KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG VÀ TRỒNG CÂY SƠN TRA (Táo mèo)
Sơn tra là cây gỗ nhỡ cao 5 - 15m, chủ yếu ở độ cao từ 800 -2000m, thớch hợp với vựng cú nhiệt độ bình quân tháng 17,5 - 18,50C, độ ẩm 84 - 86%, đất còn tính chất đất rừng có hàm lượng mùn cao, đất hơi chua, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình. Mùa ra hoa tháng 2-3, mùa quả chín tháng 8-10.
Quả Sơn trachứa Tanin, đường, acid, tartric, acidcitric nên có rất nhiều công dụng. Làm thức ăn dùng trong sinh hoạt hàng ngày, chế biến rượu vang, nước ép, mứt, ô mai, dược liệu... . Ngày nay quả Sơn tra được tinh chế thành nhiều sản phẩm đa dạng có giá trị kinh tế cao để tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.
Sơn La là vùng thuận lợi để phát triển cây sơn tra. Hiện Sơn La có trên 9.000 ha cây sơn tra; sản lượng đạt 95.450 tấn. Đến năm 2020, tỉnh Sơn La phấn đấu đạt 27.800 ha, sản lượng đạt 133.440 tấn; định hướng đến năm 2030 là 35.000 ha, sản lượng đạt 196.000 tấn; trong đó diện tích cho quả đạt khoảng 28.000 ha. Tập trung phát triển cây sơn tra chủ yếu ở 10/12 huyện, thành phố, gồm: Thuận Châu, Mường La, Bắc Yên, Phù Yên, Mộc Châu, Vân Hồ, Yên Châu, Mai Sơn, Sông Mã và Sốp Cộp. Đã xuất hiện nhiều mô hình xóa đói, giảm nghèo vươn lên khá bằng trồng cây sơn tra.
BBT xin giới thiệu quy trình nhân giống và trồng cây Sơn tra.
I. NHÂN GIỐNG
Cú 3 phương phỏp: Nhân giống bằng hạt, bằng dâm cành, bằng ghép cây
1. Nhân giống bằng hạt
- Chọn cây mẹ
+ Cây sinh trưởng phát triển tốt.
+ Không bị sâu bệnh.
+ Năng xuất cao, ổn định ít nhất 3 năm khi bắt đầu ra quả.
- Tiêu chuẩn chọn quả giống
+ Quả có chất lượng tốt.
+ Quả to, chín vàng.
+ Không bị sâu, vẹo.
- Thu hái và cách bảo quản hạt giống hạt giống
Quả giống khi được lựa chọn lấy hạt giống, tiến hành tách bỏ phần thịt để lấy hạt giống, hạt được rửa sạch rồi hong khô bằng cách phơi hạt nơi mát thoáng gió cho đến khi hạt xe khô nhặt bỏ hết tạp chất, sau đó ta tiến hành xử lý hạt hoặc bảo quản hạt, càng để lâu thì tỷ lệ nảy mầm của hạt kém dần, sau khoảng 9 tháng đến 1 năm thì tỷ nảy mầm của hạt rất thấp . Vì vậy hạt cần tiến hành gieo ươm càng sớm càng tốt, nếu phôi hạt trắng thì còn khả năng nảy mầm ngược lại phôi hạt vàng thì mất sức nảy mầm. Nhứng hạt tốt có màu nâu hoặc đen.
Hạt được bọc kỹ để nơi thoáng mát hoặc bảo quản trong tủ lạnh.
- Vườn ươm
- Vườn ươm làm ở chỗ thoáng mát, thoát nước tốt, gần nguồn nước, tránh xa các mầm bệnh, thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển cây giống.
- San nên cho phẳng để xây dựng vườn ươm.
- Bố trí luống để xếp bầu có kích thước rộng 1m dài khoảng 10m, các luống cách nhau từ 40 - 50cm để tiện cho quá trình chăm sóc cây giống.
