Tìm hiểu nghề nuôi cá thịt giòn và cây đậu tằm
Phan Đức
Thời gian gần đây, một món ăn được khá nhiều người yêu thích tại các nhà hàng, quán ăn là cá chép, cá trắm giòn. Đủ các món, xào, om, chiên, nướng, lẩu... Giá cả không rẻ nhưng cũng không quá cao, lại có vị ngon và lạ nên nhiều người sẵn sàng bỏ tiền túi ra để được “Thưởng thức”. Thịt của cá chép giòn khi chiên không bị teo tóp mà giòn dai nhờ đặc tính chịu lửa, đặc biệt là vẫn giữ được vị béo mềm và thơm lừng trong từng thớ thịt.Thịt của chúng không thể dùng đũa để dẻ như cá chép, cá trắm thường, mà phải dùng dao hoặc kéo cắt thành miếng vừa miệng. Lẩu cả cá hồi, cá tầm cũng là hảo hạng, nhưng quá lửa dễ bị bở thịt. Còn lẩu cá giòn thì dù quá lửa thị vẫn giòn dai dai, sừn sựt, không bở. Nên nhiều gia đình mua về nhà thường để nấu lẩu.
Giá cá chép giòn, cá trắm trắng giòn bình quân trên dưới 200.000đồng/kg. Có nơi bán 200.000-250.000đ/kg, nhà hàng bán tới 350.000-400.000 đ/kg. Ở Sơn La, mấy năm nay, chợ trung tâm và chợ 07/11 cũng đã có cá giòn từ miền xuôi đưa lên. Phổ biến trên dưới 5 kg/con, giá bình thường 160.000-170.000đ/kg, dịp sau Tết năm nay lên 180.000-190.000 đô đồng.
Cá chép giòn |
Cá trắm giòn |
I. Kỹ thuật nuôi cá thịt giòn
Không phải trong tự nhiên hay là người ta lai tạo ra được giống cá thịt giòn. Vẫn là cá bình thường, nhưng bí quyết là cho cá ăn thức ăn đậu tằm một cách hợp lý (Đậu tằm được giới thiệu kỹ ở phần sau, nó không phải là đậu xanh mà một số vùng ở nước ta vẫn quen gọi bằng một tên khác là đậu tằm, mà là một dòng của đậu răng ngựa). Nuôi bằng đậu tằm để tạo ra sản phẩm cá giòn hình thành từ năm 1998 ở một số nước châu Âu. Sau đó nhanh chóng lan rộng ở Trung Quốc. Ai phát minh ra công nghệ nuôi cá giòn bằng đậu tằm thì chưa thấy tài liệu nào nói tới. Và tại sao chỉ nuôi được cá giòn từ cá chép và cá trắmcũng chưa có tài liệu nào giải thích. Tại miền Bắc, nuôi cá chép giòn, cá trắm giòn bắt đầu xuất hiện từ năm 2006. Năm 2008, Trung tâm Giống thủy sản Hà Nội phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Hà Nội xây dựng mô hình nuôi cá trắm, cá chép giòn trong lồng tại Đan Phượng (Hà Tây) khá hiệu quả, sau đó mô hình phát triển ở nhiều nơi trong vùng. Ban đầu, cá giòn được nhập khẩu từ Liên bang Nga và Hungary. Sau đó, một số cơ sở và hộ nông dân đã sáng tạo bằng cách lai tại giống cá giòn nhập khẩu từ châu Âu với cá trắm, cá chép Việt Nam. Hiện nay cá giòn được nuôi nhiều ở Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Nghệ An... (Miền Bắc), Cần thơ, An Giang, Vĩnh Long, Đồng Nai... (Miền Nam).
Đậu tằm có chứa tỷ lệ protein cao (Chất xơ), tới 31%, lipit (Chất béo) chỉ 0,15%. Thành phần protein trong đậu tằm có chất fibrinnozen. Đó chính là yếu tốlàm cho thịt cá săn chắc, dai, dòn, bảo đảm sạch, an toàn VSTP.
