No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Vai trò của mặt trận việt minh trong cuộc vận động cách mạng tháng tám năm 1945 ở Sơn La
Lượt xem: 315

VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN VIỆT MINH TRONG CUỘC VẬN ĐỘNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở SƠN LA

Bước sang năm 1941, tình hình trong nước và thế giới có nhiều chuyển biến tích cực, có lợi cho cách mạng nước ta. Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai đang bước vào giai đoạn gay go, ác liệt nhất. Ở trong nước, phát xít Nhật nổ súng đánh chiếm Đông Dương, đẩy mâu thuẫn giữa Pháp-Nhật và giữa nhân dân ta với Nhật-Pháp ngày cảng trở nên gay gắt. Trong khi đó, sau hai năm được thành lập và đi vào hoạt động, Chi bộ nhà ngục Sơn La vẫn chưa bắt được liên lạc với Trung ương, mọi hoạt động của Chi bộ vẫn hoàn toàn tự động và bí mật.

Ngày 28-1-1941, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Ngày 10-5-1941, Người đã triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương VIII, nhằm chuyển hướng chiến lược cách mạng Việt Nam cho phù hợp với tình hình trong nước và thế giới. Để tập hợp mọi lực lượng yêu nước cùng chĩa mũi nhọn vào kẻ thù, theo đề nghị của Người, ngày 19-5-1941, Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) thay cho Mặt trận phản đế Đông Dương. Từ đó, cái tên Việt Minh gắn liền với cuộc vận động Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đối với cả nước nói chung và nhân dân các dân tộc Sơn La nói riêng.

Ngay sau khi nhận được Nghị quyết Hội nghị Trung ương VIII và Điều lệ của Mặt trận Việt Minh thông qua các tù chính trị bị đày lên Sơn La. Chi ủy nhà ngục Sơn La đã đề ra nhiệm vụ cần kíp của cách mạng Sơn La lúc này là tăng cường tuyên truyền, vận động và bằng mọi cách phải xây dựng được cơ sở cách mạng bên trong và bên ngoài nhà tù. Chi bộ nhận định, thông qua các tổ chức này, chính sách của Đảng và Mặt trận Việt Minh sẽ đến được với đông đảo quần chúng nhân dân trong tỉnh, từ đó tập hợp nhân dân thành một khối thống nhất, cùng chĩa mũi nhọn vào kẻ thù của dân tộc.

Dưới ánh sáng Nghị quyết Trung ương VIII và Điều lệ của Mặt trận Việt Minh, các đồng chí trong chi bộ nhà ngục Sơn La tích cực tuyên truyền, vận động, gây cảm tình trong quần chúng nhân dân, binh lính, học sinh... Sau một thời gian tuyên truyền vận động, đến đầu năm 1943, chi bộ nhà ngục Sơn La đã thành lập được tổ chức cách mạng đầu tiên bên ngoài nhà tù mang tên “Mú nóm chất mương” (Thanh niên cứu quốc) gồm hai tổ, ở Tỉnh lỵ và Mường La. Đây là tổ chức cách mạng đầu tiên của tỉnh Sơn La hoạt động trên cơ sở Điều lệ Đoàn thanh niên cứu quốc, một tổ chức của Mặt trận Việt Minh.

Ngay sau khi ra đời, Tổ thanh niên cứu Mường La đã vận động quần chúng nhân dân xã Chiềng Xôm đấu tranh đòi giảm thuế, giảm ruộng chức..., tổ chức cho tù chính trị Sơn La vượt ngục. Thông qua các hình thức đấu tranh này, Tổ thanh niên cứu quốc đã tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ nguồn gốc của sự đói nghèo, bất công, kêu gọi quần chúng nhân dân ủng hộ Mặt trận Việt Minh đứng lên giành độc lập, tự do cho dân tộc.


Từ Tỉnh lỵ, phong trào cách mạng phát triển vào Mường Chanh (Mai Sơn). Đến cuối năm 1943 ở Mường Chanh đã thành lập được Tổ thanh niên cứu quốc gồm 12 hội viên và nhiều quần chúng cảm tình. Với hình thức vận động nửa công khai, nữa bí bật, Tổ thanh niên cứu quốc đã vận động nhân dân Mường Chanh đấu tranh đòi giảm thuế, bớt ruộng chức, hướng dẫn cho các “Hội dệt anh” (Hội kết nghĩa anh em) vào mục tiêu đoàn kết chống lại bộ máy phìa tạo đang cai trị, chống nộp thuế, bắt phu, bắt lính... Nhiều hội viên hội “kết nghĩa anh em” được tuyên truyền giác ngộ, tình nguyện tham gia vào tổ chức Thanh niên cứu quốc và hoạt động rất tích cực. Để bảo vệ an toàn cho các cuộc đấu tranh, trừng trị bọn tay chân, mật thám... Hội thanh niên cứu quốc đã tổ chức một đội tự vệ bí mật do đồng chí Cầm Vĩnh Tri chỉ huy.

