No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Tiến trình giải phóng Sơn La trong Chiến dịch Tây Bắc
Lượt xem: 409
Tiến trình giải phóng Tiến trình giải phóng Sơn La trong Chiến dịch Tây Bắc trong Chiến dịch Tây Bắc: Tây Bắc là chiến dịch quan trọng được Trung ương Đảng mở ra ở chiến trường rừng núi, nhằm giải phóng một bộ phận quan trọng đất đai và nhân dân Tây Bắc. Trong chiến dịch này, tỉnh Sơn La lần lượt được giải phóng và trở thành sự kiện quan trọng trong lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân các dân tộc Sơn La. Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng của Chiến dịch Tây Bắc, chúng ta cùng nhìn lại quá trình giải phóng Sơn La năm 1952.

TIẾN TRÌNH GIẢI PHÓNG SƠN LA TRONG CHIẾN DỊCH TÂY BẮC
(Từ 14/10/1952 – 10/12/1952)


Hà Ngọc Hòa
Thư ký Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Sơn La

Tây Bắc là chiến dịch quan trọng được Trung ương Đảng mở ra ở chiến trường rừng núi, nhằm giải phóng một bộ phận quan trọng đất đai và nhân dân Tây Bắc. Trong chiến dịch này, tỉnh Sơn La lần lượt được giải phóng và trở thành sự kiện quan trọng trong lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân các dân tộc Sơn La. Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng của Chiến dịch Tây Bắc, chúng ta cùng nhìn lại quá trình giải phóng Sơn La năm 1952.

Tại Phù Yên (Sơn La), ngay khi bộ đội nổ súng tấn công Nghĩa Lộ (Yên Bái) ngày 14-10-1952, Tiểu đoàn 439 (thuộc Trung đoàn 98) tiến công tiêu diệt đồn bản Trai (Gia Phù). Đêm 14-10-1952, các mũi tấn công của Tiểu đoàn 439 đồng loạt nổ súng tiêu diệt đồn bản Trai. Tiếp đó, bộ đội chủ lực đánh chiếm đồn Diệt và đồn Muống. Ngày 15-10, Tiểu đoàn 98 (Trung đoàn 176) phục kích 2 trung đội địch từ Mường Cơi rút về bản Mo, diệt 30 tên, bắt sống 12 lính Âu Phi. Ngày 18-10, ta tập trung binh lực bao vây, tấn công đồn Mo. Sau gần một giờ chiến đấu, Trung đoàn 98 đã tiêu diệt được đồn Mo, diệt và bắt sống hàng trăm tên, trong đó tên quan ba chỉ huy. Đồn Mo thất thủ, địch ở đồn Phiêng Ban, đồn bản Pe khiếp sợ, hốt hoảng tháo chạy ra Mường Khoa. Ngày 19-10, một đơn vị chủ lực tiến vào Vạn Yên, địch ở đây rút chạy sang Mộc Châu, huyện Phù Yên sạch bóng quân xâm lược.

Trên hướng Quỳnh Nhai, để phối hợp với các mũi tiến công khác, ngay từ ngày 11-10-1952, Tiểu đoàn 910 (Trung đoàn 148) từ Lào Cai tiến xuống Quỳnh Nhai đánh vào vị trí Nậm Si, ngày 12-10, đơn vị tiếp tục tiến đánh đến Nậm Mu, địch hốt hoảng tháo chạy. Ngày 14-10, địch bỏ đồn huyện lỵ Quỳnh Nhai chạy sang hữu ngạn sông Đà. Tiểu đoàn Tabo thứ 17 của địch từ Lai Châu được lệnh xuống chiếm đóng Pắc Ma (Quỳnh Nhai). Chiều ngày 23-10, Đại đội 220 phối hợp với Đại đội 225 bắt đầu tập kích địch ở Pắc Ma. Đến 4 giờ 30 phút, ta hoàn toàn làm chủ trận địa, tiêu diệt 72 tên địch, thu 2 đại liên, 2 cối 81 và nhiều vũ khí cá nhân. Trận vận động tập kích vào Pắc Ma thắng lợi đã góp phần chọc thủ phòng tuyến sông Đà của địch, giải phóng hoàn toàn Quỳnh Nhai vào rạng sáng ngày 24-10-1952, tạo điều kiện cho mũi thọc sâu vu hồi giành thắng lợi to lớn trong đợt 2 của chiến dịch.