Trong khoảng 9 tháng đầu nuôi bằngthức ăn công nghiệp thông thường. Sau đó, 3-5 tháng trước khi thu hoạch nuôi bằng thức ăn đậu tằm. Thường 01 tấn cá thương phẩm cần 1,5 tấn đậu tằm.
Trước khi cho ăn, đem hạt đầu tằm ngâm trong nước 12-24 giờ (Tùy theo nhiệt độtự nhiên), những hạt to cắt làm đôi. Sau đó đãi sạch vỏ, mày, rồi trộn 1-2% muối, để trong vòng 10-15 phút rồi bắt đầu cho ăn.
Trước lúc cho ăn, phải luyện, bỏ cá nhịn đói 5 ngày. Trong 5 ngày đầu cho ăn đầu tằm, chỉ cho ăn với khối lượng nhỏ, chỉ chiếm 0,03% khối lượng cơ thể cá. Thời gian cho ăn thích hợp nhất là 16h chiều, vì đây là lúc cá hấp thu thức ăn tốt nhất. Sau đó tăng dần thức Ăn lên 1,5-3% khối lượng cá trong ao. Liều lượng cụ thể cần điều chỉnhthông qua việc kiểm tra thường xuyên thức ăntrong sàng (Hết hay còn). Trong thời gian đầu (Khoảng 1 tháng), không cho ăn bổ sung bất cứ thức ăn gì khác.
Hàng ngày, sau khi cho cá ăn 3 giờ thì kiểm tra thức ăn hết hay còn để chiều chỉnh lượng thức ăn lần sau. Hạt đậu tằm chìm khá nhanh, nên khi cho ăn cần rải từng ít một.
Khi cá đã quen ăn đầu tằm, thì mỗi ngày cho ăn 02 bữa vào 8-10h sáng và 16-18 h chiều. Thức ăn của cá nên cho vàománg đạt ở đáy ao, đáy lồng, diện tích khoảng 4-5m2. Xung quang máng bọc một lớp lưới thép hoặc lưới cước dày cao độ 25-30 cm. Một tháng vệ sinh máng ít nhất 2 lần, bảo đảm cho máng sạch sẽ để phòng bệnh cho cá.
II. Cây đậu tằm
|
Quả và hạt đậu tằm tươi |
Cây đậu tằm |
|
Hạt đậu tằm khô
1. Khái quát về cây đậu tằm
Trong chăn nuôi hiện nay, bà con nông dân đã biết sử dụng hạt đậu tằmđể chế biến thức ăn, nhằm đem lại khẩu phần ăn giàu dinh dưỡng cho vật nuôi.Cây đậu tằm hay cây đậu răng ngựa,tàu kê, có tên khoa học là Vicia faba, thuộc họ đậu, cây thảo và có lịch sử trồng trọt cách đây 5000 năm. Đậu tằm có nguồn gốc ở Địa Trung Hải, sau đó được trồng ở Châu Âu, theo con đường tơlụa vào các nước khác ở Châu Á.
Đậu tằm là loài cây có thân mọc thẳng, cao từ 0,5-1,8 mét với thân mập và có tiết diện hình vuông (Xem ảnh).Lácóchiều dài10–25cm, hình lông chim với 2-7lá chétvới màu xanh xám đặc trưng. Trái với các loài thực vậtchi Đậu răng ngựakhác, lá cây không có tua để leo quanh các giàn hay thân cây khác.Hoađậu cóchiều dài1-2.5cm với 5 cánh, trong đó 1 cánh hoa lớn có màu trắng, còn 2 cánh hoa 2 bên có màu trắng với một chấm đen (Màu đen thực sự chứ không phải màu xanh đậm hay tím đậm gần đen và 2 cánh hoa dưới (Liền nhau tạo thành hình thuyền) có màu trắng. Quảđậu rộng, có vỏ dai, lúc còn non màu xanh và khi chín có màu nâu đen, phủ nhiều lông tơ. Đối với các nòi tự nhiên, quả đậu cóchiều dài5–10cm và đường kính 1cm, tuy nhiên nhiều giống đậu trồng có thể có quả dài 15–25cm và dày 2–3cm. Mỗi quả bao gồm 3-8hạtcó hình tròn hay bầu dục với đường kính 5–10mm; tuy nhiên hạt của các giống đậu trồng thì có hình dạng dẹt và có thể dài tới 20–25mm, rộng 15mm và dày 5–10mm. Đậu răng ngựa có bộnhiễm sắc thểnhị bội (2n) với 6 cặp nhiễm sắc thể. 5 cặp đầu có nhiễm sắc thể dạng que, còn cặp thứ 6 có nhiễm sắc thể khuynh tâm.