Sự ra đời của lực lượng vũ trang Mường Chanh đã khẳng định được bước trưởng thành của phong trào cách mạng Mường Chanh cũng như ở Sơn La, đặt nền móng cho sự ra đời của hình thức đấu tranh vũ trang của quần chúng, tạo ưu thế phát triển cả về đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.

Bước sang năm 1945, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển mạnh mẽ. Ở trong nước, ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính hất cẳng Pháp ra khỏi Đông Dương. Trước sự chuyển biến mau lẹ của tình hình trong nước và thế giới, ngay trong đêm đó, Trung ương Đảng đã họp và đưa ra chủ trương “Phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước”. Ngày 12-3-1945, Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

Tháng 4-1945, Xứ ủy Bắc Kỳ đã cử đồng chí Lê Trung Toản trở lại Sơn La, cùng với đồng chí Chu Văn Thịnh và các đồng chí lãnh đạo địa phương chỉ đạo phong trào. Căn cứ vào chỉ thị của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, các đồng chí đã đề ra chủ trương của cách mạng Sơn La lúc này là phải gấp rút củng cố và tổ chức các tổ chức cứu quốc, thành lập các đội tự vũ trang, luyện tập quân sự, chuẩn bị vũ khí, xây dựng căn cứ địa, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, binh vận, nắm bắt tình hình địch, tranh thủ tầng lớp trên, tiếp tục xây dựng cơ sở cách mạng Mường Chanh thành căn cứ địa. Để tập hợp mọi lực lượng, lứa tuổi tham gia vào cách mạng, Ban lãnh đạo khu căn cứ quyết định thành lập hội “Người Thái cứu quốc” (Côn tay chất mương) cho đồng chí Chu Văn Thịnh và một số cán bộ trung kiên phụ trách. Đây là một tổ chức nhằm tập hợp đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia vào Mặt trận Việt Minh. Thông qua các hình thức tuyên truyền như ra báo Lắc Mương (Trụ cột đất nước), viết khẩu hiệu trên hang, vách đá, sáng tác thơ ca... Hội đã vạch rõ tội ác của phát xít Nhật, kêu gọi nhân dân các dân tộc đoàn kết đứng dậy tập hợp dưới lá cờ Việt Minh kháng Nhật cứu nước. Trên cơ sở Đội tự vệ Mường Chanh, Ban lãnh đạo khu căn cứ quyết định thành lập Trung đội du kích vũ trang Mường Chanh do đồng chí Lê Trung Toản và Cầm Vĩnh Tri phụ trách. Biến Mường Chanh thành khu căn cứ vững chắc của tỉnh Sơn La.

Sau sự kiện Nhật đảo chính Pháp, phong trào cách mạng Sơn La phát triển mạnh mẽ, toàn tỉnh có trên 60 cơ sở cách mạng. Từ Mường Chanh phong trào nhanh chóng phát triển ra Thuận Châu và Yên Châu. Năm 1944, Hội thanh niên cứu quốc Thuận Châu được thành lập với 20 hội viên. Trên cở sở Hội thanh niên cứu quốc, tháng 6-1945 Hội người Thái cứu quốc Thuận Châu được thành lập gồm 11 hội viên do ông Cầm Văn Chung làm Hội trưởng. Tháng 4-1945, Hội thanh niên cứu quốc Yên Châu được thành lập do Hoàng Sáy và Hoàng Luông phụ trách. Song song với tuyên truyền giác ngộ quần chúng nhân dân tham gia Việt Minh chống Nhật, Hội thanh niên cứu quốc, Hội người Thái cứu quốc còn thành lập các đội tự vệ vũ trang, ngày đêm luyện tập, chế tạo vũ khí. Sẵn sàng đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ đến.

