No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Nghệ thuật sử dụng lực lượng của quân đội ta trong Chiến dịch Tây Bắc
Lượt xem: 103

NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG LỰC LƯỢNG CỦA QUÂN ĐỘI TA TRONG CHIẾN DỊCH TÂY BẮC

Nguyễn Vũ Điền

Cách đây tròn 70 năm, ngày 10-12-1952, Chiến dịch Tây Bắc kết thúc thắng lợi. Tỉnh Sơn La (trừ Nà Sản) và toàn bộ các tỉnh Tây Bắc được giải phóng, tạo ra thế và lực mới để quân và dân ta tiến lên, giành thắng lợi hoàn toàn trong Chiến dịch Lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954).

Thắng lợi của Chiến dịch Tây Bắc khẳng định tầm nhìn chiến lược của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chỉ đạo chiến tranh chống xâm lược, đồng thời khẳng định sự trưởng thành vượt bậc của quân đội ta, cả về lực lượng, hình thái tác chiến cũng như về nghệ thuật sử dụng lực lượng trong tác chiến.


Bộ đội ta hành quân trong chiến dịch Tây Bắc, năm 1952 (Ảnh tư liệu BTLSQG).

Những năm đầu của cuộc kháng chiến, với lực lượng và vũ khí trang bị hết sức thô sơ và hạn chế, quân đội ta phải đối đầu với một kẻ địch mạnh, được trang bị rất hiện đại. Xuất phát từ tình hình trên, chiến lược mà Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đề ra trong tổ chức và tác chiến của quân đội ta trong giai đoạn này là “đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung”. Đó chính là sự chỉ đạo việc phân tán tập trung lực lượng trong từng trận đánh, từng chiến dịch cụ thể. Đó cũng chính là sự kết hợp giữa chiến tranh du kích và chiến tranh chính quy. Việc duy trì và triển khai “đại đội độc lập” rộng khắp ở các địa phương, nhằm thúc đẩy phong trào chiến tranh du kích, kéo căng lực lượng quân Pháp, buộc chúng phải dàn lực lượng ra chống đỡ trên nhiều chiến trường, không thể dồn lực trên một hướng, một mặt trận. Còn “tiểu đoàn tập trung” là sử dụng lực lượng chủ lực cho các trận đánh lớn nhằm tiêu hao, tiêu diệt địch trong những trận then chốt mang tính quyết định. Cách tổ chức và tác chiến này, khiến cho mọi nỗ lực tìm kiếm quân chủ lực Việt Minh của địch bị thất bại và kẻ địch phải luôn trong tình trạng bị động.

Song song với chiến lược trên, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng hết sức chú trọng đến việc xây dựng lực lượng chủ lực. Trong thư gửi Hội nghị toàn quốc lần thứ ba của Đảng (2-1950), Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Một trong những công việc trước mắt của quân đội ta lúc này là “Tích cực xây dựng bộ đội chủ lực”. Đảng ta xác định: “Bộ đội chủ lực sẽ xây dựng thành từng trung đoàn mạnh, rồi tiến tới đại đoàn”. Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng để đưa cuộc kháng chiến đến giai đoạn tổng phản công, kết thúc chiến tranh.

Quán triệt sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và theo đề nghị của Bộ Tổng tham mưu, ngày 15-4-1949, Bộ Quốc phòng ra nghị định thành lập Đại đoàn bộ binh 308. Ngày 28-8-1949, Đại đoàn bộ binh 308 ra đời tại thị trấn Đồn Đu, huyện Đồng Hỷ (nay là huyện Phú Lương), tỉnh Thái Nguyên. Đồng chí Vương Thừa Vũ được bổ nhiệm làm Đại đoàn trưởng kiêm Chính ủy. Đây là đại đoàn chủ lực cơ động đầu tiên của quân đội ta trực thuộc Bộ Tổng tư lệnh, mang danh hiệu “Đại đoàn Quân Tiên phong”.

Tiếp đó, ngày 10-3-1950, Đại đoàn bộ binh 304 được thành lập tại huyện Thọ Xuân (nay là huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa). Đồng chí Hoàng Minh Thảo được bổ nhiệm làm Đại đoàn trưởng và Trần Văn Quang làm Chính ủy. Ngày 27-12-1950 thành lập Đại đoàn bộ binh 312. Ngày 16-1-1951, tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, Đại đoàn bộ binh 320 ra đời.

Bên cạnh các đại đoàn bộ binh, để đáp ứng yêu cầu nâng cao sức chiến đấu của quân đội, ngày 27-3-1951, Bộ Tổng tư lệnh quyết định thành lập Đại đoàn công - pháo 351. Đây là đại đoàn binh chủng (gồm công binh, pháo binh) đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Việc thành lập Đại đoàn công pháo 351 đánh dấu bước trưởng thành mới của quân đội ta trong quá trình xây dựng và phát triển các binh chủng, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu hiệp đồng binh chủng trong các chiến dịch.