Tại Mường La, trên đường truy kích địch từ Nghĩa Lộ (Yên Bái) về Ít Ong (Mường La), các Trung đoàn 209, 165 thuộc Đại đoàn 312 đã tiêu diệt, bức rút nhiều đồn địch, dồn đuổi chúng về đến Ít Ong. Tại khu Tả ngạn Mường La, ngày 20-10-1952, một mũi tiến công của tiểu đoàn 115 (thuộc sư đoàn 308) đánh chiếm đồn Ít Ong. Sau đó Tiểu đoàn tiếp tục truy kích qua đèo Khau Phạ, gọi hàng 80 tù binh, đuổi địch theo hướng Ngọc Chiến, qua dốc Pu Sam Xíp, Bản Dốc, theo triền sông Đà tới Tạ Bú. Khu Tả ngạn Mường La hoàn toàn giải phóng.

Ngày 23-10-1952, Bộ Chỉ huy chiến dịch quyết định kết thúc đợt 1. Sau 11 ngày đêm chiến đấu, các huyện Phù Yên, Quỳnh Nhai và nửa huyện Mường La được giải phóng.

Bước vào đợt 2 của chiến dịch, Sở chỉ huy được chuyển vào đất Sơn La, từ Khe Lóng về Gia Phù gần Tạ Khoa, trên vùng đất mới giải phóng. Trước nguy cơ bị mất vùng Tây Bắc, Xa-lăng vội vã tăng quân số ở Tây Bắc lên 16 tiểu đoàn và 32 đại đội. Quân địch ở Tây Bắc dồn về Nà Sản và Lai Châu để tổ chức thành hai mặt trận. Mặt trận Sơn La, kéo dài từ Mường Sài tới Mộc Châu tổ chức thành 3 chi đoàn, chiếm đóng 3 khu vực: Hát Tiếu – Mường Lựm, Tạ Khoa, Bản Hoa, là những nơi có thể ngăn ta vượt sông. Riêng tập đoàn cứ điểm ở Nà Sản, địch phải lập cầu hàng không để vận chuyển vật liệu, phương tiện, vũ khí từ Hà Nội lên và huy động nhân lực để xây dựng một hệ thống cứ điểm nhiều lớp, nhiều tầng xung quanh sân bay.

Tại Mộc Châu, ngày 15-11, khi đợt hai của chiến dịch bắt đầu, bộ đội vượt sông Đà tấn công vào đồn Pa Lay - tiền đồn nằm trên đường mòn từ Vạn Yên đi Mộc Châu, là vị trí quan trọng che chở cho cao nguyên Mộc Châu. Ngày 20-11-1952, Trung đoàn 141 nổ súng đánh đồn Pa Lay. Cũng trong đêm 18 rạng ngày 19 - 11, Trung đoàn 209 sau khi vượt sông đã tiến công tiêu diệt đồn Bản Hoa. Cả hai trận đánh của Đại đoàn 316 vào hai vị trí tiền tiêu án ngữ đường vào Mộc Châu đều thắng lợi giòn giã.

Tiếp đó, ngày 19-11, Trung đoàn 174 tiến đánh đồn Mộc lỵ, Tiểu đoàn 215 tiêu diệt được các vị trí Pom Lót, Pom Thơm, Tiểu đoàn 249 chiếm đỉnh núi đồn Mộc lỵ. Rạng sáng 20-11-1952 trận đánh kết thúc, quân ta toàn thắng, 450 tên địch tại đồn Mộc lỵ bị tiêu diệt và bắt sống không sót 1 tên, huyện Mộc Châu hoàn toàn giải phóng.

Tại Yên Châu, cũng trong đêm 19-11, Trung đoàn 88 của Đại đoàn 308 hành quân gấp lên huyện lỵ. Một đại đội tiến lên phía bắc Yên Châu, đánh tan tác tiểu đoàn ngụy 55 rồi thừa thắng tiến lên bao vây Nà Sản. Trung đoàn 102 chắn giữ các ngả đường từ Mường Lựm đến Nà Ngà, bắt sống hơn 650 tàn binh địch, huyện Yên Châu hoàn toàn giải phóng.