- Bầu dùng để gieo hạt làm bằng polyme, bầu có đáy, kích thước 10 x 15cm. Trước khi đóng bầu cắt thủng các lỗ nhỏ dưới đáy và xung quang bầu để đảm bảo bầu thoát nước tốt trong quá trình chăm sóc tránh để cây bị úng.
- Đất chọn để đóng bầu là đất ở tầng B không bị sâu bệnh, không lẫn tạp chất, đất được đập nhỏ sau đó dùng sàng nhỏ làm bằng lưới mắt cáo để sàng đất. tránh dùng đất sét để đóng bầu.
- Thành phần ruột bầu: 85% đất + 14% phân chuồng hoai mục + 1% lân, trộn thật đều trước khi đóng bầu.
- Giàn che: Giàn che có thể được làm bằng bằng lưới đen hoặc đan phên bằng nứa, cây Sơn tra trong giai đoạn vườn ươm thích ghi với chế độ che bóng khác nhau, giai đoạn từ 1-3 tháng tuổi độ tàn che khoảng 50 - 75%, đến gian đoạn từ 3 - 6 tháng tuổi độ tàn che còn khoảng 25 -50%, đến khi cây lớn hơn 6 tháng tuổi độ tàn che giảm dần.
- Xử lý hạt và gieo hạt
- Hạt được ngâm trong nước ấm (2 sôi + 3 lạnh) khoảng 6 giờ vớt ra để ráo nước rồi ủ hạt bằng các túi vải, hàng ngày ta rửa chua cho hạt 2 lần bằng nước ấm vào buổi sáng và buổi tối.
- Sau khoảng 8 ngày thì hạt bắt đầu nảy mầm.
- Tỷ lệ nảy mầm của hạt đạt 89 - 92%, thế nảy mầm của hạt 79 -82%, thời gian nảy mầm của hạt kéo dài khoảng 5 ngày.
- Khi hạt nảy mầm có chiều dài mộng của hạt dài khoảng 0,5cm tiến hành tra hạt vào bầu đã được chuẩn bị sẵn, hạt nảy mầm tới đâu thì tra tới đó, . Dùng que nhỏ tạo lỗ ở giữa bầu, cho hạt vào và phủ một lớp đất dày khoảng 2mm. Không nên để mầm hạt quá dài, nếu mầm hạt quá dài thì quá trình tra hạt mầm hạt hay bị gẫy.
- Chăm sóc cây con trong vườn ươm và phòng trừ sâu bệnh hại
- Sau khi cấy hạt vào bầu, thường xuyên tưới đủ ẩm cho cây con bằng bình ô doa hoặc vòi phun có lỗ phun nhỏ để không ảnh hưởng đến cây con, tránh phun bằng vòi phun to làm cây bị đổ gẫy.
- Thường xuyên nhổ cỏ phá váng cho cây.
- Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng rất cần thiết cho sinh trưởng phát triển của cây giống. Vì vậy định kỳ bón thúc cho cây con 1 lần/1tháng bằng phân (đạm + lân + Kali) hoặc phân chuồng tưới cho cây, 1 bình 10 lít phun cho khoảng 6 - 8m2, khi cây con còn nhỏ pha với nồng độ loãng, khi cây gieo ươm đã lớn pha với nồng độ đặc hơn. Ngoài ra cần theo dõi biểu hiện trạng thái của cây để cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng cho cây giúp cây sinh trưởng phát triển tốt: Thiếu N (Nitơ) thể hiện ở sự sinh trưởng chậm, lá vàng nhạt; Thiếu K (Kali) làm cho lá héo vàng sau đó màu vàng chuyển vào giữa, còn mép lá lại thành màu nâu; Thiếu P (Phốt Phát) cây sinh trưởng còi cọc, lá có màu tím sẫm hay đỏ, bộ rễ bị hư hại; Thiếu Fe (Sắt) và Mg (Magiê) lá thường có màu vàng vì 2 nguyên tố này có vai trò tạo thành diệp lục, Mg biểu hiện lá già bị vàng (úa vàng ở lá già), trong khi đó thiếu Fe thể hiện ở phiến lá bị vàng, các gân vẫn còn màu xanh.