Tiếp đó, ngày 1-5-1951, Đại đoàn bộ binh 316 được thành lập tại làng Cốc Lùng, huyện Thoát Lãng (nay là huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn). Đồng chí Lê Quảng Ba được cử làm Đại đoàn trưởng và Chu Huy Mân làm Chính ủy.


Bộ đội ta truy kích quân Pháp trên đường 41 trong chiến dịch Tây Bắc, năm 1952.


Việc tổ chức, thành lập các đại đoàn chủ lực trong một thời gian ngắn, giữa lúc cuộc kháng chiến bước vào giai đoạn tổng phản công là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Với vai trò là những quả đấm chủ lực, các đại đoàn đã đẩy mạnh tác chiến tập trung, hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, tiêu diệt những đơn vị cơ động chiến lược của địch; giúp đỡ, phối hợp tác chiến cùng bộ đội địa phương và dân quân tự vệ, góp phần quyết định đến thắng lợi của cuộc kháng chiến.

Chiến dịch Biên giới là chiến dịch đầu tiên lực lượng chủ lực ta tham chiến với quy mô cấp Đại Đoàn. Tuy nhiên, trong Chiến dịch Biên giới, ta mới sử dụng một đại đoàn là Đại đoàn 308. Tới Chiến dịch Tây bắc 1952, lực lượng tác chiến của ta đã lớn mạnh hơn rất nhiều. Ba đại đoàn chủ lực, gồm Đại đoàn 308, Đại đoàn 312 và Đại đoàn 316 (thiếu) cùng các đơn vị binh chủng phối thuộc, với lực lượng lên đến trên 36.000 người, tham gia tác chiến trên một địa bàn rộng, đã tạo ra thế là lực mới cho quân đội, đẩy địch vào trạng thái luôn bị động đối phó, lúng túng và trở nên vô cùng bị động. Sau Chiến dịch Tây Bắc, trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954), ta sử dụng ba đại đoàn bộ binh (308, 312 và 316), Trung đoàn bộ binh 57 (Đại đoàn 304), Đại đoàn công binh - pháo binh 351. Các đơn vị chủ lực đã thực hiện đòn quyết chiến chiến lược, tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương của quân đội Pháp, tạo nên chiến công vang dội, buộc chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Genève (21/7/1954), chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương, mở ra trang sử mới trong lịch sử dân tộc.

Có thể khẳng định, quyết định xây dựng các đại đoàn chủ lực, tăng cường lực lượng trong Chiến dịch Tây bắc, từ đó đủ sức tập trung lực lượng, tổ chức tiến công liên tục, đột phá tiêu diệt từng khu vực phòng ngự gồm nhiều cứ điểm có công sự vững chắc; Xác định đúng các hướng tiến công và nghi binh chiến dịch một cách hoàn hảo, tạo thế và lực cho chiến dịch phát triển thuận lợi là một trong những nguyên nhân thắng lợi của chiến dịch lịch sử này.

Thông tin doanh nghiệp
  • Xây dựng mô hình “Bản du lịch xanh” trong Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La
  • Sơn La trong Chiến dịch Thượng Lào 1953
  • Hội thảo khoa học Mối quan hệ giữa trồng cây ăn quả với nghề nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh Sơn La
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tôi tin rằng trong tương lai chắc sẽ có đại diện của thanh niên Việt Nam bay vào vũ trụ” ​
  • Liên hiệp Hội Sơn La: Gặp mặt kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5
  • Thư chúc mừng của Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam nhân Ngày KH&CN Việt Nam
  • Chi bộ Cơ quan Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La tổ chức Lễ Trao Huy hiệu Đảng
  • Đại hội Công đoàn cơ sở Cơ quan Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La, nhiệm kỳ 2023-2028
  • Các loại hệ thống quản lý tri thức
  • Truyền cảm hứng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên
  • Nghệ thuật nghi binh trong Chiến dịch Tây Nguyên ​
  • Quan hệ Việt Nam – Cuba: Hình mẫu của quan hệ quốc tế
  • Cuộc tản cư của đồng bào Sơn La trong kháng chiến chống Pháp (1947 – 1953)
  • Đẩy mạnh tuyên truyền tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Sơn La - năm 2023
  • Chỉ số CCHC và Chỉ số Hài lòng Sipas 2022 của tỉnh Sơn La
  • Kinh nghiệm sử dụng lãnh đạo chuyển đổi trong doanh nghiệp
  • Nhà ngục Sơn La- Di tích lịch sử đặc biệt
  • PAPI năm 2022 của Tỉnh Sơn La
  • Hội thảo khoa học “Chiến thắng thượng Lào 1953 - Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm” ​
  • PCI năm 2022 của tỉnh Sơn La
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Sổ Hộ Khẩu, Sổ Tạm Trú Sẽ Hết Giá Trị Sử Dụng Sau Ngày 31/12/2022 | TVPL
1 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 13
    • Hôm nay: 357
    • Trong tuần: 9 842
    • Tất cả: 13408334
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này