Tại tỉnh lỵ Sơn La và Mường La, từ hai tổ thanh niên cứu quốc ban đầu đã phát triển lên 8 tổ với trên 50 hội viên, phong trào cách mạng đã lan rộng ra các xã lân cận như: Chiềng Xôm, Mường Bằng, Mường Chùm, Mường Bú... Riêng tả ngạn sông Đà, đồng chí Cầm Dịn đã xây dựng được cơ sở cách mạng ở Mường Trai, Ít Ong, Hua Trai... Bên cạnh việc tuyên truyền quần chúng nhân dân tham gia cách mạng, ủng hộ Mặt trận Việt Minh, Hội thanh niên cứu quốc Mường La và Tỉnh lỵ còn tích cực trong công tác binh vận, xây dựng các đội tự vệ. Riêng ở tả ngạn Mường La, đồng chí Cầm Dịn đã xây dựng được một trung đội tự vệ tập trung và 3 trung đội rải rác ở khắp bản. Nhiều binh lính, cai đội được giác ngộ đã tích cực tham gia giúp đỡ cách mạng. Đây cũng là lực lượng quan trọng nội ứng tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Sơn La.

Riêng huyện Phù Yên, dưới sự giúp đỡ của chiến khu Vần-Hiền Lương, đến tháng 5-1945, Phù Yên đã tổ chức được Tổ thanh niên yêu nước mang tên “Mú nóm hặc mương” gồm 7 hội viên do Cầm Phu chủ trì. Tại Vạn Yên, Tân Phong, đầu năm 1945 Kỳ bộ Việt Minh đã cử một số cán bộ Việt Minh đến vùng dọc sông Đà để tuyên truyền giác ngộ quần chúng nhân dân và xây dựng cơ sở cách mạng ở vùng Mai Đà-Chợ Bờ (Hòa Bình) lên đến Khủa (Mộc Châu), Tân Phong (Phù Yên). Chỉ sau một thời gian ngắn, Tổ thanh niên cứu quốc Vạn Yên được thành lập. Với hình thức vận động linh hoạt, Tổ thanh niên yêu nước Phù Yên và Tổ thanh niên cứu quốc Vạn Yên đã cử các hội viên về từng địa bàn phụ trách, tuyên truyền, giác ngộ quần chúng nhân dân, binh lính... Thành lập đội tự vệ ngày đêm luyện tập, sắm sửa, chuẩn bị vũ khí, sẵn sàng đón chờ thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền. Nhiều hội viên còn được cử đi huấn luyện và tham gia vào đội tuyên truyền giải phóng quân chiến khu Vần-Hiền Lương.

Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, đặc việt là sau khi Nhật đảo chính Pháp, dưới ngọn cờ của Mặt trận Việt Minh, phong trào cách mạng Sơn La phát triển mạnh mẽ. Mường Chanh trở thành khu căn cứ cách mạng vững chắc của tỉnh, ở tất cả các châu và tỉnh lỵ Sơn La các tổ chức quần chúng và lực lượng vũ trang tự vệ đều lần lượt ra đời.

Đầu tháng 7-1945, phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ, rộng khắp cả nước. Trung ương Đảng ra Chỉ thị về khởi nghĩa từng phần khi điều kiện đã chín muồi. Thực hiện chủ trương đó, Ban Cán sự Phú Thọ - Yên Bái chỉ đạo tiến hành khởi nghĩa ở một số vùng. Đội tự vệ Phù Yên đã cử 2 đội viên sang chiến khu Vần - Hiền Lương xin chỉ thị. Sau khi thống nhất kế hoạch, sáng 22-7-1945, Chi đội giải phóng quân của chiến khu gồm 60 người đã tiến vào Quang Huy phối hợp với Đội tự vệ cách mạng Phù Yên và đông đảo nhân dân các dân tộc trong châu bao vây châu đường làm cho bọn thống trị và tay sai vô cùng hoảng sợ, nộp vũ khí xin hàng. Cách mạng thành công ở châu lỵ đã làm cho binh lính ở đồn bảo an Vạn Yên vô cùng hoảng sợ. Lợi dụng cơ hội đó, lực lượng quần chúng và Đội tự vệ Phù Yên đã đứng lên khởi nghĩa tiến vào đồn, tịch thu khí giới của binh lính. Cuộc khởi nghĩa ở Vạn Yên nhanh chóng giành được thắng lợi. Ngày 23-7-1945, khởi nghĩa ở châu Phù Yên hoàn toàn thắng lợi. Phù Yên là châu đầu tiên trong tỉnh Sơn La giành được chính quyền đã khích lệ cao trào kháng Nhật cứu nước trong tỉnh tiến lên mạnh mẽ, giành chính quyền về tay nhân dân.