Trên hướng Thuận Châu mũi vu hồi phía Bắc, Tiểu đoàn 910 tiếp tục tiến công cắt đứt đường 41, Lai Châu bị cô lập, Điện Biên chơ vơ, Thuận Châu và tỉnh lỵ Sơn La bị uy hiếp từ phía bắc. Địch điều hai tiểu đoàn để chiếm lại Tuần Giáo, Luân Châu (Mường Lay). Trong lúc đó, Tiểu đoàn 546 sau khi vượt sông đã thọc sát nách Thuận Châu. Địch bỏ chạy khỏi các vị trí giáp sông Đà rồi đốt đồn Mường Sại, Mường Piềng rút chạy. Bộ đội tiến vào giải phóng Thuận Châu ngày 21-11-1952.

Tại Tỉnh lỵ Sơn La, sau khi hàng loạt vị trí quan trọng của địch bị tiêu diệt và bức rút, Bộ chỉ huy mũi vu hồi quyết định dùng Tiểu đoàn 115 tiến vào bắt sống gần 100 ngụy quyền “xứ Thái tự trị”, phóng Tỉnh lỵ Sơn La ngày 22-11. Đồng bào Sơn La tưng bừng trong không khí giải phóng sau nhiều năm trời bị địch chiếm giữ. Với tốc độ tiến công rất nhanh và bằng mũi vu hồi lợi hại, chúng ta đã làm cho địch trở tay không kịp.

Trong đợt hai, chúng ta đã tiêu diệt 3.000 quân địch, trong đó có toàn bộ tiểu đoàn Ma-rốc số 3, đại bộ phận tiểu đoàn ngụy số 56, một bộ phận tiểu đoàn dù số 2 và tiểu đoàn Thái số 3, giải phóng toàn bộ tỉnh Sơn La (trừ Nà Sản và một số vị trí nhỏ ven sông Mã) và một phần quan trọng tỉnh Lai Châu. Bốn cánh đồng lớn nhất Tây Bắc: Mường Thanh, Nghĩa Lộ, Than Uyên, Mường Tấc đã về tay nhân dân lao động.

Tại Nà Sản (Mai Sơn), sau đợt 2 của Chiến dịch Tây Bắc, toàn bộ quân địch đã dồn về đưa tổng số quân địch ở đây lên đến 12.000 tên. Địch đóng trên 24 cứ điểm đại đội và 4 cứ điểm trung đội. Các cứ điểm đều bố trí trên đồi cao, công sự dã chiến, bao bọc chung quanh sân bay, trận địa pháo và sở chỉ huy. Tập đoàn cứ điểm được tổ chức tương đối hoàn chỉnh, nhưng tinh thần binh lính sút kém nhiều do những thất trận vừa qua. Địch chỉ có một cách tiếp tế duy nhất là không quân. Về phía ta, thương vong trong hai đợt chiến dịch tuy ít, nhưng sức khỏe bộ đội giảm sút nhiều vì liên tục chiến đấu và truy kích đường dài. Tinh thần quân và dân đều phấn khởi vì đang trên đà thắng lợi. Ta cũng đã giải quyết được vấn đề tiếp tế, nhờ những tuyến đường vận chuyển cơ giới thông suốt từ hậu phương lên tới gần Nà Sản. Lực lượng ta lúc này còn 36 đại đội, tương đương với lực lượng quân địch.

Trên cơ sở những nhận định đó, Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định triển khai đợt 3 chiến dịch, tập trung toàn bộ lực lượng tiến công tiêu diệt địch ở Nà Sản. Sở chỉ huy chiến dịch chuyển về phía tây Tạ Khoa trên đường đi Cò Nòi.