- Sau khoảng 3 tháng tiến hành đảo bầu 1 lần.
Trong giai đoạn vườn ươm có bệnh xoăn lá, dùng thuốc trừ sâu Vital phun cho cây với nồng độ 2% phun 1 tuần 1 lần cho tới khi cây khỏi bệnh.
- Tiêu chuẩn cây con xuất vườn
+ Cây có từ 6 - 8 tháng tuổi.
+ Đạt HVN > 50cm, D00 > 0,4 cm.
2. Nhân giống bằng phương pháp giâm hom
Đây là phương pháp dựa trên khả năng hình thành rễ bất định một đoạn cành đã cắt rời khỏi cây mẹ.
- Nhà giâm hom.
Tuỳ theo điều kiện mà có thể làm nhà giâm hom như nhà bằng nilong, nhà Plastic ... tuỳ theo số lượng cây giống sản xuất mà xây dựng nhà giâm hom có kích thước to nhỏ khác nhau. Tuy nhiên nhà giâm hom phải đảm bảo các điều kiện: che được ánh sáng trực xạ, giữ ẩm và tránh gió, bên trong làm các luống giâm hom, luống giâm có kích thước rộng 1m dài 10m thành luống cao khoảng 10 - 12cm, lát nền bằng gạch, láng xi măng làm các lỗ thoát nước ở đáy, bên trên làm hệ hống che nắng giống như che nắng cho cây con, nếu có điều kiện thì làm hệ thống phun làm mát để làm giảm nhịêt độ trong những ngày nóng nắng.
- Nền giâm hom.
Nền giâm ảnh hưởng quyết định đến tỷ lệ ra rễ của hom, là nơi cắm hom và tạo điều kiện cho hom ra rễ, do đó nền giâm hom phải đảm bảo các yêu cầu: Sạch, không có nấm bệnh, thoáng, tơi xốp để đảm bảo cung cấp ô xy cho rễ, có khả năng thoát nước và giữ ẩm tốt.
Hom giâm trên giá thể cát vàng hoặc giâm trực tiếp vào bầu đất (đất ở tầng B không lẫn tạp chất). Giá thể cát vàng được rửa sạch, phơi nắng nhiều lần để diệt nấm bệnh. Sau đó cho cho cát vào luống giâm dày từ 10 - 15cm, gạt đều cho mặt luống giâm thật phẳng, không đè nên luống giâm làm cát bí chặt. Trước khi giâm 1 ngày cần tiến hành xử lý nấm bệnh cho nền giâm bằng thuốc nấm Benlát nồng độ 1%. Trong quá trình giâm phải đảm bảo cho giá thể luôn ẩm, hom luôn được phun mù để hom luôn tươi và chống khả năng thoát hơi nước của hom . Đối với vùng cao nhiệt độ thấp, có sương mù nên giâm trực tiếp vào bầu đất, vào những ngày có sương mù bỏ lớp phủ linông.
Giâm hom với nền giâm hom bằng cát có thời gian ra rễ ngắn hơn, cho tỷ lệ ra rễ cao hơn, nhưng cây giâm hom khi chuyển sang bầu thì hay bị chột. Giâm hom trực tiếp vào bầu thì thời gian ra rễ lâu hơn, tỷ lệ ra rễ thấp hơn nhưng cây giâm hom ổn định hơn.
- Dụng cụ tưới ẩm
Có thể làm hệ thống phun mù bằng các vòi phun tự động, tuỳ theo điều kiện thời tiết mà đặt chế độ phnn (thông thường đặt 30 phút 1lần phun, thời gian phun mỗi lần khoảng 5 - 10 giây) hoặc dùng bình phun mù để phun cho cành giâm hom.
- Khu huấn luyện giâm hom.
Khu vườn huấn luyện được làm như vườn ươm cây từ hạt, kích thước vườn to, nhỏ tuỳ thuộc vào số lượng hom sản xuất.
- Hom giâm
+Chọn hom giâm là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng ra rễ và sinh trưởng phát triển của cây hom sau này.