Đậu tằm được trồng phổ biến ở 47 nước với diện tích vào khoảnggần 3triệu ha, năng suất ước tính trên dưới 1,5/ha, sản lượngtrên 4 triệu tấn. Trong đó Trung Quốc (1,8 triệu tấn), Châu Phi (1,2 triệu tấn) là nơi trồng nhiều nhất. Đậu tằm được trồng tại Việt Nam lần đầu vào tháng 7/2009.
Hạt đậu tằm có giá trị dinh dưỡng cao: protein 30%, 8 loại axit amin thiết yếu, tinh bột 49%, chất béo 0.8%. Do đặc điểm giàu đạm và tinh bột nhưng rất ít chất béo, hạt đậu tằm có thể dùng làm lương thực cho người và làm thức ăn chăn nuôi có giá trị.
Hạt đậu tằm chín xanh có hàm lượng nước 70%, protein 13%, chất béo 0,7%, hợp chất hydratcacbon 11,7%, chất xơ thô 37,2%, tro 1,2% và các khoáng chất Ca, P, Fe, caroten, vitamin B1, B2, PP, C, có tiềm năng trở thành loại rau bổ dưỡng cho con người và cả vật nuôi.
Mặc dù hạt đậu tằm giàu đạm, ít béo nhưng trong đậu có chứa chất kháng dinh dưỡng, cản trở khả năng hấp thụ của cơ thể người và vật nuôi. Hiện nay có thể sử dụng các biện pháp sinh lý hóa để xử lý chất kháng dinh dưỡng này để đem lại khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ đậu tằm tốt nhất cho con người và vật nuôi. Cần lưu ý đậu sống chứa cácalkaloidvicine,isouramilvàcovicinecó thể gây ngộ độc (Làm vỡ hồng cầu). Hiện nay nguồn đậu tằm khá phong phú, trồng ở miền Trung, Đà Lạt, nhập từ Trung quốc, Thái Lan với giá khá rẻ (14.000-15.000đ/kg).
2. Điều kiện để trồng đậu tằm
2.1. Nhiệt độ
Đậu tằm là cây ôn đới, ưa khí hậu mát mẻ và ẩm ướt, có khả năng thích ứng cao.
– Nhiệt độ nảy mầm: thích hợp nảy mầm ở là 25oC, thấp nhất 3,8oC
– Nhiệt độ phát triển: 14-16oC. Có thể chịu được 3-4oC
– Nhiệt độ ra hoa, thụ phấn: 15-22oC
2.2. Ánh sáng
Đậu tằm là cây ưa ánh sáng ngày dài, cần nhiều ánh sáng để đạt năng suất cao. Thiếu ánh sáng sẽ gây rụng hoa, giảm nốt sần ở rễ, giảm năng suất sinh học và năng suất hạt.
2.3. Nước
Đậu tằm là cây ưa ẩm, trong thời kỳ gieo hạt cần tưới đủ nước. Trong giai đoạn đầu sinh trưởng, hạn chế nước để rễ ăn sâu xuống đất, tăng nốt sần. Thời kỳ cây cho quả, cần tưới nhiều nước nhưng cần chú ý tránh để nước đọng, gây bệnh khô héo và rỉ sắt. Khi quả chín, lượng nước giảm dần.
2.4. Đất
Rễ đậu tằm phân bố trong tầng đất canh tác 30cm. Cần giữ cho đất có độ ẩm, tơi xốp để thoáng khí, thoát nước dễ dàng, như vậy rễ và các nốt sần mới phát triển tốt được. Độ pH phù hợp cho đậu tằm vào khoảng 6,2-8.
