cao nhất là Bắc Giang 13,02%, thấp nhất là Hà Tĩnh, 0,53%. Có 5 tỉnh, TP tăng trưởng âm, âm thấp nhất là Khánh Hòa, -10,52%. Sơn La tăng trưởng 6,08%, thuộc tốp cao nhất, đứng thứ 11 trong cả nước và thứ 3 vùng TD&MNPB.
TT |
Tỉnh/thành phố | Tăng trưởng | Thứ hạng |
TT |
Tỉnh/thành phố | Tăng trưởng
| Thứ hạng | Vùng | Cả nước | Cả nước | Vùng |
| Cả nước | 2,91 |
|
|
|
|
|
|
| I | ĐB sông Hồng | 5,37 | 1 |
| 33 | Quảng Bình | 2,63 | 8 | 40 | 1 | Hải Phòng | 11,22 | 1 | 2 | 34 | TT.Huế | 2,06 | 9 | 44 | 2 | Quảng Ninh | 10,05 | 2 | 3 | 35 | Hà Tĩnh | 0,53 | 10 | 55 | 3 | Hà Nam | 7,02 | 3 | 6 | 36 | Quãng Ngãi | -1,02 | 11 | 59 | 4 | Ninh Bình | 6,35 | 4 | 9 | 37 | Quảng Nam | -6,98 | 12 | 61 | 5 | Hưng Yên | 6,13 | 5 | 10 | 38 | Đà Nẵng | -9,77 | 13 | 62 | 6 | Nam Định | 5,50 | 6 | 13 | 39 | Khánh Hòa | -10,52 | 14 | 63 | 7 | Hà Nội | 3,98 | 7 | 25 | IV. | Tây Nguyên | 3,81 | 3 |
| 8 | Thái Bình | 3,23 | 8 | 35 | 40 | Kon Tum | 6,95 | 1 | 7 | 9 | Vĩnh Phúc | 2,21 | 9 | 41 | 41 | Đắc Nông | 4,65 | 2 | 17 | 10 | Hải Dương | 2,10 | 10 | 42 | 42 | Đắc Lắc | 3,63 | 3 | 28 | 11 | Bắc Ninh | 1,36 | 11 | 54 | 43 | Lâm Đồng | 2,01 | 4 | 46 | II. | TD&MNPB | 4,68 | 2 |
| 44 | Gia Lai | 1,83. | 5 | 47 | 12 | Bắc Giang | 13,02 | 1 | 1 | V | Đông Nam Bộ | 3,22 | 4 |
| 13 | Lào Cai | 6,55 | 2 | 9 | 45 | Bình Phước | 7,51 | 1 | 5 | 14 | Sơn La | 6,08 | 3 | 11 | 46 | Bình Dương | 6,91 | 2 | 8 | 15 | Yên Bái | 5,41 | 4 | 14 | 47 | Đồng Nai | 4,44 | 3 | 21 | 16 | Tuyên Quang | 5,24 | 5 | 15 | 48 | Tây Ninh | 3,98 | 4 | 25 | 17 | Cao Bằng | 4,76 | 6 | 16 | 49 | TP HCM | 1,39 | 5 | 50 | 18 | Thái Nguyên | 4,24 | 7 | 22 | 50 | BR-Vũng Tàu | -4,91 | 6 | 60 | 19 | Lai Châu | 4,05 | 8 | 24 | VI | ĐB sông Cửu Long | 2.20 | 5 |
| 20 | Hòa Bình | 3,80 | 9 | 26 | 51 | Hậu Giang | 4,53 | 1 | 18 | 21 | Phú Thọ | 3,56 | 10 | 30 | 52 | Bạc Liêu | 4,08 | 2 | 23 | 22 | Bắc Cạn | 3,16 | 11 | 36 | 53 | Đồng Tháp | 3,45 | 3 | 32 | 23 | Lạng Sơn | 2,09 | 12 | 43 | 54 | Long An | 3,33 | 4 | 33 | 24 | Điện Biên | 1,80 | 13 | 48 | 55 | Trà Vinh | 3,32 | 5 | 34 | 25 | Hà Giang | 1,69 | 14 | 49 | 56 | Kiên Giang | 2,78 | 6 | 35 | III | BTBộ và D.hảimiền Trung | 0,51 | 6 |
| 57 | An Giang | 2,69 | 7 | 36 | 26 | Ninh Thuận | 9,58 | 1 | 4 | 58 | Sóc Trang | 2,06 | 8 | 44 | 27 | Thanh Hóa | 5,98 | 2 | 12 | 59 | Vĩnh Long | 2,02 | 9 | 45 | 28 | Bình Thuận | 4,54 | 3 | 18 | 60 | Cà Mau | 1,09 | 10 | 51 | 29 | Nghệ an | 4,45 | 4 | 20 | 61 | Cần thơ | 1,02 | 11 | 52 | 30 | Phú Yên | 3,69 | 5 | 27 | 62 | Bến Tre | 0,84 | 12 | 53 | 31 | Bình định | 3,61 | 6 | 29 | 63 | Tiền Giang | 0,69 | 13 | 54 | 32 | Quảng trị | 3,51 | 7 | 31 |
|
|
Ghi chú:Nguồn Tổng cục thống kê, Vietnambiz.vn.
(1)Tỷ lệ(%) tăng trưởng của các tỉnh là do Tổng cục thống kê công bố chính thức, khác ít nhiều so với dự ước của các tỉnh. Ví dụ, dự ước cuối năm của Sơn La là 6,23%, còn số liệu chính thức là 6,08%. (2). Tăng trưởngbình quân vùng là tăng trưởng bình quân của tỉnh trong vùng (Khác với vùng kinh tế trọng điểm chỉ bao gồm một số tỉnh trong vùng). Kinh tế Sơn La tăng trưởng cao chủ yếu do: Thu hút đầu tư tăng khá, đạt 21 ngàn tỷ đồng, chiếm 37,5% GRDP, lần đầu tiên cao hơn cả nước (34,40%). Dự nợ tín dụnggần 79%/GRDP, cao nhất từ nhiều năm nay. Sơn La cũng lần đầu tiên thuộc tốp tỉnh rải ngân vốn đầu tư công nhanh và cao nhất cả nước. Đặc biệt, các nhà máy thủy điện lớn trên địa bàn vượt mức chỉ tiêu phát điện. Các nhà máy thủy điện lớn chiếm trên 20% GRDP của tỉnh. Sự tăng, giảm sản lượng điện ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng GRDP của tỉnh. Hiện tại, nền kinh tế Sơn La tăng trưởng theo hình sin, phụ thuộc vào sản lượng điện cực tiểu và cực đại của các nhà máy thủy điện lớn trên địa bàn (Do nguồn nước phát điện biến động năm nhiều, năm ít). Nông sản hàng hóa, nhất là nhóm cây ăn quả cũng góp phần tích cực vào tăng trưởng. Năm 2019, Sơn La tăng trưởng âm hơn 1%, thấp nhất trong hàng thập kỷ qua (Chính là do thủy điện giảm trên 20% sản lượng). Đây cũng là nguyên nhân làm cho tăng trưởng năm 2020 được đẩy lên. Năm 2021, khi dịch Covid-19 được đẩy lùi, kinh tế đi vào phát triển ổn định, có khả năng trật tự tăng trưởng kinh tế của các vùng, các tỉnh sẽ có sự thay đổi đáng kể. Trung Hiếu
|