+ Hom được lấy là những hom không bị sâu bệnh, chọn đoạn đầu ngọn cành hoặc đoạn cành bánh tẻ lá tươi tốt.
+ Trong trường hợp vận chuyển cành giâm đi xa cần chú ý luôn giữ ẩm không cho hom bị khô héo bằng cách tưới ẩm bảo quản trong các thùng xốp hoặc nhúng gốc hom vào trong xô nước, tưới ẩm lá và bịt bằng nilong.
+ Cách thức tạo hom.
Hom có khả năng ra rễ là những hom lấy từ những cây nhiều tuổi ngoài tự nhiên đã qua trẻ hoá nhiều lần hoặc lấy từ những cây ít tuổi. Để sản xuất giâm hom có các cách tạo hom sau.
- Trẻ hoá cây mẹ ngoài tự nhiên nhiều lần để lấy hom. Với cách lấy hom này thì số lượng hom lấy được trên 1 cây mẹ không nhiều, số lượng cây mẹ đủ tiêu chuẩn chất lượng chọn được không nhiều, thời gian trẻ hoá lâu, tỷ lệ ra rễ của hom đạt mức độ trung bình.
- Hom lấy từ vườn giống gốc được tạo ra từ cây ghép hoặc cây hom. Mắt ghép, cành ghép và cành giâm hom được lấy từ những cây mẹ có phẩm chất tốt đã qua khẩu tuyển chọn. Như vậy với hình thức này vừa đảm bảo sản xuất thương phẩm với số lượng lớn vừa đảm bảo hom có tỷ lệ ra rễ cao tương đối cao, cây hom có phẩm chất tốt và giữ được ưu thế giâm hom so với cây gieo ươm từ hạt.
- Hom lấy từ những cây mẹ gieo hạt ít tuổi đảm bảo sản xuất với số lượng lớn, hom có tỷ lệ ra rễ cao nhưng ưu thế về cây hom không khác nhiều so với cây gieo ươm từ hạt.
+ Cắt hom.
Cắt hom giâm vào những thời gian râm mát không có nắng trong ngày, nên cắt vào sáng sớm và chiều tối. Tránh cắt hom vào lúc trưa có nắng vì làm như vậy hom bị mất nước đột ngột, tỷ lệ ra rễ sẽ kém.
Hom trước khi giâm phải được cắt thành những đoạn dài khoảng 12-15cm và để 1/3 - 2/3 lá của 2 đến 3 lá đầu ngọn hom, hom được cắt vát, mặt cắt hom phải phẳng không để xây xước, dập lát. Dùng dao hoặc kéo thật sắc để cắt hom, để hom luôn tươi và không bị bẩn tốt nhất là cắt hom tới đâu rồi xứ lý cắm hom tới đó.
- Điều kiện chiếu sáng và nhiệt độ.
Ánh sáng quá mạnh (ánh sáng trực sạ) hoặc nhiệt độ quá cao đều ảnh hưởng xấu đến khả năng ra rễ của hom, làm hom thoát nước mạnh nhanh héo, nấm bệnh sinh sôi làm hom bị thối.
Có thể điều chỉnh ánh sáng bằng cách làm giàn che để che ánh sáng chỉ cho phép ánh sáng tán sạ chiếu đến. Điều chỉnh nhiệt độ bằng cách giâm hom vào những tháng mát và có thể làm hệ thống phun mù bên trên, không nên giâm hom vào những tháng có nhiệt độ cao, nhất là mùa hè oi bức.
- Điều chỉnh độ ẩm
Độ ẩm giá thể và độ ẩm không khí có ý nghĩa quyết định đến khả năng ra rễ của hom. Vì vậy độ ẩm giá thể cần được điều chỉnh và quan tâm ngay từ lúc ban đầu mới giâm và phải được kiểm tra thường xuyên, luôn đảm bảo độ ẩm từ 80 - 85% độ ẩm bão hoà trong suốt qúa trình giâm (từ khi bắt đầu giâm đến khi hom chuyển sang vườn huấn luyện).
