No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Đột phá trong nông nghiệp: Phương pháp làm đất tối thiểu
Lượt xem: 10140

ĐỘT PHÁ TRONG NÔNG NGHIỆP:


PHƯƠNG PHÁP LÀM ĐẤT TỐI THIỂU


Năm 2008, ông Ngô Tiến Dũng, Cục phó Cục Bảo vệ thực vật, sau chuyến công tác tại Quảng Đông (Trung Quốc) được nghe kể việc nông dân Trung Quốc trồng khoai tây bằng rơm, về nước đã đề xuất thực hiện phương pháp mới mẻ này trên đồng ruộng Việt nam (chủ yếu ở những vùng đất bằng trồng lúa hàng năm, thường là áp dụng vào vụ đông, xuân ở miền bắc với cây khoai tây và cây ngô). Khác với cách làm truyền thống, phương pháp làm đất tối thiểu


Phương pháp làm đất tối thiểu có thể vắn tắt như sau: Đất ngay sau vụ thu hoạch lúa khoảng tháng 9 – 10, mặt ruộng còn ẩm ướt đi lún chân, dọn sạch tàn dư rơm rạ (xếp gọn, chất đống ở góc, bờ ruộng hoặc xếp gọn thành hàng ở mặt ruộng tùy theo thực tế), không cần cày đất vun luống mà chỉ cần gon định hình mép luống sau đó phủ rơm rạ (hoặc vỏ trấu, mùn cưa) lên và tạo rãnh thoát nước (đây là điểm khác biệt so với cách làm đất truyền thống). Giống cây trồng được chuẩn bị từ trước: khoai tây giống là những củ đã mọc mầm; ngô giống được ươm trong bầu đất có từ 2 – 3 lá.


Với trồng khoai tây: làm luống bề mặt rộng 1,0 m, bằng cách tạo rãnh rộng khoảng 30 cm, sâu 25 cm gon lên làm mép luống. Mỗi luống loại này trồng 2 hàng, các hàng cách nhau 50 cm, hàng cách mép luống khoảng 25 cm, các củ giống trong hàng cách nhau 40 cm. Khi trồng đặt trực tiếp củ giống lên mặt đất và dùng đất rãnh đập nhỏ để phủ lên củ khoai tây. Xung quanh ruộng tạo rãnh để thoát nước.


Với trồng cây ngô: Khi thu hoạch lúa, cắt sát gốc rạ, rạ để lại tại ruộng, ruộng khô cần đưa nước tưới cho ruộng ẩm sau đó tiến hành trồng. Dùng dây căng thẳng hàng, cứ 35-40 cm thì dùng gót chân tạo hốc đặt bầu cây vào đó hoặc đặt trực tiếp lên nếu ở dạng bùn sền sệt, nên xoay lá ngô ra cùng một hướng, dùng đất phủ kín lên bầu; Xung quanh ruộng tạo rãnh thoát nước chung.


Sau khi trồng xong thì tiến hành phủ rơm rạ hoặc vỏ trấu, mùn cưa lên khoảng 8 – 10 cm. Chú ý không làm che lấp mầm cây ngô. Với cây khoai tây, khi cây cao khảng 10 - 15 cm, tiến hành phủ bổ sung vào những chỗ bị hở mặt luống để phân bón, củ giống không tiếp xúc ánh sáng; khi cây mọc cao phủ thêm 1 lớp rạ để tránh cho củ bị xanh và mọc thành cây. Các kỹ thuật chăm bón, phòng trừ sâu bệnh cơ bản vẫn như các làm truyền thống, nhưng công lao động và sâu bệnh của cây trồng đã giảm đi nhiều.


Ưu điểm phương pháp làm đất tối thiểu là dễ làm, không phụ thuộc vào thành phần đất canh tác, chỉ yêu cầu chân ruộng tiêu thoát nước tốt, có thể trồng ngay khi đất còn ướt giúp chủ động thời vụ, giảm tối đa công lao động và chi phí đầu vào (làm đất, chăm sóc, thu hoạch, thuốc trừ sâu), nhưng năng suất vẫn đảm bảo, hiệu quả kinh tế cao hơn so với phương pháp truyền thống. Đồng thời, tận dụng rơm rạ để che phủ trả lại nguồn phân hữu cơ cho đất (thông thường rơm rạ thường được đốt gây ô nhiễm môi trường và tăng khí thải carbon vào không khí), là tiền đề để cây trồng vụ sau cho năng suất cao.


Sau một thời gian thử nghiệm mô hình ở một số tỉnh miền bắc (Thái Bình, Hà Nội, Hải Dương…) đã cho kết quả rất khả quan: chi phí đầu vào (lao động, phân bón, thuốc trừ sâu) giảm đáng kể, đặc biệt là công lao động làm đất giảm tới 70 – 80% theo phương pháp truyền thống; năng xuất tăng lên khoảng 8 – 10%; góp phần làm giảm lượng phát thải khí nhà kính – một trong những nguyên nhân chính gây nên biến đổi khí hậu. Ngoài ra, rơm rạ còn là môi trường phát triển thuận lợi cho thiên địch – các sinh vật diệt trừ sâu bệnh. Nhờ đó, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu. Nguồn tàn dư cây trồng dùng để phủ trên mặt luống đất khi hoai mục đã bổ sung một lượng mùn đáng kể, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, tiết kiệm được một phần phân bón cho vụ trồng tiếp theo.