Mở đầu đợt 3 chiến dịch, đêm ngày 30-11, hai tiểu đoàn của Đại đoàn 308 cùng phối hợp đánh vị trí Pú Hồng (điểm cao 753). Sau 1 giờ 45 phút chiến đấu, bộ đội ta tiêu diệt hoàn toàn 4 trung đội của binh đoàn cơ động số 1 đóng tại đây, bắt sống viên quan ba chỉ huy Mêtét (Métais). Cùng lúc, 1 tiểu đoàn của Đại đoàn 312 tiến công vị trí Bản Hời. Sau hơn một giờ chiến đấu, đại đội địch đóng tại đây bị tiêu diệt. Nhưng ngày hôm sau, dưới sự yểm trợ của máy bay và đại bác, địch mở nhiều đợt xung phong đánh bật bộ đội ta ra khỏi Pú Hồng và chiếm đóng lại vị trí. Đêm ngày 1-12, trung đoàn 209 tiến công Bản Vạy, cứ điểm chính trong cụm cứ điểm phòng ngự ở phía nam Nà Sản, do 2 đại đội lê dương bảo vệ. Trung đoàn 174 được phối thuộc 1 tiểu đoàn của 308, đánh vị trí Nà Si. Cả hai trận đánh đều không thành công. Trời sáng, địch dùng máy bay oanh tạc vào đội hình quân ta và bắn trên 5.000 quả đạn pháo để cứu nguy cho các cứ điểm.

Nguyên nhân chủ yếu là bộ đội mệt mỏi sau nhiều ngày truy kích, đội hình các đơn vị đều xộc xệch. Trong từng trận đánh, cán bộ và chiến dịch ta đều có quyết tâm tiêu diệt địch rất cao, nhưng do những cứ điểm này nằm trong hệ thống cấu trúc chặt chẽ của một tập đoàn cứ điểm, có khả năng hỗ trợ nhau tối đa. Muốn đánh bại cần phải có thời gian.

Từ ngày 10-12-1952, Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định kết thúc chiến dịch. Chiến dịch Tây Bắc trong Thu Đông năm 1952 đã thành công vượt mức dự kiến. Ở hướng chính Tây Bắc, ta đã tiêu diệt và bắt 6.029 quân địch, trong đó có hơn 1.000 Âu Phi và nhiều sĩ quan. Chúng ta đã thành công trong nhiệm vụ tranh thủ nhân dân và giải phóng đất đai. Vùng mới giải phóng ở Tây Bắc rộng 28.000 kilômét vuông với 250.000 dân, trong đó đại bộ phận đất đai và nhân dân Sơn La đã được giải phóng. Âm mưu lập “Xứ Thái tự trị” của địch bị đập tan. Thế bao vây phía tây của địch bị phá vỡ. Sau chiến thắng, quân dân Sơn La tiếp tục củng cố lực lượng, bảo vệ và xây dựng vùng mới giải phóng thành hậu phương vững chắc, chuẩn bị cho hoạt động Đông Xuân 1953-1954 và trở thành hậu phương trực tiếp của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.

Thông tin doanh nghiệp
  • Lễ công bố Nghị quyết của Ban Thường vụ Quốc hội về thành lập thị xã Mộc Châu
  • Hội thảo tư vấn Tham gia góp ý vào Dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI
  • Cảnh giác với những thủ đoạn lừa đảo trên mạng xã hội
  • Đồng chí Chu Huy Mân với cách mạng Việt Nam
  • Đồng chí Khuất Duy Tiến với nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia
  • Một số hoạt động nổi bật của Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Sơn La năm 2024
  • Liên hiệp Hội Sơn La tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025
  • Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sơn La tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025
  • Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sơn La Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025
  • 10 Kết quả nổi bật trên các lĩnh vực của tỉnh Sơn La năm 2024
  • Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
  • 10 sự kiện Khoa học và Công nghệ nổi bật năm 2024
  • Nữ giáo sư Việt được lấy tên đặt cho 1 tiểu hành tinh
  • Ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và tình hữu nghị
  • Hội thảo Vai trò của Liên hiệp Hội Việt Nam trong bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia
  • Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam tiên phong trong một số lĩnh vực trọng tâm
  • Những chính sách hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp của chính phủ
  • “Xây dựng thành phố Sơn La từng bước trở thành cực tăng trưởng đô thị xanh của vùng Tây Bắc và Khu vực miền núi phía Bắc”
  • Họp Hội đồng xét tặng Giải thưởng Khoa học và công nghệ tỉnh Sơn La lần thứ nhất, năm 2024
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Tôn vinh trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam
  • Chủ tịch của NVIDIA và 4 nhà khoa học thắng giải thưởng 3 triệu USD của VinFuture
  • Công bố chi tiết 5 bộ, 4 Ủy ban dự kiến sáp nhập, kết thúc sau khi tinh gọn bộ máy
1 2 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 30
    • Hôm nay: 2377
    • Trong tuần: 31 048
    • Tất cả: 14918877
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này