29/10/2021
Vấn đề đánh giá sáng kiến/đề tài khoa học trong Luật Thi đua, Khen thưởng
Lượt xem: 952
VẤN ĐỀ ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN/ĐỀ TÀI KHOA HỌCTRONG LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
CVCC Phan Đức Ngữ Luật TĐKT năm 2003, được sửa đổi bổ sung năm 2013. Hiện tại, năm 2021, Quốc hội tiếp tục thảo luận để sửa đổi bổ sung. Một trong những điểm khá quan trọngcần được quan tâm là việc đánh giá sáng kiến, đề tài KH&CN phục vụ TĐKT. Sáng ngày 28/10/2021, Quốc Hội thảo luận trực tuyến Luật TĐKT sửa đổi 1. Sáng kiến/đề tài KH&CN với danh hiệu thi đua khen thưởng Theo Luật TĐKT hiện hành (sửa đổi bổ sung, hợp nhất năm 2013), Nghị định 91/2017, các Thông tư của Bộ Nội vụ số 08/2017, số 12/2019, số 05/2020, số 03/2021 (hợp nhất), có rất nhiều danh hiệu thi đua, danh hiệu vinh dự, hình thức khen thưởng đòi hỏi điều kiện SK/ĐT. Gồm: Chiến sĩ thi đua (cấp cơ sở, cấp tỉnh, bộ ngành, đoàn thể TW, cấp toàn quốc); Bằng khen UBND tỉnh, thành phố, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, Bằng khen Thủ tướng Chính phủ; Huân chương lao động (hạng Ba, hạng Nhì, hạng Nhất); Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới; Nhà giáo Ưu tú, Nhà giáo Nhân dân; Thầy thuốc Ưu tú, Thầy thuốc Nhân dân... Số lượng, hiệu quả ứng dụng và phạm vi ảnh hưởng của SK/ĐT phải tương ứng với mức độ khen thưởng. Danh hiệu thi đua, danh hiệu vinh dự hay hình thức khen thưởng càng cao thì yêu cầu về số lượng, hiệu quả ứng dụng và phạm vi ảnh hưởng của SK/ĐT cũng càng cao (Trừ trường hợp có thành tích đột xuất đặc biệt xuất sắc mới không bắt buộc có SK/ĐT). Ví dụ: I. | Chiến sĩ thi đua | Tiêu chí sáng kiến/đề tài KH&CN | 1. | Cấp tỉnh/bộ, ngành, đoàn thể TW | Có SK hoặc ĐT được áp dụng thực tiễn đạt hiệu quảvà có phạm vi ảnh hưởng trong toàn tỉnh/ngành, được UBND tỉnh, bộ, ban, ngành, đoàn thể, TW công nhận. | 2. | Cấp toàn quốc | Có SK hoặc ĐT được áp dụng thực tiễn đạt hiệu quảcao và có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc được UBND tỉnh, bộ, ban, ngành, đoàn thể TW công nhận | II. | Huân chương lao động | (Đối với cán bộ, công chức, viên chức). | 1. | Hạng Ba | Đã được tặng thưởng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” và 05 năm tiếp theo trở lên liên tục lập được thành tích xuất sắc, trong thời gian đó: có 02 sáng kiến được ứng dụng mang lại hiệu quả, có phạm vi ảnh hưởng trong bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương;hoặc cóphát minh, sáng chế được ứng dụng mang lại hiệu quả cao, có phạm vi ảnh hưởng trong lĩnh vực thuộc bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương;hoặc có công trình khoa họcxuất sắc tiêu biểu cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương. | 2. | Hạng Nhì | Đã được tặng thưởng “Huân chương Lao động” Hạng Ba và 05 năm tiếp theo trở lên liên tục lập được thành tích xuất sắc, trong thời gian đó có 03 sáng kiến được ứng dụng mang lại hiệu quả, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương; hoặc