Với những kết quả như trên, Cục Bảo vệ thực vật đã có công văn Số: 1380/BVTV-TV ngày 24 tháng 08 năm 2011 về việc Sản xuất khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu. Qua đó đề nghị Chi cục Bảo vệ thực vật các tỉnh, thành tham mưu với Sở Nông nghiệp & PTNT mở rộng diện tích trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu. Hiện nay, phương pháp làm đất tối thiểu đã được triển khai trên diện tích ruộng ở hơn 20 tỉnh, thành phố của miền bắc (như: Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hải Phòng, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Yên Bái, Điện Biên, Lào Cai...) và có kết quả rất tốt.


Tại tỉnh Sơn La, trong năm 2014 Trung tâm khuyến nông đã tổ chức 02 lớp tập huấn cho hơn 60 là khuyến nông viên cơ sở, trực tiếp chỉ đạo, phụ trách mô hình của trạm Khuyến nông các huyện, thành phố về phương pháp làm đất tối thiểu nhằm hướng dẫn nông dân áp dụng biện pháp canh tác nông nghiệp bền vững trên đất dốc nói chung, trong đó có sản xuất cây ngô, sắn đảm bảo các yếu tố: Phù hợp với đặc thù điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng; trình độ dân trí, văn hoá của từng nơi áp dụng nhằm tăng dần độ phì nhiêu và cải thiện tính chất đất, giảm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả kinh tế với năng suất ổn định và ngày càng tăng lên; giảm thiểu khí thải nhà kính và bảo vệ môi trường sinh thái tại vùng canh tác. Tuy nhiên, đây là một phương pháp sản xuất còn rất mới với nhân dân, cho nên mức độ phổ biến và áp dụng chưa được nhiều. Cần phải xây dựng một mô hình cụ thể, trực quan để nhân dân tham quan, học hỏi.


Phương pháp làm đất tối thiểu đã và đang được áp dụng nhiều ở các tỉnh đồng bằng miền bắc mang lại hiệu quả về kinh tế, môi trường, dễ thực hiện. Vì vậy bà con nông dân nên quan tâm theo tình hình cụ thể, khả năng của gia đình để áp dụng. Một số nơi cũng đã có những thử nghiệm phương pháp làm đất tối thiểu áp dụng với một số cây trồng khác như lạc, đậu tương, khoai lang, sắn, củ đậu… bước đầu cũng đã có những thành công đáng kể.


“Không nghi ngờ gì nữa, phương pháp làm đất tối thiểu đã trở thành hiện thực trên đồng ruộng.” – Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục bảo vệ thực vật nói. Ông Hồng cam kết: Cục sẽ nhanh chóng phối hợp với các chi cục, đặc biệt Hà Nội và Thái Bình – hai địa phương có diện tích trồng khoai tây theo phương pháp mới nhiều nhất, để làm thủ tục công nhận đây là tiến bộ kỹ thuật./.


Hữu Đức (tổng hợp từ nguồn Internet)




Làm đất trồng khoai tây theo phương pháp truyền thống (bên trái)


và phương pháp làm đất tối thiểu (bên phải)



Thu hoạch khoai từ phương pháp làm đất cũ (bên trái)


tốn nhiều sức lao động hơn so với phương pháp làm đất tối thiểu (bên phải)



Một số kiểu của phương pháp làm đất tối thiểu để trồng ngô



Thông tin doanh nghiệp
  • Tiếp tục phát hiện loài ếch bám đá mới cho khoa học ở tỉnh Sơn La
  • Xây dựng mô hình “Bản du lịch xanh” trong Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La
  • Sơn La trong Chiến dịch Thượng Lào 1953
  • Hội thảo khoa học Mối quan hệ giữa trồng cây ăn quả với nghề nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh Sơn La
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tôi tin rằng trong tương lai chắc sẽ có đại diện của thanh niên Việt Nam bay vào vũ trụ” ​
  • Liên hiệp Hội Sơn La: Gặp mặt kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5
  • Thư chúc mừng của Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam nhân Ngày KH&CN Việt Nam
  • Chi bộ Cơ quan Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La tổ chức Lễ Trao Huy hiệu Đảng
  • Đại hội Công đoàn cơ sở Cơ quan Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La, nhiệm kỳ 2023-2028
  • Các loại hệ thống quản lý tri thức
  • Truyền cảm hứng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên
  • Nghệ thuật nghi binh trong Chiến dịch Tây Nguyên ​
  • Quan hệ Việt Nam – Cuba: Hình mẫu của quan hệ quốc tế
  • Cuộc tản cư của đồng bào Sơn La trong kháng chiến chống Pháp (1947 – 1953)
  • Đẩy mạnh tuyên truyền tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Sơn La - năm 2023
  • Chỉ số CCHC và Chỉ số Hài lòng Sipas 2022 của tỉnh Sơn La
  • Kinh nghiệm sử dụng lãnh đạo chuyển đổi trong doanh nghiệp
  • Nhà ngục Sơn La- Di tích lịch sử đặc biệt
  • PAPI năm 2022 của Tỉnh Sơn La
  • Hội thảo khoa học “Chiến thắng thượng Lào 1953 - Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm” ​
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Sổ Hộ Khẩu, Sổ Tạm Trú Sẽ Hết Giá Trị Sử Dụng Sau Ngày 31/12/2022 | TVPL
1 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 15
    • Hôm nay: 811
    • Trong tuần: 10 508
    • Tất cả: 13412735
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này