III. Trồng đậu tằm ở Việt Nam
Tháng 7/2009 Trường Đại học Thành Tây nhập một số giống đậu tằm từ Trung Quốclần đầu tiên đưa vào trồng thử ở một số địa phương của Việt Nam.
Ở nước ta trồng đậu tằm hướng tới 2 mục tiêu:
- Trồng đậu tằm lấy hạt khô làm lương thực, sản xuất tinh bột, prôtêin… Với hàm lượng tinh bột và prôtêin cao, nếu xử lý tốt những chất có hại, hạt đậu tằm có thể là lương thực quý cho người và vật nuôi.
Nếu sản xuất có hiệu quả, thì hạt đậu tằm sẽ trở thành một nguồn lương thực thực phẩm tốt, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, nhất là trong điều kiện các vùng đồng bằng nước ta chịu ảnh hưởng của mực nước biển dâng cao do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu làm trái đất ấm lên.
- Trồng đậu tằm làm rau hạt ăn tươi. Hạt đậu tằm chín xanh rất giàu dinh dưỡng làm rau ăn hạt cung cấp cho thị trường trong nuớc và có khả năng xuất khẩu lớn sang thị trường nhiều nuớc.
Kết quả trồng thử nghiệm đã bước đầu rút ra:
1. Một số vùng có khả năng trồng đậu tằm:
Căn cứ vào điệu kiện nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, đất đai, nước ta có 3 vùng có thể trồng đầu tằm. Đó là Vùng Đồng bằng sông Hồng;Vùng cao miền núi phía Bắc; Vùng cao Tây Nguyên.( Thời vụ trộng ở từng vùng, xem ở mục 3.2.3).
2. Quy trình kỹ thuật
2.1. Làm đất
Nếu trồng đậu tằm trên đất màu thì phải cày bừa kỹ, đảm bảo đất tơi xốp, thoát nước tốt.
Nếu trồng trên đất lúa, thì không cày lật, chỉ cần làm luống rộng 1,5m, có rãnh thoát nước tốt, đảm bảo sau khi trồng, cây đậu tằm mọc rễ thuận lợi, nốt sần phát triển tốt.
2.2. Chọn giống và xử lý hạt giống
Cần chọn giống tốt có năng suất cao, chất lượng tốt. Nên chọn giống đậu tằm quả dài, hạt đậu tươi lớn, vỏ mỏng, thịt mềm mịn, nhiều đường. Nói chung các giống tốt có quả dài trên 90mm, trọng lượng 100 hạt tươi trên 100g , thời gian sinh trưởng 140 – 160 ngày.
Giống đậu tằm Nhật được nhập vào Trung Quốc từ năm 2000 đã trồng thành vùng ở Quảng Châu, quả dài, hạt lớn, khi hấp chín vỏ mỏng, thịt mềm, giàu dinh dưỡng, phù hợp ăn tươi hoặc cấp đông, hiệu quả kinh tế rất cao.
Đậu tằm Nhật cây cao 70 – 90 cm, tán xoè, lá rộng, thon, màu đậm, hoa phấn trắng điểm đỏ tía. Sinh trưởng mạnh, phân cành khoẻ. Cành hữu hiệu 4 – 8 cành/cây. Mỗi cây có 10 – 15 quả, có cành 30 quả. Quả mọc thấp, cách mặt đất 20 cm. Quả non màu xanh, dài 8 – 15cm, rộng 2,5 – 3cm, mỗi quả 2-3 hạt. Trọng lượng 100 hạt tươi 400 – 500g, trọng lượng 100 hạt khô khoảng 210 g. Từ khi gieo đến khi thu hái 120 – 140 ngày, năng suất quả tươi 12tấn/ha, nếu thâm canh tốt có thể đạt trên 15 tấn/ha, năng suất hạt tươi đạt 6 tấn/ha. Giống đậu tằm Nhật chịu rét, chịu hạn, chịu đất xấu, chống bệnh tốt.
