No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Giáo sư Phan Huy Lê một nhân cách lớn của sử học Việt Nam
Lượt xem: 4673




GIÁO SƯ PHAN HUY LÊ MỘT NHÂN CÁCH LỚN CỦA SỬ HỌC VIỆT NAM








Giáo sư,Nhà giáo Nhân dân Phan Huy Lê sinh ngày 23.2.1934 tại xã Thạch Châu, huyệnLộc Hà, tỉnhHà Tĩnh; là một trong những nhà sử học có uy tín hàng đầu ở Việt Nam và Chủ tịchHội Khoa học Lịch sử Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2016. Ông còn là ủy viên của nhiều hội đồng quốc gia như Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa, Hội đồng Chính sách Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Hội đồng Lý luận Trung ương, Hội đồng Khoa học và Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội, Hội đồng Học hàm Nhà nước, Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia...


GS.Phan Huy Lê sinh trưởng trên vùng đất địa linh nhân kiệt Hà Tĩnh và thừa hưởng truyền thống dòng họ Phan Huy với nhiều danh nhân như Phan Huy Ích, Phan Huy Chú, Phan Huy Vịnh...; bên ngoại cũng có những nhân vật nổi tiếng như Cao Xuân Dục, Cao Xuân Tiếu, Cao Xuân Huy... nên trong con người ông đã sớm hội tụ những phẩm chất cao quý của một nhà sử học. Năm 1952 khi ông đến Thanh Hóa học dự bị Đại học, GS.Trần Văn Giàu và GS.Đào Duy Anh đã hướng ông vào học Ban Sử - Địa. Sau khi tốt nghiệp cử nhân, ông đã giữ vị trí Trưởng Bộ môn Lịch sử Việt Nam cổ trung đại, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội khi mới 24 tuổi.

Dưới sự hướng dẫn của các giáo sư đầu ngành là Trần Văn Giàu và Đào Duy Anh, năm 1980, Phan Huy Lê được công nhận chức danh Giáo sư và trở thành một trong “tứ trụ” của giới sử học Việt Nam đương thời (cùng với các GS.Đinh Xuân Lâm, GS.Trần Quốc Vượng và GS.Hà Văn Tấn). Năm 1994 GS.Phan Huy Lê được phong tặng Danh hiệu Nhà giáo Nhân dân và nhiều danh hiệu, giải thưởng cao quý khác: Huân chương Kháng chiến hạng Nhì (1985), Huân chương Lao động hạng Nhất (1998), hạng Nhì (1994), hạng Ba (1974); Giải thưởng Nhà nước (2000), Giải thưởng Quốc tế Văn hoá châu Á Fukuoka, Nhật Bản (1996), Huân chương Cành cọ Hàn lâm của chính phủ Pháp (2002)...

Trong suốt cuộc đời làm khoa học của mình, GS. Phan Huy Lê đã hoàn thành một khối lượng đồ sộ với trên 400 công trình nghiên cứu lịch sử, văn hóa có giá trị, tiêu biểu như: Tìm hiểu thêm về phong trào nông dân Tây Sơn (1961), Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam(1960); Khởi nghĩa Lam Sơn và phong trào đấu tranh giải phóng đất nước vào đầu thế kỉ XV(1965), Nguyễn Trãi toàn tập(1976), Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc(1976), Khởi nghĩa Lam Sơn(1977), Lịch sử Việt NamTập 2 (1978), L’itinéraire d’un historien britanique/Hành trình của một nhà sử học người Anh(1982), Lịch sử Việt Nam, Tập I (1983), Nghệ Tĩnh hôm qua và hôm nay(1985), Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 và 1288(1988), Văn hoá Việt Nam tổng hợp: những bước đi của lịch sử Đại thắng Thăng Long xuân Kỉ Dậu(1989), Phan Huy Chú: Hải Trình chí lược /Récit sommaire d’un voyage en mer(1994), Địa bạ Hà Đông(1995), Thăng Long – Hà Nội(1995), Gia tộc và gia phổ Việt Nam(1995)...

Một trong những đóng góp quan trọng nhất của GS.Phan Huy Lê là đã xác lập quan điểm về tính toàn bộ và toàn diện trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam. Tư tưởng này của GS thể hiện rõ nét trong công trình Lịch sử văn hóa Việt Nam tiếp cận bộ phận (2007), được trao giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2016. Theo quan điểm mới, lịch sử Việt Nam phải bao gồm toàn bộ những nền văn minh đã tồn tại trên đất nước hiện nay, chứ không phải chỉ nhìn theo hướng người Việt đi đến đâu thì viết sử đến đó, do đó còn tồn tại các khoảng trống lịch sử ở vùng đất Trung Trung Bộ, Nam Bộ trước khi người Việt vào khai phá. GS.Phan Huy Lê luôn nêu rõ quan điểm và yêu cầu sử học Việt Nam phải đảm bảo được tính toàn diện trong nghiên cứu, từ nền tảng kinh tế, quan hệ xã hội đến các hoạt động quân sự, ngoại giao, đời sống tinh thần, tôn giáo, tín ngưỡng, văn học, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật... Ông còn nêu yêu cầu về tính toàn diện khi đánh giá về thực thể chính quyền Việt Nam Cộng hòa, về lịch sử bảo vệ chủ quyền biển đảo, sự kiện cải cách ruộng đất, nhân văn giai phẩm… Với vốn kiến thức uyên thâm, GS.Phan Huy Lê đã góp phần tạo ra sự đổi mới trong việc nghiên cứu, đánh giá lịch sử bằng cái nhìn khách quan và khoa học, trong đó có nhiều vấn đề quan trọng như: Đánh giá lại vương triều Nguyễn và việc mở mang và khai phá đất phương Nam; đánh giá lại một số nhân vật lịch sử như Lê Văn Duyệt, Phan Thanh Giản, Trương Vĩnh Ký... Những cách tiếp cận mới của GS.Phan Huy Lê có đóng góp to lớn cho khoa học lịch sử nước nhà.