Độ ẩm không khí luôn giữa ở mức độ bão hoà hoặc gần bão hoà, để đảm bảo độ ẩm tốt cần thường xuyên phun mù cho hom, bất kể ngày hay đêm để giữ cho lá luôn ẩm hạn chế tối đa sự thoát hơi nước của hom, tuỳ thuộc vào thời tiết mà lượng nước phun cho phù hợp.
- Tiến hành giâm hom
Hom cắt về rửa thật sạch bằng nước sạch, sau đó hom được xử lý qua thuốc tím KMn04 khoảng 1 phút vớt ra để ráo nước, chấm hom vào thuốc kích thích ra rễ, chấm thuốc sao cho thuốc chỉ đủ phủ kín mặt cắt của hom (Thuốc kích thích tốt nhất đối với hom cây Sơn tra là NAA 0,5%, IAA 0,5% ở dạng bột), sau đó cắm hom vào nền giâm hom đã được chuẩn bị trước. Nền giâm hom luôn ẩm, hom cắm nghiêng so với nền hom khoảng 60 -750, khoảng cách cắm hom: hom x hom khoảng 3cm - 4cm, hàng hom x hàng hom khoảng 5 x 6cm.
Trong qúa trình giâm hom ta thường xuyên phun mù luôn giữ cho hom ẩm tránh hiện tượng thoát hơi nước mạnh, không để nền giâm hom ướt làm cho hom hay bị úng, thối.
Sau khi giâm hom khoảng 18 -22 ngày hom hình thánh nốt sần, sau khoảng 30 - 34 ngày hom ra rễ, Tỷ lệ ra rễ của hom đạt 90 - 92% (đối với nền giâm bằng cát) đạt 82-85% (đối với giâm hom trực tiếp vào bầu). Khi hom ra rễ bắt đầu chuyển màu vàng tiến hành cấy hom vào bầu đất đã được chuẩn bị sẵn, Kích thước bầu, thành phần ruột bâu như bầu dùng cho cây gieo ươm bằng hạt, khi chuyển hom sang bầu thao tác nhẹ nhành tránh làm hom bị chột, sau đó chuyển cây hom sang vườn huấn luyện cây hom.
- Chăm sóc: Sau khi chuyển cây sang huấn luyện thì thường xuyên tưới ẩm cho cây: Chăm sóc, tình hình sâu bệnh và cách phòng trừ cũng giống như cây ở giai đoạn vườn ươm.
- Thời vụ giâm hom: Đối với những hom lấy ở những cành bánh tẻ được trẻ hoá nhiều lần ở ngoài tự nhiên thì thời vụ giâm tốt nhất 3-4 vì thời gian này này cây ra các chồi mới. Còn hom được tạo ở vườn giống gốc thì thời gian giâm được tất cả trong năm trừ mùa hè.
- Tiêu chuẩn cây hom đem trồng
Cây được chăm sóc ở vườn huấn luyện ít nhất 3 tháng và đạt kích thước HVN > 35cm, D00 > 0,4cm.
3. Nhân giống bằng phương pháp ghép cây
- Công tác chuẩn bị
+ Dụng cụ vật tư.
- Dao ghép chuyên dụng (dao thật sắc để cắt không bị dập)
- Nilông chuyên dụng để buộc mắt gép hoặc cành ghép (loại nilông của Trung Quốc mềm mỏng).
+ Gốc ghép.
Là những cây gieo ươm hoặc những cây ở rừng tự nhiên cây sinh trưởng phát triển tốt không bị sâu bệnh, có bộ rễ khỏe, đạt D00 = 0,6 - 1,5cm; HVN = 0,6 -1,5m.
+ Mắt ghép hoặc cành ghép.
Được lấy từ những cây mẹ sinh trưởng phát triển tốt không bị sâu bệnh, có năng xuất cao ổn đinh.
Mắt ghép được lấy về ở trạng thái chồi ngủ, to khỏe.