Hạt đậu tằm được bảo quản tốt sử dụng được 2 – 3 năm, có khi 5 – 6 năm, thậm chí 15 – 20 năm. Khi trồng phải chọn hạt to, mẩy, không có vệt sâu bệnh,phơi nắng 2 -3 ngày, ngâm vào nuớc 30oC trong 20 – 30 giây rồi lại ngâm vào nước lã 1 ngày đêm. Sau đó lấy hạt đã ngâm đem ủ thúc mầm, khi mầm rễ phôi dài 1- 2cm thì đem trồng vào bầu hoặc trồng ngoài ruộng
2.3. Thời vụ trồng
Nước ta chưa từng trồng đậu tằm, nhưng có thể khuyến cáo thời vụ trồng ở các vùng như sau:
a. Vùng Đồng bằng sông Hồng:
- Trồng trên đất màu: Có thể trồng vào đầu tháng 9 để thu hái vào tháng 1 năm sau.
- Trồng vào vụ đông trên đất lúa: Có thể dùng cách ươm hạt vào bầu từ 15/9 đến hết tháng 9, trong bầu có phân hữu cơ vi sinh. Trước 5/10 ra ngôi trồng vào ruộng lúa, thu hái vào cuối tháng 1 năm sau, để kịp đất cấy lúa xuân. Cũng có thể ươm hạt ra mầm rồi trồng thẳng vào ruộng lúatrước 5/10, nhưng thu hái vào đầu tháng 2 năm sau, thời vụ sẽ rất khẩn trương.
b. Vùng cao các tỉnh miền núi phía Bắc (độ cao trên 600m):
- Trên đấtruộng 1 vụ sau khi thu hoạch lúa mùa: trồng đậu tằm từ tháng 10 thu hoạch vào tháng 3 năm sau.
- Trên đất nương rẫy: nên trồng vào tháng 7 - 8, thu hoạch vào tháng 12 sau khi vừa bước vào mùa khô.
c. Vùng cao các tỉnh Tây Nguyên:
- Trên đất màu: có thể trồng vào vụ xuân từ tháng 2, thu hái vào tháng 7, cũng có thể trồng vào tháng 7 thu hái vào tháng 11.
- Trên đất trồng cây lâu năm chưa khép tán: có thể trồng xen vào vườn cây lâu năm trong mùa mưa.
2.4. Khoảng cách, mật độ
Phải đảm bảo mật độ trồng, để đạt năng suất cao.Nói chung ở vùng nóng, bón phân nhiều, gieo sớm thì trồng thưa hơn vùng mát, mưa ít, trồng muộn.
Khoảng cách cây x hàng30 x 40 cm, mật độ khoảng 70.000 – 80.000 cây/ha lượng hạt khoảng 90kg/ha (giống Nhật).
2.5. Bón phân, tưới tiêu nước
Đậu tằm nhạy cảm với phân bón, nhất là P, K. Bón lót trước khi trồng 500 kg NPK/ha. Vào thời kỳ sinh trưởng tuỳ sự sinh trưởng của cây để quyết định mứcbón thúc. Vào lúc ra hoa bón 120kg ure/ha để tăng tỷ lệđậu quả và đậu hạt. Vào lúc ra quả, bón thúc 2 – 3 lần, nên dùng phân hữu cơ vi sinh bón 1 tấn/ha.
Vào thời kỳ cây con đậu tằm chịu khô hạn tốt, sau ra hoa cần đủ ẩm, nếu đất khô cần tưới. Nhưng chú ý không để đọng nước, nếu đọng nuớc rễ phát triển kém, rụng hoa quả nhiều. Vào thời kỳ đậu quả, không cần tưới nuớc, giữ đất khô ráo để tăng tỷ lệ đậu quả.
2.6. Bấm ngọn, tỉa cành
Đậu tằm cần được bấm ngọn, tỉa cành để cải thiện điều kiện thông thoáng, phân phối dinh dưỡng hợp lý, tăng năng suất, gồm 3 việc sau:
- Ngắt ngọn thân chính: khi cây cao 20 cm thì ngắt ngọn thân chính
- Tỉa cành: Cây đậu tằm Nhật phân cành nhiều, nhưng không phải mọi cành đều ra quả, nếu để cành mọc tự nhiên, độ thoáng kém, giảm cành hữu hiệu, rụng hoa quả nhiều. Do đó phải kịp thời tỉa bớt cành, khử cànhyếu, cành có bệnh, và cành mọc chậm. Chỉ nên giữ 4 – 8 cành hữu hiệu trên 1 cây, các cành còn lại cầncắt tỉa trước khi ra hoa, kết quả.
