No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Thời đại Hùng Vương trong lịch sử dân tộc
Lượt xem: 419

Thời đại Hùng Vương trong lịch sử dân tộc
Hiện nay Việt Nam có 3 di sản về liên quan đến thời đại Hùng Vương được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đó là là Hội Gióng, hát Xoan và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Tuy nhiên, thời đại Hùng Vương vẫn còn những nét văn hóa tiêu biểu khác.
Ảnh: Minh họa thời Hùng Vương dựng nước

Nét văn hóa riêng biệt!
Quốc hiệu đầu tiên của nước ta là Văn Lang có từ thời Hùng Vương lập quốc. “Văn” là người, nhóm người, tộc người, cộng đồng người. Còn “Lang” là sông, đồng nghĩa với giang, với xuyên (trong âm Hán - Việt), với khoảng (trong tiếng Lào) và với kông (trong tiếng Khmer). Ghép lại, Văn Lang có nghĩa là cộng đồng người lập nghiệp bên lưu vực những con sông.
Người Văn Lang cũng được gọi là người Việt. Chữ Việt có hai nghĩa. Chữ Việt bộ Mễ là nghĩa là thời bình người Việt làm nghề nông sinh sống, lúa gạo trữ trong kho. Chữ Việt bộ Tẩu nghĩa là thời chiến ngừời Việt cầm vũ khí đi chống xâm lăng để giữ nước.
Về văn hóa tín ngưỡng, nhuộm răng đen, một hình thức chống sâu răng của người Việt cổ, đã trở thành tục lệ chung. Cùng với nó, tục ăn trầu; xăm mình; ăn bánh chưng, bánh dày cũng phổ biến và được truyền từ đời này sang đời khác.

Ảnh: Trống đồng Đông Sơn.

Đặc biệt nhất là trống đồng Đông Sơn. Trống đồng Đông Sơn phân bố ở nhiều nơi trên đất nước ta. Ngoài ra, bằng con đường giao lưu văn hóa, trao đổi, trống đồng còn có mặt ở các quốc gia khác ở khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan, Malaysia... Trống đồng ngoài chức năng là một nhạc khí, còn tượng trưng cho quyền lực của các vị thủ lĩnh ngày xưa, một dấu hiệu của Nhà nước sơ khai.
Bên cạnh đó, chữ Khoa Đẩu là thứ chữ đầu tiên của người Việt cổ đang được nghiên cứu. Đó là một thứ chữ cổ, có hình dáng như những con nòng nọc nên còn gọi là chữ nòng nọc. Đây là thứ chữ đầu tiên của người Việt cổ, được phát hiện trên một số trống đồng và các hiện vật thời Đông Sơn. Tương truyền, chữ Khoa Đẩu bị mất từ sau khi cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại.
Câu chuyện dân gian thú vị!
Giáo sư Vũ Đức Vượng, một nhà nghiên cứu văn hóa Việt từng nhận định: “Câu chuyện Mẹ Âu Cơ và Bố Lạc Long, do đó, trở nên viên đá gốc của văn hóa Việt”.
Như chúng ta đã biết, các sử sách đều chép Lạc Long Quân lấy Âu Cơ và sinh được trăm trứng nở trăm con. Nhưng sau này Lạc Long Quân đã nói với Âu Cơ rằng: “Ta là loài rồng, nàng là giống tiên, khó ở với nhau lâu dài. Nay ta đem năm mươi con về miền biển, còn nàng đem năm mươi con về miền núi, chia nhau trị vì các nơi, kẻ lên núi, người xuống biển, nếu gặp sự nguy hiểm thì báo cho nhau biết, cứu giúp lẫn nhau, đừng có quên”.

Ảnh: Minh họa cảnh Lạc Long Quân chia tay Âu Cơ.