có phát minh, sáng chế được ứng dụng mang lại hiệu quả cao, có phạm vi ảnh hưởng trong bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương; hoặc có côngtrình khoa học hoặc tác phẩm xuất sắc tiêu biểu cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương. | 3. | Hạng Nhất | Đã được tặng thưởng “Huân chương Lao động” Hạng Nhì, 05 năm tiếp theo trở lên liên tục lập được thành tích xuất sắc, trong thời gian đó có 04 sáng kiến được ứng dụng mang lại hiệu quả cao, có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc,hoặc có phát minh, sáng chế được ứng dụng mang lại hiệu quả cao, có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc;hoặc có công trình khoa học xuất sắc tiêu biểu cấp Nhà nước. | III. | Anh hùng LĐ thời kỳ đổi mới | Có 1 SK hoặc ĐT trở lên đối với lĩnh vực hoạt động KH&CN hoặc liên quan đến KHCN, cógiá trị đặc biệt mang lại hiệu quả cao trong phạm vi toàn quốc. |
2.Phân biệt đánh giá SK/ĐT giữa hai hệ thống(Hệ thống quản lý nhà nước (HTQLNN) và hệ thống thi đua khen thưởng (HTTĐKT). Đánh giá SK/ĐT phục vụ TĐKT khác với đánh giá để công nhận sáng kiến và đánh giá để nghiệm thu đề tài. Có thể phân biệt như sau: TT | Nội dung | HTQLNN | HTTĐKT | Đánh giá SK/ĐT | 1. | Thời điểm đánh giá | 1. SK:Đánh giá, công nhận sau khi SK được áp dụng hoặc áp dụng thử. | Đánh giá sau khi SK/ĐT được công nhận/ nghiệm thu và được áp dụng (Thường từ 1 năm trở lên) | 2. ĐT:Đánh giá, nghiệm thu sau khi hoàn thành nghiên cứu theo hợp đồng. | 2. | Hội đồng đánh giá. | 1. SK:Chỉ có hội đồng cơ sở. SK phát sinh ở cơ sở nào thì HĐSK ở đó đánh giá, thủ trưởng chứng nhận. | HĐSK hoặc HĐSK/ĐT. Có ở các cấp (trừ cấp toàn quốc) | 2. ĐT:ĐT cấp nào thì Hội đồng cấp đó đánh giá, nghiệm thu. | 3. | Tiêu chí đánh giá | 1. SK:Tính mới (Mức độ mới của SK). Đã được áp dụng hoặc áp dụng thử, hiệu quả, hoặc khả năng mang lại hiệu quả | Phạm vi đã được áp dụng và ảnh hưởng (cấp cơ sở, cấp tỉnh, hay cấp toàn quốc),hiệu quả (Cao, Trung bình, Thấp, hoặc Cao, Đạt yêu cầu và Không đạt yêu cầu). | 2. ĐT:Tính mới, tính sáng tạo, giá trị đóng góp về khoa học và thực tiễn. Khối lượng công việc chuyên môn, số lượng, chủng loại và chất lượng sản phẩm khoa học. công bố khoa học (Có hợp đồng thì căn cứ hợp đồng để đánh giá, nghiệm thu).Xếp hạng ĐT Xuất sắc, đạt yêu cầu và không đạt yêu cầu. | 4. | Giấy chứng nhận | 1. SK:Cơ sở chứng nhận sáng kiến (theo mẫu của Thông tư 18/2013/TT-BKHCN). Giấy chứng nhận có giá trị bản quyền, có giá trị giao dịch dân sự. | - Chứng nhận phạm vi áp dụng và ảnh hưởng của SK/ĐT (Phạm vi cấp cơ sở, cấp tỉnh hay cấp toàn quốc). - Để xét TĐKT. | 2. ĐT:Cấp quản lý ĐT chứng nhận nghiệm thu, chứng nhận giao nộp sản phẩm. (Để làm căn cứ thanh quyết toán, thanh lý hợp đồng) | 5. | Số lượng đồng tác giả | Phạm vi rộng. | Giới hạn ở những người tham gia chính (Thường tối đa 5 người). | 6. | Đối tượng thay thế SK/ĐT | Không quy định (ở tất cả các ngành, các cấp) | - Trung ương không quy định. - Các tỉnh vận dụng quy định khác nhau. |