-Bấm ngọn: đậu tằm Nhật ra hoa, kết quả từ dưới lên, càng gần phía ngọn, hoa quả càng ít, do đó đến khi vào thời kỳ ra hoa rộ cần bấm ngọn để ngăn dinh dưỡng chuyển lên ngọn mà tập trung vào hoa quả ở dưới, tăng số quả và hạt, chín đều, năng suất cao. Việc bấm ngọn làm vào ngày nắng.
2.7. Phòng trừ dịch bệnh
Đậu tằm dễ bị rệp, bọ trĩ gây hại, cần diệt trừ kịp thời. Nếu phát hiện cây bị virut gây hại thì lập tức nhổ bỏ rồi huỷ ngay, không để lây lan. Đậu tằm cũng có bệnh đốm đỏ, đốm nâu, chủ yếu là phòng ngừa bằng cách giảm độ ẩm trong ruộng, tăng bón P, K, tỉa cành, nhổ cây bệnh kịp thời, khi cần thiết thì dùng thuốc để chữa trị.
8. Thu hái
Thu hái đậu rau ăn tươi phải kịp thời để đảm bảochất lượng thương mại của sản phẩm. Khi hạt đã đẫy, màu vỏ xanh nhạt, rốn hạt có vết đen chưa rõ thì thu hái để làm đậu rau ăn hạt tươi. Quả thu hái xong không được chất đống,kịp thời bóc hạt để bán hạt tươi hoặc đưa vào cấp đông. Thời vụ hái cần làm gọn trong 10 ngày, nên thu vào ngày nắng ráo. Nếu trồng đậu tằm lấy hạt khô thì thu hoạch vào sau khi hạt đã chín khô.
IV. Vấn đề đặt ra
Tỉnh Sơn La có mặt nước lớn, điều kiện nuôi cá thuận lợi, nhất là mặt nước lòng hồ thủy điện Sơn La, Thủy điện Ngọc Chiến...Thực tế các hộ dân và hợp tác xã đã nuôi hàng ngàn lồng cá, trong đó cá trắm và cá chép tương đối phổ biến. Nhưng chưa có ai thử nghiệm áp dụng công nghệ “biến” cá chép thường, cá trắm thường thành cá chép giòn, cá trắm giòn đặc sản, bán giá cao. Trước mắt có thể nhập hạt đậu tằm từ ngoài vào. Nhưng tương lại, nhiều vùng cao ở Sơn La có thể phát triển cây đậu tằm, nhất là vùng Môc Châu. Trở ngại chủ yếu hiện nay là trồng đậu tằm ở Tây Bắc năng suất còn thấp, trong khi giá nhập khẩu đang rẻ. Khi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy năng suất đậu tằm lên thì cả cây đậu tằm và nghề nuôi cá thịt dòn đều có triển vọng phát triển.
Thiết nghĩ, Sơn La nên đầu tư đề tài nghiên cứu hoặc dự án sản xuất thử nghiệm( thử nghiệm nuôi cá thịt giòn và thử nghiệm trồng cây đậu tằm). Nên nghiên cứu việc dùng đậu tằm làm thức ăn cho các vật nuôi khác có tác dụng tích cực như thế nào ./.
Tài liệu tham khảo:
1.Nuôi cá thịt giòn. BioSpring. com.vn. Công ty thức ăn chăn nuôi hữu cơ
2. Đậu răng ngựa. Wikipedia.org.
3. Cây đậu tằm: Kiến thức và cách trồng. nong nghiep.farvina.com
4.Trồng thử nghiệm cây đậu tằm ở Việt Nam.Báo điện tử nông nghiệp việt nambaonnvn.vnn.vn
5. Tư liệu, ảnh internet.