Cũng bởi vì thế, người Việt cổ ta thường tự sánh mình với loài chim Lạc. Đây là loài chim rời vùng biển Giang Nam (nay thuộc Trung Quốc) để bay về phía Nam vào đầu mùa lạnh, đến mùa gió nồm lại quay trở về. Đấy chính là một minh chứng về việc người Việt luôn hướng về gốc gác từ Tổ phụ Lạc Long Quân.
Một điều đáng suy ngẫm là trước khi chia tay Âu Cơ, Long Quân cũng đã từng chia tay với con dân Lĩnh Nam của mình để về sống với mẹ ở Động Đình hồ. Đến lúc Đế Lai xâm lược và cai trị Lĩnh Nam tàn bạo, Long Quân mới quay về đánh đuổi quân xâm lược. Như vậy, việc Long Quân không thể “sống được lâu dài trên cạn” chính là do lối sống mẫu hệ quy định. Có lẽ với nguyên tắc mẫu hệ nên Long Quân phải về ở với tộc người của mẹ. Nhưng việc Long Quân quyết định chia tay Âu Cơ chứ không phải là điều ngược lại, Âu Cơ chia tay Long Quân chứng tỏ tại thời điểm chia tay chế độ thị tộc phụ hệ đã bắt đầu được xác lập và dần đần đẩy lùi quyền lực mẫu hệ.
Bên cạnh đó, trước khi kết duyên với Âu Cơ và sinh ra trăm con Bách Việt, Long Quân là vị vua của vùng đất Lĩnh Nam. Theo truyền thuyết, Long Quân đã có nhiều chiến công hiển hách như: diệt Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh và đẩy lùi sự xâm lược của Đế Lai đến từ phương Bắc. Ngoài các chiến công đó, Long Quân còn có công dạy cho người dân biết cách trồng lúa nếp, lấy ống tre thổi cơm, đốn gỗ làm nhà sàn để ở, phòng thú dữ và đề ra quy tắc ứng xử cha con, vợ chồng. Đó chính là việc Đức Long Quân đã để lại cho những đứa con của mình những tiền đề để thành lập một quốc gia độc lập và tự chủ trên đất Lĩnh Nam.
Ảnh: Thuyền của người Văn Lang trên trống đồng Đông Sơn.

Thứ nhất, việc đẩy lùi được sự xâm lược của Đế Lai đã bảo vệ được vị thế của những cư dân bản địa ở vùng đất Lĩnh Nam trước ngoại xâm phương Bắc. Đây là tiền đề rất quan trọng để xuất hiện nhà nước ở phương Đông. Như cách nói của Karl Marx, nhà nước phương Đông bị “đẻ non” do làm thủy lợi cộng đồng và cố kết cộng đồng trước họa ngoại xâm. Việt Nam lại càng đặc thù về “lực đẩy” chống ngoại xâm và làm thủy lợi.
Thứ hai, việc Đức Long Quân đi tuần du khắp nơi, tiêu diệt các “loài quái vật” thực chất là việc khai hoang, san rừng lấp bể để mở rộng cương vực của những cư dân bản địa vùng Lĩnh Nam. Đây là một tiền đề quan trọng để thiết lập đúng nghĩa về cương vực một quốc gia. Bởi cương vực quốc gia cổ đại thường được thiết lập thông qua việc khai hoang hoặc viễn chinh, đóng quân đội thường trú. Trên thực tế Văn Lang sau này là sự thống nhất của 15 bộ lạc vốn từng chia rẽ ở vùng đất này.
Thứ ba, sự giao thoa văn hóa để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau là một lực đẩy quan trọng để các bộ tộc nhanh chóng tích lũy được các nhu cầu về việc phân công lao động xã hội như người thì trồng lúa nếp, người thì đốn gỗ... Từ đó nảy sinh sự phân chia giai cấp, đối kháng quyền lợi và xuất hiện Nhà nước.
Thứ tư, việc “phân chia” con cái hay việc chia tay với Âu Cơ chính là việc phân chia các cư dân theo địa vực cư trú, “dấu hiệu” đầu tiên của sự hiện tồn Nhà nước. Dù chỉ là hình thức sơ khai nhất, phân chia giữa miền núi và miền biển. Nói rõ hơn, phân chia miền núi, miền biển tuy chỉ mới “chia hai” nhưng đã chứng tỏ một sự thật là: thị tộc (huyết tộc) đã không còn là sự lựa chọn ưu tiên cho cuộc sống và lao động sản xuất của cư dân vùng Lĩnh Nam. Chính sự giao lưu giữa các vùng miền kéo theo hôn nhân, hợp tác sản xuất đã vượt ra khỏi phạm vi địa vực của chế độ thị tộc làm cho xã hội đã có những chuyển biến tích cực.
Cuối cùng, việc Long Quân quyết định mọi việc chứng tỏ thời điểm này là thời mạt kỳ của chế độ thì tộc mẫu hệ. Thậm chí có thể đã là thời kỳ hưng thịnh của thị tộc phụ hệ. Đây là một dấu hiệu tha hóa quyền lực, người phụ nữ bị tước mất quyền lực, tiền đề cho Nhà nước phụ quyền xuất hiện đầu tiên trên đất nước ta: Nhà nước Văn Lang, cha truyền con nối được 18 đời vua Hùng.
                                                                                 N.V.T (TP. Huế)