Ngày 14-8-1945, phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh vô điều kiện, quân Nhật ở Sơn La vô cùng hoảng loạn. Nắm bắt thời cơ, các đồng chí lãnh đạo địa phương quyết định phát động nhân dân Mường Chanh khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 19-8-1945, Trung đội du kích Mường Chanh cùng đông đảo nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền ở Mường Chanh thắng lợi nhanh chóng đã động viên khích lệ nhân dân Mai Sơn và đồng bào các dân tộc trong tỉnh đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 20-8-1945, khởi nghĩa giành chính quyền ở châu Mai Sơn thắng lợi.

Ngày 21-8-1945, tại Sơn La, đồng chí Chu Văn Thịnh triệu tập, chủ trì cuộc họp quán triệt mệnh lệnh khởi nghĩa của Tổng bộ Việt Minh, bàn những vấn đề cấp bách về tổ chức lực lượng khởi nghĩa kế hoạch khởi nghĩa giành chính quyền ở các châu và tỉnh lỵ. Dưới sự lãnh đạo của Ban khởi nghĩa mà nòng cốt là Tổ chức Thanh niên cứu quốc, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng diễn ra thành công ở các châu: Mường La (22-8-1945), Thuận Châu (23-8-1945), Yên Châu (24-8-1945). Đến ngày 25-8-1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng ở Tỉnh lỵ giành thắng lợi.

Ngày 26-8-1945, đồng chí Chu Văn Thịnh - Chủ nhiệm tỉnh bộ Việt Minh thay mặt Ủy ban cách mạng lâm thời tỉnh Sơn La đã tuyên bố trước toàn thể nhân dân các dân tộc, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong tỉnh đã giành được thắng lợi hoàn toàn, chính quyền thuộc về nhân dân.


Cách mạng Tháng Tám thành công, chính quyền nhân dân được thành lập, nhân dân các dân tộc Sơn La thoát khỏi ách thống trị, áp bức bóc lột của chủ nghĩa thực dân nửa phong kiến và phát xít. Từ đây nhân dân các dân tộc trong tỉnh đứng lên làm chủ bản mường, cùng nhân dân cả nước bắt tay vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả của cách mạng.


                                                                                                   Bùi Trung Kiên

Thông tin doanh nghiệp
  • Xây dựng mô hình “Bản du lịch xanh” trong Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La
  • Sơn La trong Chiến dịch Thượng Lào 1953
  • Hội thảo khoa học Mối quan hệ giữa trồng cây ăn quả với nghề nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh Sơn La
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tôi tin rằng trong tương lai chắc sẽ có đại diện của thanh niên Việt Nam bay vào vũ trụ” ​
  • Liên hiệp Hội Sơn La: Gặp mặt kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5
  • Thư chúc mừng của Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam nhân Ngày KH&CN Việt Nam
  • Chi bộ Cơ quan Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La tổ chức Lễ Trao Huy hiệu Đảng
  • Đại hội Công đoàn cơ sở Cơ quan Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La, nhiệm kỳ 2023-2028
  • Các loại hệ thống quản lý tri thức
  • Truyền cảm hứng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên
  • Nghệ thuật nghi binh trong Chiến dịch Tây Nguyên ​
  • Quan hệ Việt Nam – Cuba: Hình mẫu của quan hệ quốc tế
  • Cuộc tản cư của đồng bào Sơn La trong kháng chiến chống Pháp (1947 – 1953)
  • Đẩy mạnh tuyên truyền tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Sơn La - năm 2023
  • Chỉ số CCHC và Chỉ số Hài lòng Sipas 2022 của tỉnh Sơn La
  • Kinh nghiệm sử dụng lãnh đạo chuyển đổi trong doanh nghiệp
  • Nhà ngục Sơn La- Di tích lịch sử đặc biệt
  • PAPI năm 2022 của Tỉnh Sơn La
  • Hội thảo khoa học “Chiến thắng thượng Lào 1953 - Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm” ​
  • PCI năm 2022 của tỉnh Sơn La
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Sổ Hộ Khẩu, Sổ Tạm Trú Sẽ Hết Giá Trị Sử Dụng Sau Ngày 31/12/2022 | TVPL
1 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 16
    • Hôm nay: 651
    • Trong tuần: 9 510
    • Tất cả: 13405552
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này