III. Khuyến nghị Luật TĐKT cần có điều khoản giao cho Chính Phủ chỉ đạo Bộ Nội vụ quy định, hướng dẫn thực hiện thống nhất việc đánh giá quy mô, hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài để phục vụ TĐKT. 1. HTTĐKT không đánh giá SK/ĐT chồng chéo, trùng lặp, lẫn với với HTQLNN.Nên quy định riêng, tách bạch vấn đề đánh giá SK/ĐT để phục vụ xét TĐKT. Chủ yếu là quy định nội dung, tiêu chí, phương thức đánh giá phạm vi áp dụng, hiệu quả và tầm ảnh hưởng của SK/ĐT. Còn về tính mới, tính sáng tạo, giá trị khoa học và thực tiễn, khả năng áp dụng và hiệu quả có thể mang lại...chủ yếu là kế thừa, dựa vào đánh giá công nhận, nghiệm thu của các cấp hội đồng HTQLNN. Trường hợp cần thiết mới xem xét kỹ thêm. Phạm vi áp dụng và ảnh hưởng của SK/ĐT nên được định lượng. SK/ĐT được áp dụng ở 01 cơ sở là có phạm vi áp dụng và phạm vi ảnh hưởng cấp cơ sở. Nhưng SK/ĐT được áp dụng từ mấy đơn vị trở lên ở mấy huyện trở lên mới có phạm vi áp dụng và ảnh hưởng trong toàn tỉnh (nên từ 3 huyện trở lên). Và SK/ĐT được áp dụng từ mấy đơn vị trở lên ở mấy tỉnh trở lên mới có phạm vi áp dụng và ảnh hưởng trong toàn quốc? (Nên từ 3 tỉnh lên). Cần có sự khảo sát, thăm dò, điều tra XHH, hội thảo khoa học. Việc đánh giá hiệu quả phức tạp hơn. Cần định ra tiêu chí về hiệu quả phù hợp với từng nhóm sáng kiến (Giải pháp kỹ thuật, Quản lý, tác nghiệp); phù hợp với từng nhóm đề tài (Công trình nghiên cứu khoa học, công trình nghiên cứu phát triển công nghệ, công trình nghiên cứu ứng dụng công nghệ, hoặc các nhóm công trình thuộc từng lĩnh vực khoa học Kỹ thuật và công nghệ, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và nhân văn.). Có tiêu chí đánh giá theo định lượng, có tiêu chí kết hợp định lượng với định tính. Càng định lượng rõ thì đánh giá càng dễ. Vấn đề các địa phương ít để ý là công bố khoa học. Nghiên cứu khoa học cấp tỉnh mức đầu tư ngân sách cũng khá lớn, bình quân 700-800 triệu đồng/đề tài. Đã nghiên cứu thì trước hết phải có công bố khoa học trên các tạp chí chuyên ngành. Những đề tài nghiên cứu không có công bố thì không nên nghiệm thu và không đưa vào xét TĐKT. 2. Phương thức đánh giá công nhậncần được cân nhắc. Đánh giá, công nhận SK theo Thông tư 18/2013/TT-BKHCN là hội đồng sáng kiến HTQLNN bỏ phiếu kín theo đa số (đồng ý công nhận hay không), chứ không yêu cầu thang điểm, khung điểm. Đánh giá, nghiệm thu ĐT theo HTQLNN trước năm 2010, có thang điểm và khung điểm, hiện nay đã chuyển sang hình thức bỏ phiếu theo đa số. Xếp hạng đề tài cũng thay đổi, chuyển từ 4 mức (Xuất sắc, Khá, Trung bình, Không đạt) sang 3 mức (Xuất sắc, Đạt yêu cầu, Không đạt yêu cầu). HTTĐKT nhiều tỉnh lại đánh giá bằng cách chấm điểm theo thang điểm và khung điểm tương đối phức tạp cho cả phạm vi ứng dụng và hiệu quả. Có thể bỏ phiếu kín hoặc chấm điểm. Nếu chấm điểm thì cũng chỉ nên áp dụng cho phần đánh giá hiệu quả áp dụng của những SK/ĐT lọt vào khung phạm vi ứng dụng và phạm vi ảnh hưởng. Chấm