Cành ghép to khoẻ có từ 2 đến 5 mắt ghép.
+ Vệ sinh gốc ghép.
Trước khi tiến hành ghép vệ sinh xung quang gốc ghép (vặt bỏ các chồi xung quanh gốc, làm cỏ, nhặt rác)
- Tiến hành ghép cây
Mắt ghép hoặc cành ghép lấy về trong quá trình vận chuyển và quá trình ghép phải được bảo quản lạnh hoặc trong các thùng xốp để cho hom luôn tươi không bị thoát hơi nước. Mắt ghép để ghép được lấy về dưới dạng cành ghép. Sau khi lấy cành ghép phải tiến hành ghép ngay không để thời gian bảo quản quá lâu.
+Ghép mắt.
Kiểu ghép mắt nhỏ có gỗ đơn giản dễ thao tác tỷ lệ sống mắt ghép cao đạt tới 90%.
Ghép mắt càng sát dưới gốc thì gốc ghép càng khoẻ, tuy nhiên tuỳ vào đường kính gốc ghép mà vị trí ghép tốt nhất cách gốc ghép từ 10 - 20cm.
Dùng dao ghép tạo một vết ghép trên gốc ghép hình lưỡi gà từ trên xuống dài từ 1,5 - 2cm, chỉ tạo vết ghép ở phần vỏ và phần biểu bì, sát với lớp vỏ không tạo vào lớp vỏ.
Dùng dao ghép chuyên dụng hoặc dao lam lấy mắt ghép dài tương ứng với vết ghép, chỉ lấy phần vỏ và phần biểu bì sát với phần tượng tầng, không lấy vào phần gỗ, không để mắt ghép xây xước, dập và bẩn. Đặt nhanh mắt ghép vào vết ghép và dùng nilông buộc kín mắt ghép, buộc từ dưới lên tránh để hở mắt ghép.
Sau khoảng 14- 16 ngày vết ghép liền tiến hành tháo bỏ lớp nilông và cắt bỏ phần trên của cây, cách mắt ghép khoảng 3- 5cm để kích thích cho mắt ghép nhanh nảy mầm. Sau khoảng 1 tuần thì mắt ghép bắt đầu nảy mầm.
+ Ghép cành.
Kiểu ghép chẻ bên đơn giản dễ thao tác cho tỷ lệ sống đạt khoảng 85%.
Cắt gốc ghép thật phẳng cách mặt đất từ 10 -15cm dùng dao sắc chẻ ở giữa gốc ghép sao cho vết chẻ dài bằng với phần cành ghép cho vào gốc ghép, cành ghép được vát theo hình mũi tên, cho cành ghép vào gốc ghép, dùng nilông buộc chắc, kín chỗ ghép và buộc phủ kín nilông lên cành ghép để tránh thoát nước của cánh ghép.
Sau khoảng 16 -18 ngày vết ghép bắt đầu liền, cành ghép sống bỏ phần nilông phủ kín trên cành ghép, còn phần nilông buộc ở chỗ ghép đến khi cành ghép phát triển bình thường mới tháo.
- Thời gian ghép
Tiến hành ghép vào tháng 2-3 vì thời gian này mắt ghép đang ở trạng thái chồi ngủ.
- Tiêu chuẩn cây con đem trồng
Sau khi mắt, cành ghép sống có từ 3 tháng trở nên chăm sóc ở vườn ươm và cây ghép có chiều cao >40cm
- Một số chú ý khi tiến hành ghép
+ Phải chọn mắt ghép, cành ghép và gốc ghép tốt.
+ Trước khi ghép cần bón phân cung cấp dinh dưỡng cho gốc ghép.
+ Do cây Sơn tra có khả năng nảy chồi rất mạnh nên trong quá trình ghép thường xuyên cắt bỏ các chồi ở dưới phần ghép để cho mắt ghép và cành ghép sinh trưởng phát triển tốt.
+ Che nắng cho gốc ghép để tránh cho gốc ghép thoát hơi nước mạnh và thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho gốc ghép, kích thích cho vết ghép nhanh liền.
