16/08/2012
Ứng dụng công nghệ lọc nước bằng bình áp lực trên địa bàn tỉnh Sơn La
Lượt xem: 3687
Nước sinh hoạt là một nhu cầu thiêt yếu trong đời sống hàng ngày của con người và đang trở thành đòi hỏi bức bách trong việc bảo vệ sức khoẻ và cải thiện đời sống của nhân dân. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Sơn La có khoảng trên 1000 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung đặt xa các khu dân cư thuộc các xã vùng cao, vùng xa mà nguồn nước sinh hoạt chủ yếu là tự khai thác.
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ LỌC NƯỚC BẰNG BÌNH ÁP LỰC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
Nước sinh hoạt là một nhu cầu thiêt yếu trong đời sống hàng ngày của con người và đang trở thành đòi hỏi bức bách trong việc bảo vệ sức khoẻ và cải thiện đời sống của nhân dân. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Sơn La có khoảng trên 1000 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung đặt xa các khu dân cư thuộc các xã vùng cao, vùng xa mà nguồn nước sinh hoạt chủ yếu là tự khai thác.
Trung tâm nước sạch – Vệ sinh môi trường nông thôn Sơn La là đơn vị được tỉnh giao nhiệu vụ làm chủ đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn thuộc nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc nước sạch-VSMTNT. Đứng trước yêu cầu cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, phục vụ nhân dân nói chung phục vụ người dân nông thôn tỉnh ta nói riêng, đòi hỏi việc cấp nước sinh hoạt nông thôn phải đảm bảo về số lượng và chất lượng như mục tiêu Chiến lược quốc gia nước sạch-vê sinh môi trường đến năm 2020 đã đề ra,Trung tâm đã nghiên cứu đưa vào ứng dụng nhiều biện pháp và công nghệ lọc nước để phục vụ nhân dân Tuy nhiên một số công nghệ đưa vào áp dụng chưa phù hợp trình độ quản lý của địa phương cũng như một số thiết kế không phù hợp với điều kiện của nguồn nước do hàm lượng bùn cát và huyền phù rất cao. Phần lớn việc sử lý chất lượng nước của các công trình này chủ yếu là bằng phương pháp lọc truyền thống, thông qua biện pháp công trình, do vậy chất lượng nước chưa thực sự đảm bảo theo quy chuẩn nước sinh hoạt của quốc gia (QCVN 02:2009/BYT do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo Thông tư số: 05/2009/TT - BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009)
Bên cạnh chất lượng nước chưa đảm bảo theo quy chuẩn quốc gia, phương pháp lọc bằng truyền thống còn bộc lộ một số tồn tại liên quan đến công tác vận hành, sửa chữa và quản lý, dẫn đến một số công trình có biểu hiện xuống cấp nhanh nên hiệu quả đầu tư từ nhưng công trình này chưa cao.

Ảnh: Một công trình lọc nước bằng bình áp lực tại bản Bó Phứa,
phường Chiềng An- Thành phố Sơn La
Từ năm 2006 Trung tâm đã tham mưu cho ngành và cho tỉnh ứng dụng công nghệ lọc nước bằng bình áp lực cho 20 công trình trên các huyện Phù yên, Bắc yên, Yên Châu, Thuận Châu, Mộc Châu và thành phố Sơn La. Trong giai đoạn thử nghiệm, việc vận hành và sử dụng công nghệ này bước đầu cho thấy: chất lượng nước đầu ra cho kết quả tốt hơn rất nhiều so với phương pháp lọc truyền thống; công tác vận hành và quản lý sau đầu tư được các Ban quản lý đánh giá: thuận tiện và hiệu quả. Để các công nghệ này thực sự phát huy được hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương thiết nghĩ Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường tiếp tục nghiên cứu để tham mưu cho ngành triển khai áp dụng đến các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trong tỉnh. Đối với các công trình đã triển khai ứng dụng công nghệ lọc bằng bình áp lực nên có đợt tổng kết, đánh giá giai đoạn đầu áp dụng để rút ra được những ưu điểm và những tồn tại ứng dụng công nghệ này cho những giai đoạn tiếp theo của chương trình.
Ngoài công nghệ lọc nước bằng bình áp lực, hiện nay trên thị trường còn có thêm công nghệ lọc không van tự rửa do Công ty cổ phần Xây dựng và Môi trường Việt nam nghiên cứu phát triển, ứng dụng trên nền tảng công nghệ chuyển giao từ Daragon -USA. Theo đánh giá công nghệ này có nhưng ưu điểm như:
Không cần sử dụng các thiết bị rửa lọc như: bơm nước, máy nén khí…; Không cần sử dụng điện trong quá trình hoạt động; Thiết bị DHK có bố trí khoang chứa nước phục vụ cho việc rửa lọc khi cần thiết không cần phải sử dụng nguồn nước từ các nơi khác cho việc rửa lọc; Quá trình hoạt động của thiết bị lọc DHK hết sức đơn giản có nghĩa là lắp xong công trình là không cần phải suy nghĩ đến quá trình hoạt động của DHK nữa, vì tất cả các hạng mục đều hoàn toàn tự động; Tổn thất và sự dịch chuyển cát lọc là nhỏ nhất; Với ưu thế dễ dàng trong lắp đặt, thiết bị DHK có thể bố trí trong các công trình xây dựng mới hoặc các công trình cải tạo; Không yêu cầu về áp lực đầu vào cũng như trọng lực bơm cấp nước vào điểm lấy nước.
Việc đưa tiến bộ khoa học và công nghệ để áp dụng vào đời sống thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân là một việc rất cần thiết và hữu ích. Đây cũng là Chủ chương của Đảng ta về phát triển khoa học công nghệ trong tình hình mới hiện nay.
Minh Nguyệt