theo thang điểm, khung điểm hay bỏ phiếu kín đều nên theo 3 mức: Cao, Trung bình và Thấp hoặc Cao, Đạt yêu cầu và Không đạt yêu cầu. 3. Số lượng đồng tác giảcũng là một vấn đề. Phạm vi tham gia SK/ĐT theo HTQLNN thường rất rộng (Ví dụ, tham gia đề tài cấp tỉnh gần đây đã được giới hạn bớt, nhưng tối đa vẫn tới 10 người). Về HTTĐKT, Nghị định 91/2017, Thông tư của Bộ Nội vụ (08/2017, 12/2019, 05/2020, 03/2021 (hợp nhất) cũng hướng dẫn cụ thể, mà để khung rất rộng (tác giả và đồng tác giả là những người trực tiếp tham gia SK/ĐT). Trong khi đó, giải pháp Hội thi Sáng tạo kỹ thuật, Cuộc thi Sáng tạo TTNNĐ các cấp giới hạn cả tác giả và đồng tác giả tối đa 5 người. Còn tiêu chuẩn để xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú là phải trực tiếp chủ trì đề tài khoa học (chứ không phải đồng tác giả). Một SK hay một ĐT mà có tới 10 người, ai cũng có thể được xét danh hiệu TĐKT là hơi nhiều. Một số tỉnh đã giới hạn tác giả và những người tham gia chính ở mức tối đa 3-5 người (đồng tác giả do tác giả và nhóm nghiên cứu chọn trong số những người trực tiếp tham gia). Đây là hướng tích cực, có thể tránh được tình trạng lạm dụng “ké tên”. Các tỉnh nên tham khảo. 4. Đối tượng thay thế SK/ĐT Đối tượng thay thế SK/ĐT để xét danh hiệu TĐKT, Luật, Nghị định, Thông tư không quy định, nhưng các tỉnh vận dụng. Các tỉnh công nhận thay thế SK/ĐT ở phạm vi hẹp là Bằng Lao động sáng tạo, Sáng chế, Giải thưởng KH&CN, Giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật...). Hoặc phạm vi rộng, bao gồm cả Giải thưởng VHNT, Giải thưởng Báo chí, Huy chương thể thao... Những đề xuất, kiến nghị của cá nhân hoặc nhóm có giá trị được cấp ủy, chính quyền, đoàn đại biểu Quốc hội sử dụng đưa vào chủ trương chỉ đạo thực hiện cũng nên có hình thức chứng nhận, hồ sơ hóa để thay thế SK/ĐT. Bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín trong nước và quốc tế (thuộc danh mục của Hội đồng chức danh nhà nước) cũng xứng đáng thay thế SK/ĐT. Nhưng không nên mở rộng sang nhóm đối tượng đề án, chương trình, kế hoạch, nghị quyết, văn bản quy phạm của cấp ủy và chính quyền... Vì nhóm đối tượng này là sản phẩm chung của nhiều người, của nhiều công đoạn soạn thảo và thông qua, ít mang dấu ấn cá nhân. Đã từng và hiện đang có một số tỉnh đã đưa nhóm đối tượng này vào thay thế SK/ĐT, nhưng dư luận và báo chí phản đối. 5. Người hoạt động chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp Có khá nhiều danh hiệu thi đua, danh hiệu vinh dự và hình thức khen thưởng phải đáp ứng điều kiện SK/ĐT. (Trong lĩnh vực VHNT là tác phẩm, Giải thưởng, Huy chương...). Nhưng cả Luật, Nghị định, Thông tư của cấp Trung ương và quy định của cấp tỉnh, cấp bộ, ngành đều chưa có sự phân biệt giữa nhóm đối tượng chuyên nghiệp và nhóm đối tượng không chuyên. Ví dụ, đối với CBCCVC, sẽ hợp lý hơn khi có sự phân biệt điều kiện đề tài, công trình, tác phẩm để xét TĐKTgiữa nhóm những người nghiên cứu hay sáng tác chuyên nghiệp và nhóm những người không chuyên./.
|