Tài liệu tham khảo:
  1. Lê Thái Dũng (2010), Tìm hiểu văn hóa thời đại Hùng Vương, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
  2. Viện Khảo cổ học: Hùng Vương dựng nước, Tập I- 1970, Tập lI-1972, Tập III-1973, Tập IV - 1974.
  3. Nguyên Khánh Toàn: Về thời kỳ bắt đầu dựng nước: Hùng Vương - An Dương Vương - Văn Lang - Âu Lạc. Vai trò của khảo cổ học trong việc soi sáng những vân đề thuộc giai đoạn ấy, Tạp chí KCH số 1, 1969.
  4. Nguyễn Lương Bích: Lạc Việt, Lạc vương, Lạc hầu, Lạc tướng, Lạc dân là tổ tiên người Việt chúng ta hay là tổ tiên chung của nhiều dân tộc khác, Tạp chí NCLS số 56, 11-1963.
  5. Nguyễn Văn Huyên: Góp phần nghiên cứu văn hoá Việt Nam, tập T1, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996.
  6. Phạm Huy Thông: 30 năm soi sáng thời các vua Hùng dựng nước, Tạp chí KCH số 3, 1984.
  7. Tư Mã Thiên: Sử ký, Nxb. Văn học , Hà Nội, 1988.
  8. Trần Quốc Vượng - Đỗ Văn Ninh: Thời An Dương Vương trong quan hệ với thời Hùng Vương, Tạp chí KCH số 9-10, 1971.
  9. Trần Quốc Vượng: Về danh hiệu Hùng Vương, Tạp chí KCH số 7-8, 12-1970.
  10. Trần Quốc Vượng: Nhân đẩy mạnh nghiên cứu văn minh thời các Vua Hùng: Về những nhân tố tự nhiên, dân sô, kỹ thuật. ý thức trong văn minh nông nghiệp Việt Nam, Tạp chí KCH số 2 - 1983.
  11. Vũ Quỳnh - Kiều Phú: Lĩnh Nam chích quái, Nxb. Văn hoá, Hà Nội, 1960.
  12. Vũ Tuấn Sán: Truyền thuyết về Thánh Gióng, Tạp chí NCLS số 106, 1-1968.

Thông tin doanh nghiệp
  • Phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh gắn với du lịch trên địa bàn tỉnh Sơn La
  • Sơn La có 02 sản phẩm vào Chung khảo Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 20
  • Triển khai Trợ lý ảo trong cơ quan nhà nước để hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức
  • Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới
  • Hội thảo tư vấn tham gia ý kiến vào Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản
  • Hội thảo kết quả nhiệm vụ “Điều tra, đánh giá ô nhiễm đất và phân hạng đất nông nghiệp lần đầu trên địa bàn tỉnh Sơn La”
  • Hội thảo tham gia ý kiến về Dự thảo Luật Địa chất là khoáng sản
  • Hội thảo tư vấn tham gia ý kiến vào Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản
  • Hội Luật gia tỉnh Sơn La tổ chức thành công Đại hội Đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 – 2029
  • Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sơn La: Hướng tới Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV, năm 2024, năm 2024
  • Hội thảo tư vấn “Những vấn đề đặt ra trong sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Sơn La”
  • Mời tham gia Giải thưởng Bảo Sơn năm 2024
  • Bộ GD&ĐT lý giải tạm dừng công nhận Olympic Toán học sinh viên và học sinh
  • Liên hiệp Hội Việt Nam: Hội nghị Giao ban Liên hiệp Hội các tỉnh, thành phố năm 2024
  • Bí quyết giữ gìn sức khỏe
  • Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Sơn La lần thứ 9, năm 2024
  • Giải thưởng Khoa học Công nghệ Quả Cầu Vàng năm 2024
  • Vấn đề nhỏ về đất đai nhưng được nhiều người dân quan tâm
  • Đại hội Đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sơn La lần thứ XII, nhiệm kỳ 2024 - 2029
  • Dấu ấn Chủ tịch Hồ Chí Minh qua các di tích lịch sử tại tỉnh Sơn La
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu tại Lễ trao giải Vinfuture 2023
  • Những Tỉnh Thành Nào Sẽ Bị Sáp Nhập?
  • Sổ Hộ Khẩu, Sổ Tạm Trú Sẽ Hết Giá Trị Sử Dụng Sau Ngày 31/12/2022 | TVPL
1 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 30
    • Hôm nay: 1107
    • Trong tuần: 32 172
    • Tất cả: 14494959
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này