Với tầm nhìn của một nhà sử học nặng gánh với dân tộc, GS.Phan Huy Lê là người đi đầu trong việc xây dựng ngành Đông Phương học và Việt Nam học trong nước; khai mở và xây dựng quan hệ giao lưu, hợp tác với hầu hết các nhà Việt Nam học danh tiếng và các tổ chức nghiên cứu Việt Nam ở nước ngoài. GS đã dìu dắt nhiều chuyên gia trong nước và thế giới khiến cho tầm ảnh hưởng của ông vươn ra khỏi Việt Nam. Đối với ai, ông cũng luôn lắng nghe, cởi mở và chân thành giúp đỡ, khiêm tốn học hỏi ở đồng nghiệp, bạn bè và cả học trò của mình.

Những năm cuối đời, GS.Phan Huy Lê dành hết tâm sức cho bộ Lịch sử Việt Nam do ông làm tổng chủ biên. Với ý nghĩa là “bộ quốc sử mang tính quốc gia chính thống”, khi triển khai đề án này, GS.Phan Huy Lê luôn quán triệt những nguyên tắc chỉ đạo nghiên cứu, biện soạn. Đòi hỏi công trình phải thể hiện sâu sắc “quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về lịch sử dân tộc ta”, “quán triệt sâu sắc quan điểm khoa học biện chứng, khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể, tôn trọng sự thật lịch sử”. Đặc biệt là công tác tư liệu. Từ tư liệu trong nước đến tư liệu quốc tế, tư liệu ở trung ương, địa phương... phải được chuẩn bị chu đáo, cẩn thận, người viết sử phải tham khảo được tối đa tư liệu để có được những đánh giá khách quan, xác đáng. GS luôn canh cánh trong lòng làm sao đưa được vấn đề chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa vào bộ Quốc sử và quyết tâm ra thăm Trường Sa để có được cái nhìn chân xác nhất.

Tiếc thay, GS.Phan Huy Lê đã đột ngột qua đời (23/6/2018) khi công trình lớn nhất của đời mình còn đang dang dở. Nhiều nhà khoa học trong nước và quốc tế, những người yêu lịch sử đã bày tỏ sự tiếc nuối, đau xót trước sự ra đi của một nhân cách lớn trong nền sử học nước nhà. Cái tên giáo sư Phan Huy Lê đã trở thành niềm kiêu hãnh của nhiều thế hệ học trò, đồng nghiệp trong nước và quốc tế./.

Hà Ngọc Hòa

Hội Sử học Sơn La





Thông tin doanh nghiệp
  • Hội thảo tư vấn Tham gia góp ý vào Dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI
  • Cảnh giác với những thủ đoạn lừa đảo trên mạng xã hội
  • Đồng chí Chu Huy Mân với cách mạng Việt Nam
  • Đồng chí Khuất Duy Tiến với nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia
  • Một số hoạt động nổi bật của Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Sơn La năm 2024
  • Liên hiệp Hội Sơn La tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025
  • Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sơn La tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025
  • Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sơn La Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025
  • 10 Kết quả nổi bật trên các lĩnh vực của tỉnh Sơn La năm 2024
  • Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
  • 10 sự kiện Khoa học và Công nghệ nổi bật năm 2024
  • Nữ giáo sư Việt được lấy tên đặt cho 1 tiểu hành tinh
  • Ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và tình hữu nghị
  • Hội thảo Vai trò của Liên hiệp Hội Việt Nam trong bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia
  • Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam tiên phong trong một số lĩnh vực trọng tâm
  • Những chính sách hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp của chính phủ
  • “Xây dựng thành phố Sơn La từng bước trở thành cực tăng trưởng đô thị xanh của vùng Tây Bắc và Khu vực miền núi phía Bắc”
  • Họp Hội đồng xét tặng Giải thưởng Khoa học và công nghệ tỉnh Sơn La lần thứ nhất, năm 2024
  • Hội thảo “Kết nối Khu du lịch quốc gia Mộc Châu với các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Sơn La”
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Tôn vinh trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam
  • Chủ tịch của NVIDIA và 4 nhà khoa học thắng giải thưởng 3 triệu USD của VinFuture
  • Công bố chi tiết 5 bộ, 4 Ủy ban dự kiến sáp nhập, kết thúc sau khi tinh gọn bộ máy
1 2 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 13
    • Hôm nay: 1929
    • Trong tuần: 30 600
    • Tất cả: 14918429
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này