+ Phải ghép nhanh không để nhựa bị khô, bị ô xy hoá.
+ Không làm dính bẩn vào mắt ghép, vết ghép, cành ghép.
+ Dụng cụ ghép phải sắc để cắt gọt, không làm dập và xước mắt ghép.
+ Nên ghép vào buổi sáng, tránh ghép lúc mưa, lúc nắng hoặc lúc lá còn ướt để khỏi ảnh hưởng đến vết ghép.
+ Ghép xong phải buộc chặt và che kỹ không để nước thấm vào mắt ghép.
d. Nhân giống bằng phương chiết.
Đối với cành Sơn tra dùng phương pháp chiết truyền thống rất khó ra rễ, ngay cả dùng thuốc kích thích cũng chỉ cho tỷ lệ ra rễ rất thấp 1-2%, chất lượng rễ kém. Vì vậy không nên dùng phương pháp chiết cành đối với cây Sơn tra.
II. GÂY TRỒNG
1.Chọn địa điểm
Ở độ cao từ 800 -2000m, nhiệt độ bình quân tháng 17,5 - 18,50C, độ ẩm 84 - 86%, đất có hàm lượng mùn cao, hơi chua, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình.
2.Phương thức trồng và mật độ trồng
+Trồng rừng thuần loài: Mật độ 1100 cây/ha (3 x 3m).
- Phát dọn thực bì: Thực bì được phát sạch toàn diện những cây thảm tươi ở tầng dưới và dây leo để lại những cây bụi tầng trên để che bóng. Thực bì được dọn thành băng sau đó đốt để hạn chế vật liệu cháy.
- Làm đất: Cuốc hố 60 x 60 x50cm, cuốc hố trước khi trồng một tháng.
- Bón phân: (Phân chuồng hoai mục từ 10 - 20kg + 0,1kg phân đạm + 0,2 kg phân NPK)/ hố, bón trước khi trồng khoảng 10 ngày, trộn đều phân với đất.
- Lấp hố: lấp đầy đất xuống hố trồng trước khi trồng.
- Thời vụ trồng
Tháng 6 - 7, chọn trười râm mát hoặc mưa để trồng.
- Tiêu chuẩn cây giống đem trồng
+ Cây giống gieo từ hạt: Cây có từ 6 - 8 tháng tuổi, đạt HVN > 50cm, D00 > 0,4 cm.
+ Cây giâm hom: Cây được chăm sóc ở vườn huấn luyện ít nhất 3 tháng và đạt kích thước HVN > 35cm, D00 > 0,4cm.
+ Cây ghép: Sau khi mắt, cành ghép sống có từ 3 tháng trở nên chăm sóc ở vườn ươm và cây ghép có chiều cao >40cm
- Trồng cây: chọn trời râm mát hoặc mưa để tiến hành trồng cây.
3.Chăm sóc
Sau khi trồng tiến hành chăm sóc cho cây trong 3 năm đầu, chăm sóc 2 lần/năm. Lần 1 vào tháng 4-5, lần 2 vào tháng 9 - 10.
Nội dung chăm sóc bao gồm:
- Phát dọn thực bì, cây bụi, dây leo.
- Xới và vun đất quanh gốc cây, đường kính vun gốc rộng 0,8 - 1m.
- Bón thúc phân năm thứ 2 kết hợp khi xới đất vun gốc lần 2, bón 0,2kgNPK/hố.
- Bảo vệ.
Thường xuyên bảo vệ không để trâu, bò, dê, con người ... vào phá hoại cây, không để xảy ra cháy rừng.
Một số hình ảnh
1.Nhân giống
2. Kết quả mô hình trồng cây Sơn Tra
PĐ
Nguồn: Đề tài khoa học cấp tỉnh" Ứng dụng công nghệ sinh học để nhân giống cây Sơn tra tại Sơn La.", năm 2006. Cơ quan chủ trì:Trung tâm khoa học lâm nghiệp Tây Bắc. Chủ nhiệm Ths Vũ Văn Thuận.