Nghiên cứu sáng chế trong đại dịch covid-19
Ngày 10/02/2022,Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới(WIPO) cho biết số lượng đơn đăng ký cấp bằng sáng chế quốc tế đã tăng kỷ lục trong năm 2021. Chứng tỏ nỗ lực đổi mới sáng tạo không bị cản trở do đại dịch COVID-19.Diễn biến này hoàn toàn trái ngược với giai đoạn thế giới rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009, khi số đơn đăng ký bằng sáng chế giảm mạnh. Năm 2021, toàn thế gới có 277.500 đơn đăng kýbằng sáng chế, tăng gần 1% so với một năm trước đó và đánh dấu năm tăng thứ 12 liên tiếp. Trung Quốc tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu thế giới với 69.540 đơn, tăng 0,9% so với năm 2020. Mỹ vẫn ở vị trí thứ hai với 59.570 đơn, tiếp đến là Nhật Bản với 50.260 đơn, Hàn Quốc với 20.678 đơn và Đức với 17.322 đơn. Số đơn đăng ký bằng sáng chế của châu Á trong năm 2021 chiếm 54,1% toàn cầu, tăng 2,1% năm 2020. Các châu lục khác 45,9%, giảm 2,1%.
Về chủ đơn, năm 2021 cũng đánh dấu năm thứ 5 liên tiếp tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc đứng đầu bảng xếp hạng toàn cầu với 6.952 đơn đăng ký sáng chế quốc tế. Tiếp theo là công ty viễn thông Qualcomm Inc của Mỹ với 3.931 đơn, Công ty điện tử Samsung của Hàn Quốc với 3.041 đơn, Công ty LG Electronics với 2.855 đơn và Công ty Mitsubishi Electric của Nhật Bản với 2.673 đơn.
Công nghệ máy tính chiếm phần lớn số đơn đăng ký sáng chế quốc tế được công bố (9,9%), tiếp đến là công nghệ truyền thông kỹ thuật sốvà công nghệ y tế. Lĩnh vực dược phẩm ghi nhận mức tăng trưởng mạnh nhất về lượng đơn đăng ký (tăng 12,8%), theo sau là công nghệ sinh học (tăng 9,5%).
Đặc biệt năm 2021 là năm nổi bật của sáng chế vacine phòng ngừa covid-19. Đến nay đã có 23 loại vacine phòng ngừa covid đã được nghiên cứu và sản xuất, chấp thuận sử dụng khắp thế giới góp phần quyết định kiểm soát dịch bệnh, cứu sống hàng triệu người. Hiện nay có hàng trăm vacine khác đang được tiếp tục nghiên cứu, sản xuất, trong đó có vacine đường uống (Mỹ, Israiel). Các nước tiên phong trong nghiên cứu và sản xuất vacine là Mỹ, Anh, Nga, Trung Quốc, Hà Lan, Bỉ, Đức, Ấn độ, Cu Ba... Một số nước khác đang thử nghiệm giai đoạn cuối và chờ cấp phép vacine do mình tự nghiên cứu (Nhật, Việt Nam,Indonexia, Israiel...). Nhiều nước nhận chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng bản quyền, hợp tácđể sản xuất vacine. Hiện nay đã có một số vacine được cấp bằng sáng chế (như ở Mỹ, Trung Quốc...),số khác đã có đơn, đang chờ cấp bằng. Có một số loạivacxin “không bằng sãng chế”, không phải chịu phí bản quyền để phục cộng đồng như Oxford/AtraZenca (Anh), Cobervax mới (Mỹ). Đây là cơ hội để các nước chưa tự nghiên cứu được, tiếp nhận chuyển giao công nghệ không phải trả phí bản quyềnđể sản xuất với giá rẻ...
Liên hệ với Việt Nam,tình hình biến động không lớn.Năm 2020,số đơn đăng ký tại Việt Nam là 8.341 đơn, trong đó xuất xứ Việt Nam có 1505 đơn, chiếm 18,10%, xuất xứ nước ngoài 6.836, chiếm 81,90%. Số bằng tổng số 4.597, trong đó bằng của người Việt Nam 340, chiếm 7,39%, bằng của người nước ngoài 4.257, chiếm 92,61%.Năm 2021,mới tổng hợp đượcđơn xuất xứ tại Việt Nam và bằng của người Việt.Theo đó, có 1459 đơn và 335 bằng, giảm 3,10% đơn và 1,5% bằng so với năm 2020.
Năm 2020, số tỉnh, thành phố có đơn hoặc bằng là 36, số tỉnh không có đơn và bằng là 27. Năm 2021, số tỉnh, thành phố có đơn hoặc bằng tăng lên 44, số tỉnh không có giảm xuống 19.
Hà Nộivà Thành Phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước, thường xuyên chiếm trên dưới 60% đơn và trên dưới 80% bằng cả nước. Thành phốHà Nộinăm 2020 có 528 đơn và 225 bằng, chiếm 35,08% đơn và 66,17% bằng cả nước. Năm 2021 có 682 đơn và 187 bằng, chiếm 46,74 đơn và 55,82% cả nước.TP Hồ Chí Minhnăm 2020 có 204 đơn và 67 bằng, chiếm 13,55% đơn và 19,71% bằng cả nước; Năm 2021 có 203 đơn, 49 bằng, chiếm 15,76% đơn và 14,62% bằng cả nước.
Bằng quốc tếcủa người Việt Nam bảo hộ ở các nước hiệp ước IPC rất ít. Đến năm 2011 mới có 5 bằng tại Mỹ, đến 2020 tăng lên 26 bằng (nhiều nhất là Đại học Tôn Đức Thắng 8 bằng,Tổng công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (VHT) 4 bằng, Công ty Vinamit 4 bằng,Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam 4 bằng... Năm 2021 chưa tổng hợp đầy đủ, nhưng khả năng tăng khá. Riêng tập đoàn Viettel đã có thêm 5 bằng và nhiều đơn đã nộp.
Về vacine phòngngừa covid-19, Việt Nam đã phê duyệt và sử dụng rộng rãi 8 loại của Mỹ, Anh, Trung Quốc, Hà Lan, Cu Ba. Việt Nam cũng là một trong số những nước nỗ lực theo đuổi nghiên cứu và sản xuất vacine, hiện đã thử nghiệm lâm sàng cho kết quả tốt 02 loại vacine, đang xử lý khó khăn, vướng mắc giai đoạn cuối để được cấp phép. Đồng thời Việt Nam cũng đã nhận chuyển giao công nghệ của nước ngoài, triển khai hợp tác sản xuất 3 loại vacine.
Phan Đức Ngữ
Nguồn:Báo cáo thường niên về SHTT năm 2020, IPI VIETNAM,số liệu thống kê SHTT năm 2021, Cục sỡ hữu trí tuệ., Bộ KH&CN. Báo chí, Internet.